Trang chủ »»
Chấp nhận sự lãnh đạo của người khác - đó là tu học
Chấp nhận sự lãnh đạo của người khác. Đó là tu, đó là học. Một việc học rất cam go, gian khổ. Rất khó khăn. Đó là hạnh kham nhẫn – kham nhẫn ba la mật.
Chấp nhận sẽ đem lại cho bạn sức mạnh lớn lao chuyển hóa năng lượng sợ hãi thành trí tuệ
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Biết cách chấp nhận, tự cảm thấy hài lòng với những gì mình có và những nỗ lực tối đa của bản thân sẽ khiến bạn thoát khỏi mọi ràng buộc, được tự do tự tại. Nếu có thể nhắn gửi duy nhất một điều, tôi muốn khuyên bạn hãy biết chấp nhận. Chấp nhận sẽ đem lại cho bạn sức mạnh lớn lao.
Chính nghịch cảnh mà kẻ thù gây ra cho bạn đã cung cấp cho bạn đúng căn nguyên để thực hành nhẫn nhục
Tác giả: Patrul Rinpoche
Chính những họa hại gây nên bởi kẻ thù và những kẻ tạo ra chướng ngại đã ban cho bạn cơ hội phát triển hạnh nhẫn nhục. Từ quan điểm này của Giáo Pháp, nếu bạn quán chiếu sâu sắc thì bạn sẽ thấy ra được rằng kẻ thù và những kẻ gây ra chướng ngại còn tử tế với bạn hơn cả cha mẹ bạn.
Hãy chào đón bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta gặp phải như là chất nuôi dưỡng cho sự thực hành của chúng ta
Các bạn có thể đã trải nghiệm mọi loại hạnh phúc và lạc thú; nhưng điều ấy không kéo dài, thế nên chớ bị chúng hấp dẫn nữa. Trong đời này các bạn phải trải nghiệm mọi loại khó khăn, hoạn nạn và những rắc rối khác; quan trọng là thấy được trong chúng chân lý của những lời dạy.
Chúng ta không nên tạo thói quen kháng cự lại khổ đau mà phải học cách đối diện với nó
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Trong luân hồi, mất đi một người hay một vật dụng mà chúng ta yêu thích là một quy luật tự nhiên mà chúng ta không nên xem thường. Ngày đó sẽ đến với tất cả chúng ta, chẳng sót một ai, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Khổ đau làm chúng ta âu sầu và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, đến công việc và việc tu tập của chúng ta. Với việc quán chiếu liên tục, chúng ta sẽ xác quyết được tri kiến này. Mặc dù phương pháp này trông có vẻ tương đối đơn giản,...
Khi gặp khổ đau chúng ta nên dũng cảm đối diện với nó hơn là thụ động kháng cự
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro.
Trên thế gian này người ta thường không hiểu tại sao họ cần phải chấp nhận khổ đau. Nói chính xác thì chính thái độ [của họ] đã ngăn trở họ đạt được hạnh phúc đích thực.
Chỉ khi nào thầy nghĩ về đau đớn thì thầy lại cảm thấy đau đớn
Đừng lo lắng về khoảng thời gian dài hàng đại kiếp mà con đã phí phạm trong quá khứ. Hãy bắt đầu thực hành [Phật pháp] ngay bây giờ rồi con sẽ không thấy hối tiếc gì vào phút lâm chung. Cái mà con sẽ thực hiện từ nay trở đi là điều quan trọng hơn. Khi cảm thấy đau yếu trong người, hãy phóng tâm thức con vào hư không; đừng bám chấp vào thân xác. Hãy tách tâm thức ra khỏi thân xác và an trú trong hư không. Con cũng có thể quán tưởng đức Tara trong hư không và tụng...
Hãy nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi một cách cởi mở, thành thật, không chối bỏ
Đường đời dài và lắm gian truân. Tôi không ngại những gập ghềnh phải vượt qua nhưng đôi khi lại bồn chồn khi thấy con đường cứ trải dài phía trước. Chẳng ai trong chúng ta biết đường đời ngắn hay dài vì thế chúng ta luôn sống trong phấp phỏng, hy vọng và lo âu. Hầu hết mọi người đều yêu thích những chặng đường đầy hy vọng, nhưng không may hy vọng lại luôn đi kèm sợ hãi. Chẳng hạn, bạn sung sướng vì chiếm được trái tim của người yêu trong mộng hoặc...
Khi chúng ta đau khổ thì đức kiên nhẫn tiếp cho ta thêm sức mạnh
Thực tập kiên nhẫn là cánh cửa dẫn đến giác ngộ. Lòng kiên nhẫn như không khí cho ta dễ thở hơn và giúp tư duy của chúng ta thêm khoáng đạt. Kiên nhẫn giúp chúng ta dễ tìm ra tiếng nói chung và chấp nhận thực tế. Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều khi ta biết nhẫn nhịn. Ngược lại, thiếu sự kiên nhẫn, bạn tự nhốt mình trong không gian ngột ngạt tù túng, tạo điều kiện cho tham vọng và giận dữ sai khiến mình. Nhăn nhó, bực tức chẳng giúp ích gì ngoài...
Ngài Garchen Rinpoche đã thực hành pháp như thế nào khi ở trong tù?
(Hỏi: Làm sao mà Ngài có thể thọ nhận những giáo lý từ Khenpo Munsel trong môi trường đó?)
Mọi chuyện không dễ dàng, bởi chúng tôi luôn luôn bị giám sát và chúng tôi phải lao động. Nhưng đôi lúc khi tôi ốm hay giả vờ bị ốm, Khenpo Munsel sẽ đến và chia sẻ vài lời giảng dạy, một cách bí mật. Chúng tôi không được phép có bất kỳ bản văn nào trong tù; vì thế, Ngài thường chỉ giảng dạy vài từ để tôi có thể ghi nhớ chúng...
Nhờ sự trí tuệ thấu hiểu này khi khổ đau đến bạn có thể biến khổ đau thành duyên tu hành và giữ tâm thái tích cực
Nói chung, chúng ta đều đang ở trong cùng hoàn cảnh. Tất cả hữu tình chúng sinh trong tam giới của sự tồn tại đều trong tù ngục luân hồi và chúng ta đều trải qua khổ đau của luân hồi. Đức Phật nói rằng cách tốt nhất để vượt qua khổ đau là hiểu hai chân lý – chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Thậm chí nếu bạn không có bất kỳ phẩm tính rất đặc biệt nào, nếu bạn hiểu hai chân lý, điều đó sẽ cho phép bạn giải phóng bản thân khỏi khổ đau –...
Với tâm kham nhẫn bạn sẽ trưởng thành hơn trong khi vẫn giữ được lòng quả cảm không khuất phục trước nghịch cảnh
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ta sẽ phó thác cho số phận, mặc kệ để người khác chà đạp và lạm dụng. Thông điệp tôi muốn gửi đến các bạn là với lòng kiên nhẫn, bạn sẽ trưởng thành hơn trong khi vẫn giữ được lòng quả cảm, không chịu khuất phục trước nghịch cảnh. Khó khăn không trói buộc được bạn. Bạn sẽ thôi than vãn “Tại sao lại là tôi?” và ngừng lo sợ những điều tồi tệ gì sẽ đến ngày mai...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.