Trang chủ »»
Đức Atisha dạy đại nhẫn chính là đức khiêm nhường
Chữ nhẫn cực kỳ cần thiết, ngay cả khi bạn đang vui vẻ, vì khi đó ta rất dễ bị cảm xúc cuốn trôi. Hoặc bạn sẽ tự cao tự mãn, hoặc không tự bằng lòng biết đủ mà tham lam và muốn nhiều hơn nữa. Nếu bạn là người giàu nhất làng, bạn hợm mình và xem thường người khác. Nếu bạn luôn tự hào về sắc đẹp của mình, khi xuất hiện vài chiếc mụn hay nếp nhăn, bạn sẽ rất khổ sở. Có lúc bạn lại ghen tỵ với người giỏi hơn mình. Khi biết nhẫn thì hạnh phúc,...
Tâm kham nhẫn giúp bạn có được hạnh vô úy và khả năng đối diện mọi thử thách, khổ đau
Thực tập kiên nhẫn là cánh cửa dẫn đến giác ngộ. Lòng kiên nhẫn như không khí cho ta dễ thở hơn và giúp tư duy của chúng ta thêm khoáng đạt. Kiên nhẫn giúp chúng ta dễ tìm ra tiếng nói chung và chấp nhận thực tế. Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều khi ta biết nhẫn nhịn. Ngược lại, thiếu sự kiên nhẫn, bạn tự nhốt mình trong không gian ngột ngạt tù túng, tạo điều kiện cho tham vọng và giận dữ sai khiến mình. Nhăn nhó, bực tức chẳng giúp ích gì ngoài...
Bất cứ chướng ngại nào khởi lên trên con đường sẽ đều tịnh hóa những che chướng nghiệp
Vì Giáo Pháp, chúng ta cần có khả năng chịu đựng bất cứ khó khăn và chướng ngại nào mà chúng ta gặp phải và không từ bỏ khi đối mặt với những điều kiện như vậy. Bất cứ chướng ngại nào khởi lên trên con đường sẽ đều tịnh hóa những che chướng nghiệp, vì thế, nếu chúng ta quán chiếu đúng đắn, các điều kiện này là một dấu hiệu tốt. Chúng ta sẽ trải qua bệnh tật và những chướng ngại thậm chí nếu chúng ta không thực hành Pháp, nhưng thầy nghi ngờ...
Khi gặp nghịch cảnh hãy hoan hỷ xem đó như sự gia trì và tránh những ý nghĩ tiêu cực hay thù địch
Con sẽ đau ốm, trải qua cơn đau và gặp phải nhiều nghịch cảnh. Vào những lúc như thế, đừng nghĩ rằng, ‘Mặc dù tôi đang thực hành Pháp, tôi chẳng có gì ngoài rắc rối. Giáo Pháp chẳng vĩ đại đến vậy. Tôi đã đi theo một đạo sư và thực hành nhiều đến vậy, vậy mà thời kỳ khó khăn cứ giáng xuống’.
Thông điệp bí mật của nhẫn nhục ba la mật
Phẩm hạnh này tóm lược mọi khía cạnh nhẫn nhục khi đối mặt khổ đau chướng ngại. Khi không còn gì để ăn, để sống, bị đối xử tồi tệ, thường xuyên tật bệnh, trải nghiệm nhiều đớn đau, chúng ta vẫn cần giữ Bồ đề tâm và sự Nhẫn nhục, không thoái nản hạnh nguyện chịu thay đau khổ cho người. Khi đó, đừng nên “nhún nhường”, cho rằng mình không thể thực hành hạnh Bồ tát vì quá khó. Đây thực sự không phải lúc nuôi dưỡng sự nhún nhường như vậy,...
Thực hành nhẫn nhục là không kiêu mạn khi thành công, không nản chí khi thất bại, không đố kỵ với thành quả người khác mà còn hoan hỷ với tất cả
Nếu bạn đang hạnh phúc, bạn không nên để mình lạc bước hay vui mừng quá độ. Bạn cần biết vì sao mình có được hạnh phúc và không nên kiêu mạn vì những gì mình đang có. Mỗi khi có được quyền lực và sự giàu sang, bạn phải hiểu rằng những điều đó rất vô thường và sẽ không trường tồn bền lâu.
Đối với một hành giả, sướng không kiêu, khổ không nản đó là hạnh nhẫn nhục
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa. Trước hết, khi bạn đang đau khổ tột cùng, đừng bao giờ buông xuôi và nản chí. Bạn cần lạc quan và tiếp tục thực hành thiện hạnh.
Một cơn giận thôi cũng thiêu rụi tất cả công đức đã tích tụ trong ngàn năm
Giận dữ có khả năng hủy diệt công đức ta đã tích tụ. Sân hận có sức hủy diệt những hạt giống của thiện hạnh và Phật sự tốt đẹp. Phật đã dạy và chư bồ tát như Ngài Tịch Thiên cũng đã dạy: “Một cơn giận thôi cũng thiêu rụi tất cả công đức đã tích tụ trong ngàn năm.” Sân hận rất tai hại. Nó là ngọn lửa thiêu rụi tất cả những hạt giống thiện lành, những phẩm hạnh như từ bi, lòng tốt, sự hiền hòa. Tất cả đều bị sân hận thiêu rụi và...
Thấy tất cả chúng sinh đều bình đẳng, quan trọng như nhau là ĐẠI NHẪN
Kham nhẫn rất quan trọng trong giáo lý Phật, quan trọng hơn cả hạnh bố thí. Kham nhẫn thuộc về cấp độ cao của con đường thành Phật. Không dễ gì đạt tới đó bởi kham nhẫn trong giáo lý Phật không phải tiểu nhẫn; đó là đại nhẫn. Tâm đại nhẫn là tâm thấy tất cả chúng sinh đều quan trọng như nhau. Như cha hoặc như mẹ. Thấy tất cả chúng sinh bình đẳng như vậy gọi là hạnh “kham nhẫn” được dạy trong giáo lý Phật đà.
Từ và bi giống như những đội quân đóng ở biên phòng để canh giữ biên giới cho tổ quốc, chống lại mọi thế lực thù địch
Từ và bi giống như những đội quân đóng ở biên phòng để canh giữ biên giới cho tổ quốc, chống lại mọi thế lực thù địch. Chẳng hạn như đội quân biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ở biên cương, nếu chỉ đi người không thì quả thật là điều vô cùng ngu ngốc và vô nghĩa. Họ cần phải được trang bị vũ khí. Tương tự như vậy, bạn cần phải được trang bị tâm từ và tâm bi để có thể chống lại những xúc tình tiêu cực hiện tướng của ngũ độc,...
Đấu tranh kiên trì để loại bỏ nghiện rượu, thuốc lá cũng là một thực hành Bồ Tát Đạo
Tất cả những thói quen xấu như hút thuốc hay uống rượu đều rất tổn hại đối với con đường dẫn tới giác ngộ xét từ khía cạnh thực hành tâm linh và cả từ góc độ thế tục. Những thói quen này đều rất có hại tới sức khỏe. Hút thuốc rồi sẽ dẫn tới căn bệnh ung thư, thế nhưng mọi người vẫn cứ tiếp tục hút cho tới khi bị mắc bệnh thật sự. Khi họ mắc bệnh thì đã quá muộn rồi. Vì thế nếu bạn có thể đấu tranh để loại bỏ chúng, từng chút...
Chúng ta có thể học cách hoan nghênh các bất ổn hay ít nhất cũng không lo lắng quá nhiều về chúng
Học cách chấp nhận các vấn đề là một sự rèn luyện tích cực cho tâm. Trong phạm vi có thể, chúng ta nên xem vấn đề là cơ hội, thách thức chứ không phải là gánh nặng. Thậm chí chúng ta có thể học cách hoan nghênh các vấn đề hay ít nhất cũng không lo lắng nhiều về chúng, bắt đầu từ những khó khăn nhỏ và tiến tới những khó khăn lớn hơn.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.