Trang chủ »»
Cơn sân không thể hoành hành bởi vì đã được giải thoát vào Chân như – đây là thực hành rất khó khăn
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Tánh không là bản thể của tâm. Tánh không tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, trong tất cả mọi thứ. Đó là bản tánh chính yếu của vạn pháp. Tánh không này rất thanh tịnh bởi vì không có cấu uế trong hư không, trong tánh không đó. Nó không bị che chướng. Bởi vì nó tuyệt đối không gợn chút bất tịnh nào. Nó trống rỗng từ vô thỉ. Không có nhiễm ô trong bản tánh của nó. Bản tánh của nó vốn thanh tịnh. Lý do chúng ta phải tịnh hóa cái nhìn bất tịnh của mình...
Cái tôi có vẻ như có tự tánh nhưng càng phân tích lại càng không thể tìm ra
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Khi quán sát lòng tham và sân của chính mình, chúng ta có thể thấy rằng tham và sân bắt nguồn từ khái niệm về một cái tôi độc lập, từ đó mà phát sinh lòng phân biệt rõ rệt, một bên là tôi, một bên không-phải-tôi, rồi tham đắm cái gọi là tôi để sân hận cái không-phải-tôi. Có thái độ tham và sân nào mà không phát sinh từ một cái nhìn phóng đại về tự ngã.
Toàn bộ vũ trụ là thân của chúng ta
Tác giả: Tai Situpa XII
Có một thân thể vũ trụ vĩ mô, bao hàm tất cả những điều chúng ta nhận biết và trải nghiệm trong nó. Toàn bộ vũ trụ là thân chúng ta vì chúng ta ở trong đó. Nó là thân thể to lớn hơn của chúng ta, và bất kỳ điều gì xẩy ra trong bộ phận nào của vũ trụ này cũng đều tác động tới chúng ta, mặc dầu chúng ta không ý thức đầy đủ về nó như thế nào.
Ba huyễn ảnh - một cách nhìn vào toàn bộ sự sinh tử của chúng sinh
Tác giả: Tai Situpa XII
Trong kinh Mật điển, có ba loại huyễn ảnh /ảo tưởng. Loại đầu tiên và dài nhất là khi ta bắt đầu từ vô thủy cho tới trước khi đạt được giác ngộ - gọi là huyễn ảnh của luân hồi. Loại thứ hai bắt đầu từ khi chúng sinh sinh ra cho đến lúc chết.
Sự thực hành chân thực phải gồm ba giai đoạn: vun bồi sự xả ly, phát khởi Bồ đề tâm và thực hành tính Không
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Vô minh không thể bị phá hủy chỉ nhờ thiện hạnh – công cụ diệt tận gốc vô minh là chứng tính Không
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Đức Phật bởi chỉ Ngài mới rõ biết sự thật một cách hoàn toàn. Làm sao chúng ta biết được điều này? Sự thật [cho chúng ta thấy] rằng có nhiều hành giả đã đạt được thành tựu phi phàm nhờ nương theo các chỉ dẫn của Đức Phật, và vì thế, khiến cho các giáo lý trở thành tri kiến đúng đắn và con đường đúng đắn.
Để rốt ráo thoát khỏi sinh tử luân hồi thì hành giả cần phải chứng ngộ được tính Không
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Về cơ bản, chúng ta không biết nhiều về điều xảy ra trước và sau đời này. Nhờ Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta có thể hiểu được cách thức mà chúng ta đến và rời thế giới này, và [sự hiểu biết này] cung cấp cho chúng ta tư tưởng tốt hơn về hai đầu của cuộc đời. Mặc dù chúng ta không có manh mối nào về những việc mà chúng ta đã làm trong đời quá khứ, nhưng chúng ta biết rằng có vô minh và nghiệp lực; chúng ta cũng không biết mình sẽ đi về đâu trong đời...
Từ bám chấp vào cái ngã khởi lên ham muốn tìm hạnh phúc cho riêng bản thân - nghiệp bắt đầu từ đây
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Từ vô minh xuất hiện sự bám chấp vào cái ngã như một sự tồn tại cố hữu. Từ sự bám chấp vào cái ngã như là thật đó khởi lên ham muốn tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Để thỏa mãn ham muốn đó, người ta cần nhiều đối tượng, là những gì có thể đem lại hạnh phúc. Trong quá trình đạt được những đối tượng này, họ có thể ảnh hưởng đến người khác, đôi lúc là tiêu cực, dẫn đến việc thiện hoặc ác nghiệp được tạo ra. Các hành động tạo tác...
Phương pháp chứng ngộ tính Không là thực hành vô ngã – không chúng sinh hay hiện tượng nào có một cái ngã độc lập tồn tại
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Nói một cách đơn giản, cách thức để đẩy lùi vô minh, đầu tiên là vun bồi sự xả ly, phát khởi Bồ đề tâm và cuối cùng là chứng ngộ tính Không, và chứng ngộ tính Không dĩ nhiên là quan trọng nhất. Phương pháp đặc biệt và quan trọng để đạt chứng ngộ tính Không là thực hành anatta (vô ngã) – không một chúng sinh nào và cũng không hiện tượng bên ngoài nào có cái ngã tồn tại cố hữu.
Chúng ta khổ vì vô minh cho rằng mọi thứ chúng ta thấy và nghe đều là thật
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Lý do chúng ta trải qua khổ đau trong luân hồi cũng vì sự bám chấp – chúng ta xem thứ hư huyễn là thật và chắc, vì thế phải chịu khổ đau. Nếu chúng ta xoay chuyển và nhận ra bản tính không thực, hư huyễn của luân hồi, mọi sợ hãi và khổ đau sẽ biến mất như thể tỉnh dậy từ giấc mộng.
Phật tính không phải là đối tượng bên ngoài để tìm cầu hay để tạo ra
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Chúng ta vốn giác ngộ, vốn là Phật, chỉ vì không nhận ra điều này, nên chúng ta cần quán tưởng mình là Phật, là đức Dược Sư. Thông qua sự quán tưởng, ta có thể chứng ngộ bản chất Phật tính sẵn có nơi chúng ta từ vô thủy tới nay, Phật tính không phải là đối tượng bên ngoài để tìm cầu hay để tạo ra.
Tinh túy tất cả các giáo pháp của Đức Phật đều không vượt ngoài hai chân lý
Tác giả: Garchen Rinpoche
Trong Phật Giáo, có những truyền thống tu tập khác nhau, những pháp môn hành trì khác nhau, nhưng tựu trung thì tinh túy tất cả các giáo pháp của Đức Phật đều nhất quán, không khác biệt.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.