Thấy tất cả chúng sinh đều bình đẳng, quan trọng như nhau là ĐẠI NHẪN
Tinh túy giáo lý Phật là an bình – đại an bình. Vậy nên mọi điều Phật dạy đều là về an bình; làm sao để trưởng dưỡng an bình, để phát triển loại an bình ấy. Tóm lại, kham nhẫn rất quan trọng và an bình lớn nhất chính là giải thoát.
Kham nhẫn rất quan trọng trong giáo lý Phật, quan trọng hơn cả hạnh bố thí. Kham nhẫn thuộc về cấp độ cao của con đường thành Phật. Không dễ gì đạt tới đó bởi kham nhẫn trong giáo lý Phật không phải tiểu nhẫn; đó là đại nhẫn. Tâm đại nhẫn là tâm thấy tất cả chúng sinh đều quan trọng như nhau. Như cha hoặc như mẹ. Thấy tất cả chúng sinh bình đẳng như vậy gọi là hạnh “kham nhẫn” được dạy trong giáo lý Phật đà.
Kham nhẫn có nghĩa là không nóng giận. Một người dễ nổi giận là không kham nhẫn, không an bình, có hại, hung hãn và đáng sợ. Theo cái nhìn Phật giáo cần phải hiền hòa với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng không khác. Phải kham nhẫn như mẹ đối với con. Đó là loại kham nhẫn mà mọi truyền thống Phật giáo đều dạy.
Dạy con người biết kham nhẫn là công việc quan trọng. Khi con người không kham nhẫn – như mẹ không kham nhẫn với con – thì sẽ rất nguy hiểm. Con cái sẽ không vui và vì thế mà làm những chuyện ngu xuẩn. Vậy nên, sự kham nhẫn của người mẹ rất cần cho đứa con. Vợ chồng cũng vậy. Nếu không kham nhẫn với nhau họ có thể hung hãn và rất nguy hiểm. Họ có thể hủy hoại hạnh phúc, hủy hoại sợi dây kết nối và [cả] gia đình.
Một vị thầy, một đạo sư cũng vậy. Nếu người đó không kham nhẫn thì sẽ gây nhiều bất an cho học trò. Và học trò cũng vậy. Nếu họ không kham nhẫn thì sẽ gây chướng ngại cho hòa hợp bạn tu. Như Thầy đã nói, đạo Phật là nền giáo dục giúp con người tu hạnh kham nhẫn, học cách chấp nhận mọi thứ một cách đúng đắn, phù hợp, thuận với duyên, thuận với quy luật của duyên và nghiệp. Đây là nền giáo dục rất cao thâm.
~ Trích “Lời Đạo Sư 2”, Hungkar Dorje Rinpoche (Phật Pháp Căn Bản) Kim Cang Định trích dẫn
Seeing all sentient beings equally important is GREAT IMPATIENCE
The essence of Buddha’s teaching is peace – Great Peace. Also the nature of mind of sentient being is peace, is great peace. The liberation we want to achieve is also great peace. So, Buddha’s teachings are actually about peace; about how to achieve peace, how to develop that kind of peace. So, patience is very important and the greatest peace is the liberation.
Patience in the teachings of Buddhism is so important and it is more important than generosity. Patience is a higher level in the Buddhist path. So, to reach that is not easy, because patience in Buddhist teachings is not small patience; it is a great patience. A patient mind means a mind that sees everyone equally important. Like father or mother. The way to see all sentient beings like that is important. It is called ‘patience’ that is taught in Buddhist teachings. And being patient means not being short-tempered. A person who gets angry very easily is not patient, is not peaceful is harmful, aggressive or disgusted. According to the Buddhist teachings it is very important to be peaceful to everyone, all sentient beings equally; be patient like a mother to her own child. This is the kind patience that is taught in every Buddhist tradition.
To teach people to be patient is a very important education. When people do not have enough patience - for example, a mother is not patient enough to her children - it would be dangerous. That makes children feel unhappy and do nonsense to her. Therefore, the mother being patient is very important to the children. As for husband and wife, if they are not patient to each other, they can be aggressive, and dangerous to each other. They can destroy happiness, destroy the relationship, and the family.
As for a teacher, if he or she is not patient that will bring a lot of unhappiness to the disciples. This is the same for disciples. If they are not patient enough, that’ll bring more problems to the harmony between them. As I’ve said earlier, Buddhism is about education and it helps people learn to be very patient, how to accept things in a suitable way, in a correct way, according to the situation, according to the law of karmic connections, karmic conditions. So, it is a very high way of educating people.
Hungkar Dorje Rinpoche, Foundation of Buddhism