KHAI THỊ VỀ DÒNG PHÁP LONGCHEN NYINGTHIKi
Bài Giảng Hungkar Dorje Rinpoche
Sáng 16.10.18, Chùa Sủi, Việt Nam
Bài giảng song ngữ - chép Anh dịch Việt
“Các Ngài đã lấy tinh túy của tất cả các pháp môn đưa vào một pháp tu nhỏ, thuận tiện
cho chúng ta tu ... Đây được gọi là PHƯƠNG TIỆN trong Kim Cương Thừa.”
Có khá nhiều truyền thống khác nhau trong Phật Giáo Tây Tạng và mỗi truyền thống đều có pháp tu ngondro riêng của mình. Và pháp tu ngondro rất quan trọng đối với tất cả các truyền thống của Phật Giáo. Có thể không gọi tên là “ngondro”, hoặc không có một nghi thức hành trì riêng biệt với tên “ngondro”, nhưng pháp tu “ngondro” thì vẫn có ở đó. Là hành giả Phật Giáo người ta vẫn tu với nội dung như tu ngondro. Ngondro, hay pháp tu tiên yếu, là nền tảng cho hạnh xả ly, cho chứng ngộ, thể nhập. Chính vì vậy Thầy nói rằng tuy không có tên gọi là ngondro hay một nghi quỹ ngondro để hành trì trong truyền thống của các bạn nhưng xét về thật nghĩa thì vẫn giống nhau: các bạn tu giống như những hành giả thuộc giai đoạn ngondro tu. Lấy ví dụ, Bốn Niệm Chuyển Tâm Hướng về Chánh Pháp, xét về thật nghĩa thì đó căn bản chính là Tứ Diệu Đế. Và Tứ Diệu Đế cũng rất quan trọng đối với Phật Giáo Việt Nam.
Sự khác biệt giữa hai truyền thống Kinh Thừa và Mật Thừa là PHƯƠNG TIỆN. Trong Kim Cương Thừa có nhiều sự lựa chọn, có nhiều phương tiện hơn. Các phương tiện này đơn giản hơn, thuận tiện hơn. Còn trong truyền thống Kinh Thừa, trừ phi người tu thật sự thực hành rất nhiều, học tập, nghiên cứu rất nhiều, còn thì việc lĩnh hội và sắp xếp tất cả mọi thứ [trong Giáo lí] lại để đưa vào thực hành là điều không dễ dàng chút nào. Lấy ví dụ, Tứ Diệu Đế. Đây là giáo lí vĩ đại của suốt thời Chuyển Pháp Luân lần thứ nhất. Có nghĩa đây là giáo lí rộng lớn mênh mông. Thế nhưng, trong Kim Cương Thừa các vị đạo sư dạy đệ tử như thế nào. Các Ngài sắp xếp tất cả lại với nhau, cô đúc những gì quan trọng [nhất] trong một hình thức gọn nhỏ, dễ hiểu và dễ thực hành. So với Kinh Thừa thì Kim Cương Thừa có nhiều phương tiện và pháp tu thuận tiện cho hành giả hơn. Đó là sự khác biệt giữa hai truyền thống.
Tất cả 84.000 pháp môn Phật truyền dạy là một kho tàng vĩ đại. Rất bao la, rộng lớn. Khi chúng ta nói 84.000 có nghĩa là vô cùng lớn, vô cùng khó để có thể lấy một phần nào từ đó ra và đưa vào công phu, tu hành. Đối với một con người với căn cơ bình phàm như chúng ta thật khó mà mà làm nổi. Vì vậy, chư đạo sư, với lòng bi mẫn lớn lao đã làm cho tất cả trở nên thuận tiện cho việc tu hành của chúng ta. Tất cả 84.000 pháp môn được đưa thành pháp môn tu rất thuận tiện cho chúng ta. Và như vậy việc hành trì tu tập trở nên dễ dàng [hơn] cho chúng ta. Hãy hình dung, 84.000 pháp môn này lớn cỡ nào? Nếu đóng thành một bộ thì tất cả là khoảng 100 tập. Tuy nhiên, các đạo sư, với lòng bi mẫn, các Ngài đã làm cho việc tu trở nên dễ dàng [hơn] cho chúng ta. Các Ngài đã lấy tinh túy của tất cả các pháp môn đưa vào một pháp tu nhỏ, thuận tiện cho chúng ta tu. Và chúng ta sẽ đạt thành tựu giống như là chúng ta đã nghiên cứu tất cả các sách, toàn bộ giáo lý. Đây được gọi là PHƯƠNG TIỆN trong Kim Cương Thừa. Kim Cương Thừa rất phong phú, nhiều màu sắc trong nhiều phương diện khác nhau. Kim Cương Thừa có nhiều phương tiện, nhiều phương pháp độc đáo để tu hành, và để tu hành một cách có hiệu quả, [với pháp tu] có sức mạnh.
“Dzogpa Chenpo là một trong những giáo lí thâm diệu nhất, quan trọng nhất, thanh tịnh và tràn-đầy-gia-lực nhất trên Trái Đất này.”
Longchen Nyingthik là một truyền thống, một nhánh của Phật Giáo Tây Tạng. Đây là một truyền thống rất quan trọng ở Tây Tạng; Pháp Longchen Nyingthik được hành trì ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có nhiều bậc Đạo Sư vĩ đại đã đạt chứng ngộ rất cao nhờ tu pháp Longchen Nyingthik. Thành tựu cao nhất đạt được nhờ tu pháp Longchen Nyingthik là Phổ Quang Thân (Thân Cầu Vồng). Đâu là đỉnh cao của pháp Longchen Nyingthik? Đỉnh cao của giáo lí Longchen Nyingthik chính là Đại Viên Mãn Dzogpa Chenpo; Dzogpa Chenpo là tâm yếu của giáo lí Longchen Nyingthik.
Thầy thường nói với mọi người rằng tất cả các pháp môn [Phật dạy] đều tốt như nhau bởi vì Pháp là thanh tịnh, không nhiễm ô, tỳ vết. Pháp hoàn toàn thoát khỏi bám chấp nên Pháp thanh tịnh và thiện lành. Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn thanh tịnh đối với tất cả các pháp, chúng ta phải có lòng tin, tâm chí thành đối với tất cả các pháp môn. Tuy nhiên, cũng không có gì sai nếu chúng ta nói rằng Longchen Nyngthik, Dzogpa Chenpo là một trong những giáo lí thâm diệu nhất, quan trọng nhất, một trong những giáo lí thanh tịnh và tràn-đầy-gia-lực nhất trên Trái Đất này.
Làm sao chúng ta có thể hành trì một pháp môn nào đó một cách hiệu quả. Câu trả lời là chúng ta phải có lòng tin, tâm chí tín thành và tri kiến thanh tịnh đối với bất cứ việc gì chúng ta đang làm. Nếu người tu làm được điều đó, người đó tu hành với tín tâm thì nhất định sẽ đạt kết quả, sẽ thành tựu mục tiêu. Như vậy, thiếu lòng tin, thiếu tâm chí tín thành thì sẽ không thể thành tựu, không có được sức mạnh và lực gia trì của pháp tu. Việc tu hành phụ thuộc vào năng lực hiểu Pháp, vào tri kiến thanh tịnh và động cơ trong sáng của người tu.
Vì vậy, đối với người tu điều căn bản quan trọng là phải có tâm chí tín thành, có lòng tin vào pháp môn tu hành. Đức Phật luôn dạy đi dạy lại về tầm quan trọng về việc có tri kiến thanh tịnh và tâm chí tín thành. Đây là sự thật. Chúng ta có thể học từ [những tấm gương] của các bậc đạo sư vĩ đại, các đại hành giả. Nhờ tâm chí thành chí tín và tri kiến thanh tịnh mà các ngài đã đạt được những thành tựu rất cao. Và chúng ta cũng học từ những bài học của những người do không có tri kiến thanh tịnh và tâm tín thành mà họ đã không nhận được gia trì từ pháp họ tu. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của tri kiến thanh tịnh và tâm tín thành. Và chúng ta, người tu Kim Cương Thừa cần phải nỗ lực để có tri kiến thanh tịnh và thấy được tầm quan trọng của tri kiến thanh tịnh và tâm tín thành.
Lịch sử của Dzogchen rất rộng lớn và phải mất nhiều ngày để kể. Nhưng cũng có thể tóm lược [lịch sử này] một cách đơn giản. Trong cõi Phật có ba vị Phật quan trọng đối với dòng Pháp Dzogchen. Vị Phật thứ nhất là Samantabadra, vị Phật thứ hai là Vajrasattva, vị Phật thứ ba là Vajrapani. Ở cõi người có ba Đạo Sư Dzogchen quan trọng. Đạo Sư thứ nhất là Garab Dorje, Đạo Sư thứ hai là Guru Rinpoche, Đạo Sư thứ ba là Longchen Rabjam.
Như được kể, Đức Đại Phổ Hiền Như Lai truyền giáo lí Dzogchen cho tất cả chư Phật trong cõi Phật. Đức Vajrasattva truyền Dzogchen cho Vajrapani, và Vajrapani dạy Dzogchen ở cõi Thiên. Tổ Garab Dorje nhận mọi mật điển, kinh văn, giáo huấn trực tiếp từ Vajrasattva và Vajrapani. Và Ngài trở thành Trì Minh Vương đầu tiên của dòng Pháp Dzogchen trong nhân loại. Và Tổ Garab Dorje (Kim Cang Cực Hỉ) đã đạt Giác ngộ Viên mãn nhờ tu Pháp Đại Viên Mãn Dzogpa Chenpo không dụng công.
“Tổ Garab Dorje chính là hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni và Vajrasattva. Và Ngài đã chuyển bánh xe Pháp Dzogchen Đại Viên Mãn.”
Dzogpa Chenpo Đại Viên Mãn có mối liên hệ thế nào với Phật Thích Ca Mâu Ni? Đức Phật thường dạy giáo lí Kim Cương Thừa trong nhiều thân tướng khác nhau. Không phải trong thân tướng một tì kheo mà trong thân tướng một Bổn tôn, ví dụ như Kalachakra (Thời Luân Kim Cang). Khi truyền dạy Kalachakra Ngài không đắp tăng y mà thị hiện hình tướng Vajrapani (Kim Cương Thủ). Khi nói về dòng Pháp Dzogchen, có nhiều kinh văn, nhiều giáo lí nói rằng Đức Phật đã thị hiện hình tướng Garab Dorje. Tổ Garab Dorje chính là hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni và Vajrasattva. Và Ngài đã chuyển bánh xe Pháp Dzogchen Đại Viên Mãn.
“Phật là không hình sắc, không âm thanh,
Phật là không-gì-cả, nhưng Phật là không-thể-nghĩ-bàn.”
Khi chúng ta nói ta tin vào Phật, thì nếu ta có lòng tin chân thực, ta phải tin rằng Phật có vô vàn phương tiện không thể nghĩ bàn. Nếu không thì điều ta nói rằng ta có lòng tin là không thật. Công hạnh của Phật, tâm của Phật, chân tánh của Phật là không thể nghĩ bàn, Đại lực của Phật vượt quá năng lực tưởng tượng của kẻ phàm phu. Vì vậy, chúng ta tin Phật và chúng ta phải hiểu rằng có những thứ chúng ta có thể hiểu với trí óc phàm phu của mình, nhưng Phật có nhiều bí mật và oai lực, sức mạnh vượt khỏi tầm nghĩ hiểu của chúng ta.
Đức Phật nói rằng nếu ai đó muốn hiểu Phật trọn vẹn, muốn biết về Phật trọn vẹn, thì người đó phải hiểu rằng Phật là không hình sắc, không âm thanh, Phật là không-gì-cả, nhưng Phật là không-thể-nghĩ-bàn. Phật là không-gì-cả. Đừng nghĩ rằng Phật là một cái gì đó, mà Phật là không-thể-nghĩ-bàn. Phật không phải là không-gì-cả, mà Phật cũng không phải là một-cái-gì đó, vì Phật là siêu vượt mọi khái niệm. Như vậy, vì Phật là siêu-vượt-khái-niệm, Phật là không-thể-nghĩ-bàn nên Phật có vô lượng phương cách để dạy Pháp. Phật có những phương tiện, những giáo huấn thù thắng phù hợp với những căn cơ [khác nhau] của chúng sinh.
Vậy nên, thật không thông minh nếu ta nói rằng Phật chỉ dạy giáo lí Tiểu Thừa, hay Phật không dạy Kim Cương Thừa. Bởi vì trên thực tế chúng ta không thể biết được. Đôi khi chúng ta mắc sai lầm với cái tâm phàm phu của mình. Đôi khi chúng ta nói Phật đã làm như vậy, chỉ làm như vậy thôi, chỉ vậy thôi chứ không hơn v. v. Cứ như thể là chúng ta đang quyết định thay cho Phật (cười). Như vậy không trí tuệ cho lắm vì Phật siêu vượt tâm [kẹt vào] khái niệm nhị nguyên [của chúng ta]. Phật có rất nhiều phương tiện để giải thoát chúng sinh, để lợi lạc chúng sinh. Vì vậy, bất cứ điều gì lợi lạc chúng sinh Phật nhất định đều làm. Vì vậy, Phật dạy giáo lí đủ mọi cấp độ căn cơ, những cấp độ giáo lí khác nhau cho những người cấp độ [căn cơ] khác nhau.
Đó là cách làm sao chúng ta có thể hiểu Phật và đặt lòng tin nơi Phật. Như Thầy vẫn luôn nhắc, chúng ta có được lợi lạc từ giáo lí của Phật hay không phụ thuộc vào lòng tin của chúng ta. Là người tu, bất cứ việc gì chúng ta cũng phải làm với tâm thành tín. Chỉ có như vậy chúng ta mới có được lợi lạc, nếu không thì sẽ không được chút lợi lạc nào cả. Vì vậy, chúng ta rất cần làm với tâm hiểu biết. Vậy nên khi ta nói ta tin Phật thì lòng tin đó phải có [nền tảng là] sự hiểu biết, chứ không phải ta không hiểu biết rõ ràng mà vẫn cứ tin [vô căn cứ]; đó không phải là cách tin đúng đắn.
“Để có được trải nghiệm thật sự từ những gì mình hiểu, người tu phải
công phu tu hành, thiền định (TU) về những điều đó thật nhiều lần, lặp đi, lặp lại.”
Vì vậy, Phật luôn dạy: trước hết hãy lắng nghe giáo lý của ta (VĂN). Nghe và nghe đi nghe lại thật nhiều lần, lặp đi, lặp lại. Và chỉ khi đó mình mới có thể nghe ý nghĩa của nó. Thứ đến, cần phải tư duy, quán chiếu đi tư duy, quán chiếu lại, lặp đi lặp lại thật nhiều lần, sao cho cuối cùng mình có thể thật sự hiểu Phật muốn dạy điều gì (TƯ). Cuối cùng, cần phải công phu tu hành, phải thiền định về những gì con đã hiểu được (TU). Để có được trải nghiệm thật sự từ những gì mình hiểu, người tu phải công phu tu hành, thiền định (TU) về những điều đó thật nhiều lần, lặp đi, lặp lại, thật tinh cần, miên mật. Tóm lại, để hiểu và thật sự hiểu những gì Phật dạy thì phải VĂN, TƯ, TU – đó là những việc quan trọng người tu phải làm.
Ai cũng biết tầm quan trọng của việc học giáo lí. Việc học hành luôn luôn tốt, đặc biệt là việc học Pháp. Bởi vì Pháp của Phật cho ta trí tuệ, dạy ta làm người tốt, làm người tử tế, làm người trung thực, làm người có ích. Khi nói về việc học Pháp thì chúng ta phải đọc sách, phải có cái hiểu đúng đắn. Nếu không, chúng ta có thể đi mắc lỗi lầm, chúng ta có thể chọn sai đường. Để tự bảo vệ mình thoát khỏi hiểm họa của việc tu sai, đi sai đường, người tu phải nỗ lực học hỏi càng nhiều càng tốt. Ngày nay có quá nhiều sách vở, có quá nhiều tác giả. Họ viết quá nhiều và với quá nhiều cách nhìn khác biệt. Và có nhiều cuốn sách theo Thầy nghĩ không thật sự có giá trị, không thật sự bổ ích, vì trong đó dạy nhiều điều sai lạc, nhiều điều không thực sự tốt lành. Vì vậy, quan trọng là phải đọc những cuốn sách thực sự tốt. Nhà hiền triết Trung Hoa, Khổng Tử, có nói: “Chớ nên bạ sách nào cũng đọc, mà hãy [chỉ] đọc sách của các bậc hiền thánh.”
Giáo lí Longchen Nyingthik, giáo lí Dzogchen là
giáo huấn trực chỉ nhất, con đường ngắn nhất để trực nhận chân tâm.
Chương trình hôm nay là thảo luận tiểu bản NGONDRO Longchen Nyingthik: Khai Quang Minh Tạng (mở cánh cửa tới nội minh chiếu bổn lai thường trụ). Tinh yếu của tất cả các Pháp, bất cứ pháp môn nào, đều là để khai ngộ chân tâm. Nhưng các giáo lý khác nhau có những phương tiện khác nhau để khai ngộ. Một số giáo lí khai ngộ bản tâm một cách trực chỉ, rất ngắn gọn, một số giáo lí khác làm việc này một cách gián tiếp. Có nhiều phương cách để thực hiện việc khai ngộ chân tâm này. Phương cách trực chỉ nhất, ngắn nhất để mở cánh cửa tới chân tâm được gọi là giáo huấn, giáo lí tâm yếu thậm thâm (profound). Bởi vì không phải tất cả các giáo lí đểu mô tả [bản] tâm một cách rõ ràng, sáng tỏ, một cách trực tiếp, gần cận. Một số giáo lí làm việc này một cách gián tiếp, tiếp cận vòng quanh, vòng quanh, chầm chậm và cuối cùng mới khai ngộ bản tâm. Một số giáo huấn khai ngộ bản tâm rất trực chỉ, rất chắc chắn, rất ngắn gọn. Như vậy là tồn tại hai phương cách để dạy và để khai ngộ bản tâm. Giáo lí Longchen Nyingthik, giáo lí Dzogchen là giáo huấn trực chỉ nhất, con đường ngắn nhất để trực nhận chân tâm.
“Tâm có hai phương diện: phương diện thứ nhất là Tánh Không.”
Mục đích của Pháp Dzogchen, Longchen Nyingthik là để khai ngộ Chân Tánh của tâm, bản chất tối hậu, tuyệt đối của tâm. Tâm có hai phương diện: phương diện thứ nhất là Tánh Không. Bản tánh của tâm là rỗng rang. Nếu ta cố gắng nhìn thấu tâm, để xem tâm là cái gì, thì ta sẽ thấy chỉ có sự rỗng rang, ta thấy không có gì cả. Đây là phương diện thứ nhất của tâm. Phương diện này của tâm được gọi là Tánh Không.
“Bản chất của tâm là sự hợp nhất của KHÔNG và CHIẾU.”
Phương diện thứ hai của tâm không phải là Tánh Không, mà tâm có nhiều phẩm tánh. Ví dụ như Trí Tuệ. Tâm, mặc dầu nó tự [bản chất] là rỗng rang, nhưng nó lại rõ biết tất cả. Nó có năng lực nghe, nhìn, nếm, nghĩ v. v. Các phẩm tánh đó gọi là các phẩm tánh nội tại thường hằng tự hữu. Như vậy là có hai phương diện, hai phần. Để đạt giải thoát siêu việt mọi đối đãi nhị nguyên việc thực tại, hiểu chân tánh của tâm là rất quan trọng.
Khi chúng ta cố gắng nhìn thật sâu vào tâm thì sẽ không thấy gì cả, mà nó rỗng rang như hư không. Nhưng ở trình độ phàm phu chúng ta thì chúng ta không nghĩ vậy. Chúng ta nghĩ rằng nó là một cái gì đó có thật, một cái gì đó có thể làm nên hạnh phúc hay khổ đau. Chúng ta nghi rằng tâm là cái gì đó có thật, nhưng bản tâm thực sự không như chúng ta nghĩ, chúng ta thấy. Nó rất khác cái mà chúng ta nghĩ. Chúng ta cần phải thấy thực tại (reality), thấy chân tánh của tâm. Tâm là TÁNH KHÔNG và TÁNH MINH CHIẾU, hai phần, hai phẩm tánh. Tánh Không là tánh thanh tịnh bổn nguyên. Nó thường hằng thanh tịnh. Tự tánh của tâm không bao giờ bị ô nhiễm bởi phiền não. Nhờ tánh thanh tịnh đó mà tâm có năng lực rõ biết vạn pháp. Tánh Minh Chiếu luôn hiện diện ở đó, không bao giờ lìa xa tâm. Tâm luôn sáng rõ (minh chiếu) và rỗng rang từ trong tự tánh của nó. Nhưng nó không [đơn giản là rỗng không] như hư không, hay như cái phòng, mà nó SÁNG TỎ. Nhờ tánh Minh Chiếu mà nó thanh tịnh. Nhờ Tánh Minh Chiếu và Không hợp nhất – Bản chất của tâm là sự hợp nhất của KHÔNG và CHIẾU – mà không gì có thể làm nó ô nhiễm. Giống như bầu trời trống không và không gì làm cho nó ô nhiễm được.
“Chúng ta đi với phiền não, vọng tưởng.
Chúng ta cần phải đưa mình trở về nơi chốn ban sơ ấy - BÀ MẸ TỰ TÁNH.”
Khi ta thấy mây, gió, bụi che phủ bầu trời, ta phải biết rằng tất cả chỉ là cái thêm vào bên ngoài, chứ không phải cái thực sự có thể làm bầu trời dơ bẩn. Chúng ta cũng phải biết rằng các phiền não là thứ thêm vào bên ngoài, chứ không phải cái có thể làm ô nhiễm bản tâm. Như vậy, phiền não sinh khởi từ tánh không của tâm nhưng chúng không thể ảnh hưởng tới chân tâm, bản tánh.
Mặc dầu tâm vốn thanh tịnh, vì chúng ta có bản tâm vốn luôn luôn tự nó thanh tịnh trong mỗi chúng ta, thì tại sao chúng ta lại bất tịnh? Tâm ta giống như cõi tịnh độ. Thế nhưng chúng ta lại không ở trong cõi tịnh độ ấy. Chúng ta bỏ lại cõi tịnh độ sau lưng, ở một nơi nào đó, và tới một nơi chốn khác. Chúng ta không trụ lại đó (cõi tịnh độ) được. Chúng ta đi với phiền não, vọng tưởng. Chúng ta cần phải đưa mình trở về nơi chốn ban sơ ấy - BÀ MẸ TỰ TÁNH.
“Một khi ta đã nhận ra tự tánh và
trụ trong tánh thanh tịnh đó, thì ta đã ở trong tự tánh đó, ta đã đạt giải thoát.”
Các Giáo Huấn của Dzogchen cho ta phương tiện để đạt tới được bản tâm, đạt tới tánh thanh tịnh [của tâm], một các rất trực tiếp. Và giải thoát không phải là một cái gì đó xa vời với ta, mà thực ra nó ở ngay trong chính ta. Một cách chân thật, Pháp Dzogchen ban cho chúng ta giáo huấn đạt giải thoát một cách trực tiếp, ngắn gọn, cho ta một phương tiện hiệu quả nhất. Không có một điều kiện nào khác, không có gì khác, chỉ là một giáo huấn rất trực chỉ. Đó là lí do tại sao giáo lí này (Dzogchen) là rất tâm yếu, thậm thâm, rất trực chỉ và rất quan trọng. Vì giải thoát không phải là một cái gì đó, một nơi chốn nào đó cách xa ta, mà nó là một phần của tâm [ta]. Giáo lí này dạy ta cách làm sao để cắt xuyên qua phiền não, vọng tưởng, để nhận ra được TỰ TÁNH và trụ trong tánh thanh tịnh đó. Một khi ta đã nhận ra tự tánh và trụ trong tánh thanh tịnh đó, thì ta đã ở trong tự tánh đó, ta đã đạt giải thoát. An trụ tự nhiên [trong tánh] là việc thật gần gũi, thật đơn sơ. Đó là cách thức làm sao để nhận ra, làm sao để trụ trong tánh, để thư thái, nghỉ ngơi, an trụ trong tự tánh, không phiền não, không vọng tưởng nhị nguyên.
Bản tâm vốn thanh tịnh và đó là giải thoát. Vì vậy bạn không cần phải đi đâu xa mà chỉ ở lại, an trụ trong bản tâm, tự tánh. Đừng an trụ với nhiều vọng niệm, mà hãy an trụ không khởi vọng tâm. Đừng cố ép tâm mình phải “tới đó”, mà chỉ đơn thuần là thư thái, an trụ, nghỉ ngơi. Đó là cách mà Dzogchen dạy [cho ta] một phương tiện rất đơn giản. Tất nhiên, việc tới được “nơi đó” và an trụ trong tự tánh của mình không phải là điều dễ dàng. Đó là cách để [ta] thực hiện được điều đó. Thế nhưng, chúng ta cần rất nhiều tích tụ, còn nếu không thì [việc đó] sẽ chẳng dễ dàng chút nào. Vì vậy, nhân duyên để chúng ta trụ được trong tự tánh được gọi là thực hành tích tập.
Đó là giới thiệu tổng quát về dòng pháp Dzogchen Longchen Nyingthik. Rất quan trọng là ta phải có một khái niệm sơ bộ, một cái hiểu tổng quát về Dzogchen Longchen Nyingthik vì chúng ta muốn tu pháp Longchen Nyingthik. Chúng ta muốn nương tựa, quy y Pháp này, vì vậy nó phải tốt, phải hiệu quả, phải thanh tịnh, còn nếu không thì chúng ta không thể nương tựa vào nó. Vì vậy, chúng ta cần bài giới thiệu tổng quát này, cần một cái hiểu tổng quát. Để hiểu các ý nghĩa cụ thể, thì sẽ cần có giáo huấn cụ thể hơn.
“Thành tựu cao nhất hành giả Dzogchen có thể đạt được là phổ quang thân.”
Như Thầy đã nói, thành tựu cao nhất hành giả Dzogchen có thể đạt được là phổ quang thân. Phổ quang thân là gì? Chúng ta thấy khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn Ngài đã để lại nhục thân. Nhưng các bậc Đại Đạo Sư Dzogchen không để lại nhục thân khi các Ngài nhập Niết Bàn. Khi các Ngài viên tịch nhục thân biến thành ánh sáng cầu vồng. Các Ngài không để lại gì, không gì để hỏa táng, không gì để chôn dưới đất, mà chỉ có ánh sáng cầu vồng. Đó là giáo lí, giáo huấn rất đặc biệt. Giáo lí đó vẫn còn trường tồn tận ngày nay ở Tây Tạng. Nhiều hành giả Dzogchen vĩ đại và khiêm hạ, khi các Ngài ra đi, nhục thân biến thành ánh sáng cầu vồng. Hoặc thân các Ngài thu nhỏ lại, rất nhỏ, có thể không quá 10 pao (khoảng 0.453 kg). Rất nhỏ. Sức mạnh của Pháp Dzogchen vẫn tiếp tục thể hiện qua rất nhiều thành tựu cao. Nếu khảo sát với tâm trung thực và cái hiểu trung thực, thì bạn sẽ thấy rằng những thành tựu đó không có nguồn gốc từ truyền thống nào khác hơn là dòng phái Cổ Mật. Nếu bạn tìm tòi và khảo sát [thì sẽ thấy] đó là sự thật.
Như vậy, truyền thống Dzogchen Dại Viên Mãn là rất hiệu quả, không chỉ trong quá khứ, mà [ngày nay] vẫn còn nguyên giá trị tinh yếu, còn nguyên sức mạnh. Truyền thống đó vẫn tiếp tục.
Hết bài giảng sáng 16.10.2018
Chép lời giảng tiếng Anh và Việt dịch: Lotsawa (Hiếu Thiện), 24.1.12019.
HUNGKAR DORJE RINPOCHE TEACHING
16.10.2018, Sui Pagoda
There are quite a lot of traditions of Tibetan Buddhism and each tradition has its own ngondro practice. And ngondro practice is important for all Buddhist traditions. Maybe it is not said to be ngondro or set up as a ngondro text but the meaning is still there. As Buddhist practitioners, they are practicing the same meaning that is practiced in ngondro practice. Ngondro or preliminary practice is basically the foundation of renunciation or realization. Therefore I said it may not be called ngondro practice or ngondro text in your tradition but the meaning stays the same and you practice what [people] are practicing in ngondro [stage]. For example, the 4 thoughts to turn the mind for Dharma. Those are basically, by meaning, the same as Four Noble Truths. And the Four Noble Truths are very important for Vietnamese Buddhist tradition as well.
The differences between Sutra Yana and Tantra Yana is ME THOD. In Vajra Yana there are more options, more methods. Methods that are more simple and convenient. But in Sutra Yana unless one practices a lot, one study a lot, it is not easy to bring all the things together to practice. For example, the Four Noble Truths. This is a great teaching that takes the whole first Turning of Dharma Wheel. I mean a very large subject. But how do masters teach in Vajrayana? They bring everything together, and put all the important things together in a small way, small portions that are easy to practice, easy to understand. That is called METHOD. Vajrayana teaches have more methods and gives more convenient practices to people than Sutrayana. So this is the difference between the two traditions.
The 84000 different teachings [were] given by kind Buddha and that is a great size. Very large! When we say 84000 different teachings, it is very large and it is difficult [for us] to pick something and to put into practice. As an ordinary [person], like [us], with our mental faculty, it is difficult to do that. So the kind masters, so kind that they made this convenient practices. All these 84.000 teachings are put into a small practice in a very convenient way for practice. And that makes it much easier for us to practice. For example, 84.000 teachings. How big it is? We have the collection of these teachings about 100 volumes. But now because of these wisdom masters, they are so kind that they make it much more convenient for us. They take the essence of all these teachings and put into one small book for us to use for practice. And we will get the same result as we have studied all of these books, all of these teachings. So that is called METHOD in Vajrayana. Vajrayana is very rich and very colorful in different ways. They have many methods, many unique ways to practice, and to give a very effective practice and [practice of] power.
Longchen Nyingthik is a tradition in Tibet, is a branch of Tibetan Buddhism. It is a very important tradition in Tibetan Buddhism. It is practiced everywhere in this world. And there are many accomplished masters. Great masters who accomplished such high result through Longchen Nyingthik practices. The highest result one can achieve through Longchen Nyingthik practices is called is rainbow body. That is the highest result that [can be achieved] through [practicing] LN teachings. What is the highest of Longchen Nyingthik teachings. The highest teachings of Longchen Nyingthik is Great Perfection, or Dzogpa Chenpo. Dzogpa Chenpo is the essence of Longchen Nyingthik teaching.
I usually say people that that all Dharma equally good. Because Dharma is pure, is stainless. Dharma is free from attachment so Dharma is pure, is good. All Dharmas are equally good. Because of that we should have pure view toward all Dharmas, that we should have faith and devotion in all Dharmas. But there is nothing wrong to say that Longchen Nyingthik, Dzogpa Chenpo is one of the most profound and [most] important teaching, one of the most pure and bless-full teachings on the Earth.
How can one practice any Dharma effectively. The answer is one should have confidence, devotion, pure view in whatever one does. If one does that, if one practices faithfully one receives the result, reaches the goal. Therefore, without having devotion or faith, it is not possible to achieve the goal, the power and blessing of the practice. Dharma practice depends on one’s understanding, and one’s pure vision, pure motivation.
Therefore, as a Dharma practitioner it is basic thing to have devotion, to believe strongly in the practice. Buddha repeatedly teaches about the importance of having pure vision and devotion. This is true. We can learn that from many great masters, great practitioners. Because of their devotion and pure vision they have reached such high accomplishments. And we can learn from other people that they cannot received blessing of the practice because they do not have pure vision or devotion. So that shows us the importance of devotion and pure vision. So we, Vajrayana practitioners, should try hard to have pure vision and to see the importance of devotion and pure vision.
The history of Dzogchen teaching is very great. One can talk about it for many day. But one can put that in a simple way. In the Buddhas’ realm, there are three Buddhas important for the lineage of Dzogpa Chenpo. The first one is the Buddha Samantabadra, the second one is Buddha Vajrasattva, the third one is Vajrapani. In the human realm, there are three important Dzogchen Masters. The first one is Garab Dorje, the second one is Guru Rinpoche, the third one is Longchen Rabjam.
It is said that Buddha Samantabadra taught Dzogchen to all Buddhas in the Buddha realm. And Vajrasattva taught Dzogchen to Vajrapani. Vajrapani taught Dzogchen in God’s realm. It is how they established Dzogchen teaching in Buddha realm and God’s realm. Then, Garab Dorje received all the tantras, scriptures, instructions of Dzogchen from Vajrasattva and Vajrapani in person. And [He] became the first human Vidyadara in Dzogchen lineage. And Garab Dorje reached the state of complete enlightenment through the, we call, effortless Great Perfection or Dzogpa Chenpo.
What is the connection between Buddha Shakyamuni’s teachings and Dzogpa Chenpo. Buddha often taught Vajrayana teachings in different forms. Not in a bikkhu’s form, but in a deity’s form, like Kalachakra, [for example]. when He taught Kalachakra’s teaching He was not wearing a monk’s robe, but he eminated as Kalachakra. In the case [of Dzogchen teaching], many teachings, many texts say that Buddha eminated as Garab Dorje. Garab Dorje was emanation of Buddha Shakyamuni and Vajrasattva. And He turned the wheel of Dzogchen teaching.
When we say we believe in Buddha then if one really believe in Buddha one must believe in inconceivable ways of Buddha. Otherwise, it is not true to say that one believe in Buddha. Activities and mind of Buddha, the nature of Buddha is inconceivable. And the power of Buddha is beyond imagination of an ordinary man. Therefore, when we trust in Buddha we must think that Buddha is something that we can think with our ordinary mind, but [also] Buddha has a lot of secrets and power that are beyond our thinking.
Buddha Himself said that if anyone wants to fully understand, fully know about the Buddha then one must see that Buddha is formless, Buddha is soundless, Buddha is nothing, but Buddha is inconceivable. Buddha is nothing. [You] shouldn’t think Buddha is something, but Buddha is inconceivable. Buddha is not nothing but Buddha is not something, either, because Buddha is beyond concepts. Therefore, because Buddha is beyond concepts, Buddha is inconceivable so He has many many ways to teach Dharma. And Buddha is able to give great great Methods, instructions according to beings’ faculties.
Therefore, for us it is not smart to say that Buddha taught only Hiayana, or Buddha did not teach Vajrayana teachings. Because we do not know actually. Sometime we make mistakes with our ordinary minds. Sometimes to say that Buddha did that, only that, that much, no more than that, as if we make decision for Buddha (laughing). That is not a very smart way because Buddha is beyond the mind of conception. Buddha has many ways to liberate sentient beings, to benefit sentient beings, so whatever benefits sentient beings, Buddha definitely does. Therefore, Buddha taught all levels of teaching, different levels to different levels of people.
That is how we should understand Buddha and how we should put our confidence in Buddha. And whether one receives benefit from teachings of Buddha, as I always mention, [depends on one’s] believing and confidence. Whatever Dharma practitioners do we should do with confidence and faith. Only by that we will receive some benefit, otherwise [there is] no benefit. So it is important to do things with understanding. So when we say believe in Buddha, or [we have] confidence, devotion, that kind of faith depends on [good] understanding, not that something we do not know but we still put our belief in; that is not the [right] way [of faith].
Therefore, Buddha always teaches people: first, you hear the teaching. Hear and hear repeatedly. And then you can hear the meaning [of the teaching]. And second, you have to think, think over and over repeatedly so that you could really understand what Buddha is saying. Thirdly, you have to meditate on what you have learned, on what you have understood. [In order] to get some real experience from what you understand one should meditate on that, meditate diligently. Therefore, HEARING, THINKING, MEDITATING, those practices are always important to understand Buddha well and understand the teaching of Buddha.
Everyone knows the importance of study. Study is always good, especially study of Dharma. Because Buddha’s Dharma gives wisdom, teaches how to be a good person, a nice person, an honest person, how to be a beneficial person. When it comes to study Dharma we have to read books, texts to have correct understanding. Otherwise we may go wrong, may take a wrong path. To protect oneself from that danger - to go in the wrong direction - one must study as much as one can. Nowadays there are too many books, too many writers. They write many things, with too many different views. And some of the books I think they are not that meaningful, not that useful, because they teach something wrong, something not really good. So to read really good books is very important. The Chinese philosopher Confucius said: “Do not read books from any writers, but read [only] the books of noble beings.”
Today the program is to discuss on the short version, very brief text of Longchen Nyingthik ngondro: Opening the Door to the Naturally Present Inner Clarity. The essence of Dharma, any Dharma, any practice is to introduce to the nature of mind. But different teachings have different ways to introduce that. Some of teachings introduce that very directly, in a short way, some of other teachings do that in an indirect way. There are many ways of doing that. The very direct and very short way to open the door to the nature is called profound teaching or instruction, good instruction. Because, not all teachings describe the nature very clearly, or very closely. Some of the teachings go indirectly, go around, around and slowly, eventually take to the nature. Some teachings take very directly and steely to the nature, in a very short way. So there are two ways to teach and to introduce to the nature. And Longchen Nyingthik or Dzogchen teachings are the most direct way, the shortest way to show, to take to the nature.
The reason, the use of Dzogchen or Longchen Nyingthik is to introduce the great Nature, the absolute nature of the mind. And the mind has two parts. The first one is called emptiness. The nature of mind is empty. If one tries to see through the mind, to see what it is the mind, then one sees only emptiness, [he] sees nothing. That is the first part of mind. That part of mind is emptiness.
The second part of mind is not only emptiness, nothingness, but mind naturally establishes many qualities. For example wisdom. The mind, even though it is empty but it is very clear about everything. It has power to hear, to see, to taste and to think. Those [qualities] are called naturally established or inner qualities. So two parts, two main parts. To understand that reality, the real nature of mind is important for one to liberate from all of concepts.
So, even when we try to see through the mind we see nothing but it becomes empty like space. But on our ordinaty level we do not think that way. We think mind is something real, something that can create happiness or unhappiness. We think that mind is something real, but the real mind is not like what we think or how we see. It is very different from what we think. We need to see the reality, the real nature of the mind. When we say the mind is emptiness and clarity, two parts, two qualities. Emptiness is like primordial, original purity. [It is] all the time pure. Nature of mind is never poluted by any emotion. Because of that purity, mind has power to see everthing. So it is like the clarity is there, present, being never separated from mind. Mind is always clear and empty naturally. But it is not [empty] like the space or empty like this room, but it luminates. Because of that luminosity it is pure. Because of that emptiness and luminosity combined – the nature of mind is luminosity and emptiness [united] – nothing can pollute it. Like the sky is empty and nothing can polute it.
When we see clouds, winds, dust that cover or pollute the sky. [We should know] these [emotions] are external things, not something that can really polute [mind’s] nature. So our emotions arise in the emptiness of mind but it doesn’t affect the nature of mind. Eventhough it is naturally pure, since we have the naturally pure mind in us all time, why are we not pure? The mind is like pure land. But we are not in that pure land. We left the pure land behind somewhere and came to a different place. We are not able to remain there. We are with emotions and thoughts. We need to bring oneself back to the original position, the Mother Nature.
The instructions of Dzogchen Teaching gives a way to [reach] the nature, to that purity, very directly. And the liberation is not something far from oneself but within oneself. The Dzogchen teachings give instructions to that liberation in a short way, and introduces the most effective method, very sincerely. There are no other conditions, no other things, but a very direct instruction. That is why these teachings are very profound, very direct, and very important. Because liberation is not something, not a place far away from onefself, but it is a part of mind. This instruction gives a way how to break through the thoughts, emmotions, to recognize the nature and to remain in that purity. As soon as one recognizes that purrity and able to remain in that purity, one is already in that nature, one is liberating oneself. So it is so close, so simple to rest naturally. That is how to recognize, how to remain in nature, to relax, to rest in the nature without emotions, without concepts.
The nature of that mind is pure and that is liberation. Therefore, you do not have to go anywhere but stay within your nature. Do not stay with thinking too much, but stay without thinking. Do not push oneself to be there but to relax, to remain, to rest. That is how it [Dzogchen] teaches a very simple way. But of course that is not easy to be there to rest in your nature naturally. That is the way to do that. But we need a lot of accumulation, otherwise that is not easy. Therefore, conditions for us to remain in the nature is called practice of accumulation.
That is general introduction on Dzogchen Longchen Nyingthik teaching. It is important to have a general idea, general understanding of Dzogchen Longchen Nyingthik, because we want to practice Longchen Nyingthik. We want to rely on this teaching so it should be good, effective, pure, otherwise we should not rely on that practice. Therefore, we need this general instruction, general understanding. As for specific meaning, we need more specific instruction.
As I said, the highest result one can achieve from Dzogchen Teaching is rainbow body. What is rainbow body? Often time we see, even Shakyamuni Buddha when He passed away He left His body behind. But these great masters of Dzogchen lineage, they did not leave any remain behind. They passed away and their bodies became rainbow. They left nothing behind, nothing to be burnt up, nothing to be buried underneath ground but rainbow body. That is very special instruction and teaching. It continues to go on in Tibet. Many great and humble Dharma, Dzogchen practitioners when they died sometime their bodies became rainbow body. Sometimes their bodies became very small, very small, like not more than 10 pound. Very small. The power of Dzogchen teachings still shows a lot of good results. If you honestly, with honest mind, honest understanding, investigate, you do not see thoses results related to any other tradition but Nyingma tradition. That is true if you go around and study. So these teaching, the Great Perfection, Dzogpa Chenpo Teachings, are very effective, not only in the past but it reamains the same essence and same power. It is still going on.
English transcript and English-Vietnamese translation: Lotsawa, 24.1.2019.
The end of the Teaching on 16.01.2018
____________________
i Tựa đề là do dịch giả đặt để tiện cho người đọc.