TIN MỚI

THÔNG BÁO: Các mục THƯ VIỆN HUNGKAR, DÒNG LONG CHEN NYINGTHIG và GÓC HOA SEN đã chuyển sang website mới, mời quý vị xem tại link: https://longchennyingthigvn.com/


CHÖKHOR DÜCHEN – Đại lễ kỷ niệm ngày Phật Chuyển Pháp Luân

Kính gửi quý đạo hữu,

Ngày 9.7.24 (4.6 TL) là ngày đại cát tường CHÖKHOR DÜCHEN – Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Phật Chuyển Pháp Luân – một trong bốn ngày lễ lớn nhất của Phật giáo.

Chökhor Düchen diễn ra vào ngày 4 tháng 6 theo lịch Tạng. Trong thời gian bảy thất (49 ngày) sau khi thành tựu viên mãn Phật Quả, Đức Phật đã không thuyết Pháp. Cuối cùng, theo lời thỉnh cầu của Đế Thích và Phạm Thiên, Đức Thế Tôn đã chuyển Pháp luân lần đầu tiên tại Sarnath. Ngài tuyên giảng Bốn Chân Lý Cao Cả (Tứ Diệu Đế).

Vào ngày thiêng này, công đức tạo lập tăng trường mười triệu lần, quả báo ác hạnh cũng tăng 10 triệu lần. Đây là dịp tăng ni, Phật tử khắp nơi trên thế giới tăng cường trì giới, tham gia các thiện hạnh, hành trì, tu tập để tích lũy công đức, tịnh hóa nghiệp chướng.


GÓP NHẶT LỜI VÀNG

 Tin và hiểu vô thường sẽ giúp chúng ta không còn chấp thủ  

 Tin và hiểu vô thường sẽ giúp chúng ta không còn chấp thủ  
Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Trên thế gian này không có pháp gì là thường còn hay chân thật chắc chắn”. Đó là điều bạn cần phải hiểu rõ: tất cả vạn pháp đều bị chi phối bởi quy luật Vô thường. Tin và hiểu Vô thường sẽ giúp chúng ta không còn chấp thủ, mà chấp thủ là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.

Quan sát kỹ ta sẽ thấy cách thức Đạo Sư truyền pháp cho đệ tử chính là thực hành lục ba la mật

Quan sát kỹ ta sẽ thấy cách thức Đạo Sư truyền pháp cho đệ tử chính là thực hành lục ba la mật
Khi vị Thầy giảng dạy, Giáo Pháp được giảng dạy và những đệ tử được truyền dạy giáo lý này tập hợp lại cùng một lúc, thì việc giảng dạy giáo lý là bố thí siêu việt.

Hoan hỷ chân thành sẽ giải thoát tính đố kỵ và lòng tham muốn

Hoan hỷ chân thành sẽ giải thoát tính đố kỵ và lòng tham muốn
Các thiện hạnh của người khác phải là một suối nguồn của đại hoan hỉ. Nếu chúng ta cúng dường tài sản to lớn và thấy người nào đó bố thí nhiều hơn ta, ta có thể nghĩ rằng sự cúng dường của họ có công đức rộng lớn hơn công đức của ta và vì thế cảm thấy tức giận hay bực bội. Điều này không...

Ba cấp độ thiền định

Ba cấp độ thiền định
Thiền định do những người bình thường thực hành. Khi bạn chấp vào những kinh nghiệm hỷ lạc, trong sáng và vô niệm trong thiền định và cố tình tìm kiếm chúng, hoặc công phu thực hành của bạn bị bóp méo bởi lòng ham thích bất kỳ một kinh nghiệm nào, thì điều đó được gọi là thiền định được thực hành...

Mọi điều bạn nhìn thấy đều chỉ là cái thấy của bản thân bạn - không phải là cái thực sự tồn tại

Mọi điều bạn nhìn thấy đều chỉ là cái thấy của bản thân bạn - không phải là cái thực sự tồn tại
Ý nghĩ, “Điều này không thực sự tồn tại theo cách mà ta nghĩ về nó…” có vẻ như là điều điên rồ nếu theo quan điểm thông thường; nó dường như là phi lý. Thế nhưng, theo cái nhìn từ lý thuyết của Kim cương thừa, nó là đúng vì mọi điều bạn nhìn thấy đều chỉ là sự nhận thức (tri kiến) của bản thân...

Ngondro không thuộc về lý thuyết

Ngondro không thuộc về lý thuyết

Trong hai loại này (lý thuyết và hướng dẫn - ND), pháp hành Ngondro thuộc về hướng dẫn cơ bản. Điều này có thể làm cho vài người ngạc nhiên; nó không thuộc về lý thuyết. Ví dụ, thực hành lễ lạy và cúng dường mandala là các hướng dẫn cơ bản.

Cách sống đổ lỗi là một cách sống yếu đuối

Cách sống đổ lỗi là một cách sống yếu đuối
Như tôi đã đề cập trước đó, sống trong thực tại là vô cùng quan trọng, thay vì đổ lỗi cho mọi thứ. Chẳng hạn, bạn đổ lỗi cho thời đại, đổ lỗi cho bạn bè hoặc người nào đó đã làm bạn sân giận, thoái chí, bực bội, nhưng rốt cục bạn đã làm gì? Bạn chẳng hề có giải pháp đúng đắn.

 Sự quyết tâm tu trì mạnh bao nhiêu thì hạnh xả ly sẽ mạnh dần lên bấy nhiêu  

 Sự quyết tâm tu trì mạnh bao nhiêu thì hạnh xả ly sẽ mạnh dần lên bấy nhiêu  
Hạnh xả ly không phải dễ dàng mà có được. Phải tu tập và phát triển từ từ, bắt đầu bằng Bốn niệm chuyển tâm. Phương pháp là vừa tụng Bốn niệm chuyển tâm vừa quán chiếu thì Pháp sẽ dần dần thấm vào tâm và tâm sẽ chuyển theo. Sự quyết tâm tu trì mạnh bao nhiêu thì hạnh xả ly sẽ mạnh dần lên bấy...

GIỚI THIỆU BÀI NGẮN

Cha mẹ nên dạy dỗ con cái những gì?

Cha mẹ nên dạy dỗ con cái những gì?
Là bậc cha mẹ, quý vị có thể tự mang lại bình an cho mình với tư tưởng: “Thật là tuyệt vời, cuộc đời của tôi có thể lợi lạc cho một chúng sinh này. Thật là tuyệt vời, tôi có thể chăm sóc cho một chúng sinh này. Thật là tuyệt vời tôi có thể hữu ích khi chăm sóc và mang lại hạnh phúc cho chúng sinh này.” ...

Tam thân Phật

Tam thân Phật
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng...

Điều Gì Quan Trọng Cho Cuộc Sống?

Điều Gì Quan Trọng Cho Cuộc Sống?
Mặc dù sự tiến bộ và phát triển vật chất của văn minh hiện đại, nhiều người đã lệch đường khỏi ý nghĩa cuộc sống. Dù giàu hay nghèo, hoặc thoải mái giữa giàu và nghèo, chúng ta phải thận trọng không nên quý chuộng những lạc thú vật chất với cái giá đánh mất bản tánh chân thật của chính mình. Nếu...

Đạo Sư Du Già

Đạo Sư Du Già
Để nhìn nhận vị thầy là Đức Phật thực sự, cần phải quán chiếu về những phẩm tính tối thắng của ngài. Nói cách khác, hãy thực sự hiểu rằng ngài là phi thường. Vị thầy không giống bạn chút nào. Nếu bạn thành thật về nó, thoát khỏi sự giả tạo và lừa dối, bạn sẽ biết bản thân bạn thường là gì:...

GIỚI THIỆU SÁCH

BAO LA NHƯ BẦU TRỜI THẲM SÂU NHƯ BIỂN CẢ - Thi Kệ Xưng Tán Bồ Đề Tâm
Tác giả: Khunu Rinpoche
Xin nguyện cho những hanh động thô bạo đưa đến sự hủy hoại chính mình va muôn người muôn loai khác, bây giờ va trong tương lai – những hanh động tệ hại biểu hiện cho cơn thịnh nộ va giận dữ trong thời đại suy đồi này, như: nói dối, lừa đảo, tranh chấp, hãm hại, bạo lực – xin nguyện cho những tư tưởng...

LỜI ĐẦU SÁCH NGHỆ THUẬT SỐNG
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Tuệ Uyển
Đức Đạt Lai Lạt Ma là lãnh tụ tâm linh của đồng bào Tây Tạng. Ngài cũng được xem như một lãnh tụ Phật Giáo nổi tiếng nhất và là hóa thân của Quán Thế Âm, Đức Phật Từ Bi.      Một học giả và một người hòa bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma du hành khắp thế giới, không chỉ nêu lên sự tỉnh thức quốc tế...


THƯ VIỆN HUNGKAR

Rigpa là Con Đường Bí Mật của Chư Phật
Tác giả:  -Hungkar Dorje Rinpoche
Dịch giả: Lotsawa (Hiếu Thiện)
Mục đích tu hành là để tịnh hóa tâm. Điều đó không có nghĩa là chân tâm của chúng ta bất tịnh. Chân tâm của ta vốn tự thanh tịnh nhưng nó bị che mờ bởi nghiệp chướng. Vậy nên ta vô minh, và không biết ngày mai cái gì sẽ xảy ra chẳng hạn. Nếu không ám chướng, không vô minh thì ta đã có thể rõ biết mọi sự....

Lời cầu nguyện dòng truyền thừa Kurukullā
Tác giả:  -Hungkar Dorje
Dịch giả: Thanh Liên
É, Con khẩn cầu Đức Samantabhadra (Phổ Hiền) và Samantabhadrī, Các bậc Thủ hộ ban sơ của sự an bình và hiện hữu, sự bất nhị của luân hồi sinh tử và Niết bàn, sự chói sáng vô hạn, hiện diện tự nhiên của lòng từ bi và trí tuệ, sự bình đẳng bao la thoát khỏi mọi cực đoan, và tinh túy thuần tịnh tự nguyên...


LỊCH TÂY TẠNG NĂM 2024


XEM TẤT CẢ

GỬI THƯ




Liên Hoa Quang