Chúng ta không nên tạo thói quen kháng cự lại khổ đau mà phải học cách đối diện với nó
Trong luân hồi, mất đi một người hay một vật dụng mà chúng ta yêu thích là một quy luật tự nhiên mà chúng ta không nên xem thường. Ngày đó sẽ đến với tất cả chúng ta, chẳng sót một ai, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Khổ đau làm chúng ta âu sầu và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, đến công việc và việc tu tập của chúng ta. Với việc quán chiếu liên tục, chúng ta sẽ xác quyết được tri kiến này. Mặc dù phương pháp này trông có vẻ tương đối đơn giản, chúng ta sẽ được lợi ích rất lớn nếu thực sự ứng dụng điều này trong cuộc sống thực tế. Mọi người hãy thử thực hành theo cách này!
Nếu tin vào phương pháp đơn giản này để đối mặt với khổ đau chúng ta sẽ có thể khắc phục được nhiều vấn đề. Dần dần, chúng ta sẽ thấy rằng mình có thể giải quyết được bất kỳ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu và rồi khổ đau sẽ không còn là khổ đau nữa. Thật ra thì khổ đau cũng có nhiều lợi điểm; về tính hữu dụng thì mặt tích cực của nó vượt trội so với mặt tiêu cực. Cũng giống như có một số liệu pháp gây khó chịu cho bệnh nhân nhưng lại hiệu nghiệm một cách đáng ngạc nhiên để chữa trị căn bệnh. Do đó, chúng ta không nên tạo thói quen kháng cự lại khổ đau mà phải học cách đối diện với nó.
Trích “Bạn đã sẵn sàng đón nhận hạnh phúc chưa”, Khenpo Tsultrim Lodro. (Làm sao để đối mặt với khổ đau và hạnh phúc)An Nhẫn trích dẫn.
Ảnh nguồn: Nhị Đặng
We should not make a habit of resisting suffering; we should learn to face it
In samsara, losing a person or thing we love is a natural law we cannot ignore. Without exception, all of us will come upon that day; it is only a matter of when. Suffering afflicts us and has a strong negative impact on our life, work, and practice. With repetitive contemplation, we will gain certainty in this view. Although this method appears to be relatively simple, we will benefit greatly if it is truly applied to real life. Everyone should try it!
If we can rely on this simple method to face suffering, we can overcome one problem after another. In time, we will find we can handle any problem however difficult, and that suffering is no longer suffering. Actually, there are advantages in suffering; the positive side far outweighs the negative side in its usefulness. Just as certain treatments are difficult for patients to bear, they are surprisingly effective in curing the illness. Hence, we should not make a habit of resisting suffering; we should learn to face it.
“Are you ready for happiness?” Khenpo Tsultrim Lodro. (How to Face Suffering and Happiness)Citation by An Nhan.