Trang chủ »»
Nghỉ ngơi thật sự là nghỉ ngơi trong giác tánh
"Chừng nào chúng ta còn chưa chứng ngộ, chưa trực nhận được bản tâm của mình, chưa an trụ được trong bản tâm đó, thì chúng ta còn chưa có được sự nghỉ ngơi, chưa có được an bình đích thực, an bình tối hậu, vĩnh hằng. Vì vậy điều quan trọng nhất đối với người tu là phải trực nhận được chân tâm và an trụ, nghỉ ngơi trong chân tâm, bản tánh đó. Nghỉ ngơi trong giác tánh - đó chính là mục đích việc tu hành của chúng ta."
Chứng ngộ bản tâm chính là giải quyết vấn đề trung tâm của việc tu hành
"Nhiều người tu uyên bác, hiểu biết đã không giải quyết được vấn đề chính yếu của đường tu. Vậy cái gì giúp hành giả có được giải đáp cho vấn đề chính yếu? Cái thực sự giải quyết được vấn đề chính yếu là chứng ngộ được bản tâm. Đó là cái giải quyết được vấn đề!"
Không chấp thủ vào định kiến là nguyên lý của tâm linh - không nhìn thấy là nhìn thấy nhiều nhất
Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh là bạn không được có tư tưởng định kiến, bởi vì không định kiến là một nguyên lý của tâm linh. Nếu như bạn cố chấp vào tư tưởng tâm linh thì điều đó không phải là tâm linh. Nó là cái sẽ khiến bạn xa rời tâm linh. Tâm linh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng sẽ không có hiệu quả nếu như chúng ta gắn nó với định kiến. Về cơ bản, tôi đang nói rằng niềm tin và định kiến là giống nhau. Khi...
Sự tiếp tục của duyên khởi là luân hồi, sự ngừng dứt của duyên khởi là giác ngộ
Vô minh làm khởi lên hành, các hành động tạo tác làm khởi lên thức và rốt ráo, sinh dẫn đến lão và tử. Mỗi nguyên nhân phía trước làm khởi lên kết quả theo sau, từ đó lại làm khởi lên nguyên nhân tiếp theo và tương tự. Đây là duyên sinh khởi. Điều này áp dụng theo cả chiều đảo ngược. Tức là, khi vô minh chấm dứt, hành cũng sẽ dừng, sau đấy là thức, danh và sắc… cho tới khi sinh chấm dứt, cuối cùng lão và tử cũng dừng. Duyên khởi (phụ thuộc nhân duyên)...
Bạn đang hủy diệt chính mình nếu gieo nhân bất thiện
"Đau khổ mà ta kinh nghiệm đến từ ác hạnh của chính ta. Không ai mang đau khổ đến cho ta. Không sức mạnh nào có thể ném ta vào cõi địa ngục ngoại trừ những ác hạnh của ta. Ta hy sinh rất nhiều thứ và hết sức nỗ lực để mang lại chút ít hạnh phúc cho cuộc đời ta. Nhưng việc cố gắng tạo lập hạnh phúc bằng những ác hạnh chỉ có thể hủy diệt hạnh phúc của ta."
Nghiệp hoặc con đường trung đạo là quy luật phổ biến
"Nghiệp hay con đường Trung đạo là quy luật hiển nhiên. Tất cả chúng ta ban đầu vốn đều ở trong một trạng thái của con đường Trung đạo, nhưng với những hoàn cảnh điều kiện nhất định, chúng ta lại rơi vào những thái cực. Đó là kết quả của những nhân duyên chúng ta gặp phải. Chúng ta ngụp lặn trong những thái cực như: tốt/xấu, dài/ngắn, vui vẻ/buồn chán... Chúng ta luôn chuyển từ thái cực này sang thái cực khác và phụ thuộc vào các điều kiện."
Chúng ta nên đi theo con đường trung đạo theo đúng dòng chảy, và hiểu rằng mọi thứ đều là vô thường giống như giấc mộng hay ảo ảnh
Chúng ta không nên quá bi quan cũng không nên quá lạc quan trong cuộc sống. Chúng ta nên đi theo con đường Trung Đạo theo đúng dòng chảy và hiểu rằng mọi thứ đều là vô thường giống như giấc mộng hay ảo ảnh. Với chánh kiến và thái độ đúng đắn, chúng ta sẽ thoát khỏi việc bám chấp hay tham luyến vào của cải. Nếu có tiền bạc, chúng ta có thể hạnh phúc; không có tiền chúng ta cũng sẽ thanh thản. Chúng ta không nên quá bi quan cũng không nên quá lạc quan trong cuộc sống....
Bản chất của tâm là sự hợp nhất của Không và Quang Minh
Tâm luôn sáng rõ (minh chiếu) và rỗng rang từ trong tự tánh của nó. Nhưng nó không [đơn giản là rỗng không] như hư không, hay như cái phòng, mà nó SÁNG TỎ. Nhờ tánh Minh Chiếu mà nó thanh tịnh. Nhờ Tánh Minh Chiếu và Không hợp nhất – Bản chất của tâm là sự hợp nhất của KHÔNG và CHIẾU – mà không gì có thể làm nó ô nhiễm. Giống như bầu trời trống không và không gì làm cho nó ô nhiễm được.
Tin sâu nhân quả sẽ buông bỏ được
"Khi chúng ta gặp sự bất hạnh, phiền muộn, hay những chướng ngại—bất kỳ điều kiện tiêu cực nào—ta nên suy niệm một cách đơn giản rằng đây là kết quả của nghiệp tiêu cực và là một cơ hội to lớn cho sự tinh hóa."
Các đại thành tựu giả Dzogchen đắc thân cầu vồng và tan thành ánh sáng như thế nào?
Các thiền giả thành tựu Đại Viên mãn cao cấp nhất làm cạn kiệt mọi sự thành chân tánh và hợp nhất tâm họ thành bản tánh giác ngộ tối thượng, sự thuần tịnh nguyên sơ. Nếu họ quyết định, họ cũng có thể tan biến hay chuyển hóa thân vật lý của mình thành sự thuần tịnh. Có hai phạm trù chính của sự thành tựu, đó là thân cầu vồng và thân cầu vồng của sự đại chuyển hóa. Nhờ sự hoàn thành thiền định cắt đứt (Khreg Ch’od), vào lúc họ mất (suốt thời...
Cái tôi thật ra không hiện hữu độc lập
Theo kinh điển Phật giáo, ngã có liên hệ mật thiết với thân tâm chứ không biệt lập bên ngoài. Năm hợp thể tạo thành một người [ngũ uẩn] được chia thành hai thành phần chính: vật lý và tâm lý, còn gọi là thân và tâm. Từ bẩm sinh, con người tự nhiên cho rằng thân này thuộc về tôi. Lại cũng có cảm giác rất tự nhiên cho rằng tâm cũng vậy, cũng thuộc về tôi. Vì vậy mà thấy cái tôi với thân tâm không phải là một. Tuy đây là cảm giác bẩm sinh, nhưng nếu dùng lý...
Có một bản chất khác vượt quá tầm hiểu biết của ta mà ta không biết vì với trình độ chúng ta, lửa là lửa và nó thiêu đốt
Khi nói các sự vật hiện tượng không có tự tánh, không hiện hữu độc lập, là bởi vì đối với chúng ta, ở trình độ này, lửa vẫn là lửa. Lửa thì thiêu đốt. Lửa thiêu đốt bạn rất dễ dàng. Thế nhưng những bậc đã đạt chứng ngộ cao, tri kiến thanh tịnh cao, các Ngài không bị lửa thiêu cháy. Như đức Guru Rinpoche. Tại sao? Bởi vì sự thánh hóa, tri kiến thanh tịnh, đã tạo nên sự khác biệt lớn. Tri kiến thanh tịnh che chở cho Ngài thoát khỏi những tấn công từ...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.