BA TÁNH ĐỨC CẦN CÓ CỦA MỘT BẬC ĐẠO SƯ:i
Ba Phẩm Chất Một Đệ Tử Cần Có
Bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche
Sáng 21.10.2018, Chùa Vĩnh Nghiêm
Chép Anh dịch Việt
(Phần II – chiều) “Các đệ tử phải đặc biệt tôn kính đạo sư, phải đưa giáo huấn của đạo sư
vào thực hành và phải giữ kết nối đạo-sư-đệ-tử thật thanh tịnh.” Thầy đã nói về việc làm sao để tìm được Đạo sư và làm sao để thành một Pháp tử. Đây là một chủ đề quan trọng đối với chúng ta, những người tu Phật.
Nói chung, gặp được một bậc thầy tốt là rất quan trọng đối với việc học hành, nghiên cứu, giáo dục, thành công và tất cả mọi thứ khác của người tu. Một khi ta nhận ai là đạo sư của mình thì phải tôn kính đạo sư, vâng lời ngài, phải làm theo bất cứ giáo huấn nào ngài ban cho ta. Nếu không, chúng ta sẽ trở thành một người không tốt, một đệ tử không tốt. Điều này ở mọi nơi trong truyền thống Phật giáo đều như vậy. Các đệ tử phải đặc biệt tôn kính đạo sư, phải đưa giáo huấn của đạo sư vào thực hành và phải giữ kết nối đạo-sư-đệ-tử thật thanh tịnh. Nếu không, họ sẽ là người tu kém, đệ tử kém, và điều này hủy hoại những thành quả tốt đẹp trên đường tu của họ, hủy hoại cơ hội tiến bộ, và tạo nhiều chướng ngại cho chính họ. Đôi khi kết nối thầy-đệ-tử bị hoen ố, giới nguyện bị hủy hoại có thể trở thành nhân duyên quan trọng khiến người tu bị đọa ác đạo. Vì vậy, người tu Phật phải hiểu điều này và cố gắng tự bảo vệ bản thân mình.
Là người tu hành chúng ta đã thọ nhiều giới nguyện. Chúng ta đã chấp nhận nhiều yêu cầu đối với pháp tu, chúng ta đã phát nhiều thệ nguyện khác nhau về đường tu của mình. Điều rất quan trọng là phải hiểu chúng ta đã phát thệ nguyện gì, đã thọ giới gì, và phải trì giữ các giới nguyện này thật miên mật. Đó là vì giữ giới thanh tịnh là cách duy nhất để tiến bộ trên đường tu, để thành tựu giải thoát. Nếu người tu không trì giữ giới nguyện nghiêm cẩn, nếu người đó thiếu tôn trọng hoặc vi phạm giới nguyện, dù cố ý hay vô tình, thì người đó sẽ hủy hoại chính bản thân mình và tất cả thành quả tu hành đã đạt được.
“Khi bạn thọ nhận giáo lý, quán đảnh thì có nhiều điều kiện, yêu cầu kèm theo.
Vì vậy, cần phải có hiểu biết rất rõ ràng về cái mình đang làm, về những yêu cầu mình đang chấp nhận.” Thầy tin rằng có nhiều người ở đây, ở đất nước này, đã đi chỗ này chỗ khác thọ nhận giáo lý, thọ nhận quán đảnh – họ thọ nhận những quán đảnh từ những vị lạt ma khác nhau. Và nhiều người ở đây cũng có kết nối với truyền thống Kim Cương Thừa. Đôi khi người ta không có nhiều hiểu biết nhưng vẫn đi đây đi đó thọ nhận giáo lý. Ngay cả khi họ không biết nhiều về giáo lý, về bổn tôn, về quán đảnh, về tầm quan trọng của giáo lý và quán đảnh, về những đòi hỏi đặt ra đối với người thọ nhận, thế nhưng họ vẫn đi thọ nhận. Việc thọ nhận đó có một số điều kiện kèm theo. Người ta không thể nhận một cái gì đó mà không có điều kiện kèm theo. Khi bạn thọ nhận giáo lý, quán đảnh thì có nhiều điều kiện, yêu cầu kèm theo. Vì vậy, cần phải có hiểu biết rất rõ ràng về cái mình đang làm, về những yêu cầu mình đang chấp nhận.
Ví dụ, khi chúng ta quy y Tam bảo, ta muốn làm Phật tử, làm hành giả Phật giáo thì có những điều kiện, yêu cầu gì kèm theo không? Tất nhiên là có. Có nhiều điều kiện, yêu cầu đối với chúng ta nếu ta muốn làm người tu. Người ta có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn sau khi đã trở thành một Phật tử hay không? Câu trả lời là “không”. Có nhiều yêu cầu chúng ta cần phải tuân thủ. Chúng ta cần phải gìn giữ, tuân thủ tất cả những điều kiện cần thiết làm nên một người tu Phật. Nếu chúng ta không tuân thủ các điều kiện này tức là chúng ta đã phá vỡ giới nguyện. Chúng ta đã hủy hoại những điều kiện cần thiết để ta trở thành một người tu Phật giáo. Có nghĩa là ta đang hủy hoại chính con người tu hành của mình. Vì vậy cần phải rất tỉnh giác về những điều quan trọng này và biết rõ chúng có ảnh hưởng [tốt xấu] như thế nào, giữa những điều này có liên hệ như thế nào. Không biết điều này, không nghĩ về điều này, thì theo Thầy làm người tu cũng không được mấy lợi lạc, không có mấy ý nghĩa. Bởi vì ta đã không hội đủ điều kiện cần có để thành công trên đường tu.
“Trước hết hãy nghiên cứu, học tập. Nếu bạn thấy tốt bởi vì bạn đã tìm hiểu,
bởi vì bạn thấy nó đúng sự thật, thì khi đó hãy làm theo lời Phật dạy.” Phật cho mọi người quyền khảo sát giáo lý Phật và chính bản thân đức Phật. Phật không nói rằng chúng ta phải làm đệ tử của Ngài, mà dạy rằng chúng ta phải nghiên cứu kĩ trước khi trở thành Phật tử. Phải học hành, nghiên cứu càng nhiều càng tốt và khảo sát những gì Phật dạy. Những điều đó có đúng hay không, có tốt hay không? Có chút ý nghĩa nào với bạn hay không? Trước hết phải khảo sát, kiểm tra. Đừng vội vàng theo truyền thống này mà không có suy nghĩ, hiểu biết gì cả. Trước hết hãy nghiên cứu, học tập. Nếu bạn thấy tốt bởi vì bạn đã tìm hiểu, bởi vì bạn thấy nó đúng sự thật, thì khi đó hãy làm theo lời Phật dạy. Và Phật cũng dạy rằng một khi đã trở thành Phật tử, đã thọ giới, đã chấp nhận các điều kiện thì đừng phạm giới, bởi vì bạn sẽ tạo ác nghiệp và điều này rất không tốt cho bạn.
“Phật dạy phải nỗ lực làm việc thiện càng nhiều càng tốt.
Và thiện hạnh đầu tiên Phật yêu cầu chúng ta làm là tránh hãm hại chúng sinh.” Có những điều kiện căn bản đối với chúng ta để trở thành một Phật tử; một trong những điều kiện căn bản này là không hại bất cứ ai, không cướp đi mạng sống của bất cứ chúng sinh nào. Đây là yêu cầu căn bản đối với bất cứ ai muốn tu theo Phật bởi vì Phật không cho phép bất cứ một ai hãm hại hoặc sát hại các chúng sinh khác một khi họ là người tu. Phật không cho phép dung hợp hai điều này, và chỉ chấp nhận người có không hãm hại chúng sinh. Tất nhiên, cần phải hiểu khi nói “không làm hại chúng sinh” thì “chúng sinh” không chỉ bao gồm con người mà là bất cứ chúng sinh hữu tình nào, kể cả những con côn trùng nhỏ bé, những con chim, con gà, con cá. Chúng ta không được làm hại hay tấn công chúng mà phải che chở cho chúng. Đây là những điều kiện căn bản để thọ nhận và thực hành giáo lý của Phật.
Sát sinh là hành động rất xấu, rất có hại. Sát sinh là một trong những hành động hung hãn nhất, vô nghĩa nhất đối với một chúng sinh. Chúng ta hiểu chết là điều không dễ dàng chút nào. Không ai muốn bị sát hại bởi bất cứ một kẻ nào, vì bất cứ lý do nào. Điều này như nhau, không khác đối với tất cả mọi người. Chúng ta không muốn đau khổ, không muốn chấp nhận cái chết. Điều này cũng vậy, không khác đối với tất cả chúng hữu tình – không một hữu tình nào muốn chết. Vì vậy, sát sinh là rất hung ác, rất xấu xa. Chính vì lẽ này mà quả báo của sát sinh cực kì nặng nề: nó có thể khiến người ta bị đọa ba đường ác đạo, bị đọa địa ngục rất dễ dàng. Quả báo rất nặng nề và rất tệ hại. Vì vậy, Phật dạy phải nỗ lực làm việc thiện càng nhiều càng tốt. Và thiện hạnh đầu tiên Phật yêu cầu chúng ta làm là tránh hãm hại chúng sinh.
“Khi không có tâm từ, tâm bi thì sẽ không thể thực sự cảm nhận được nỗi đau
của chúng sinh khác, và vì thế chúng ta có thể trở nên rất hung ác.” Để có thể tránh làm hại chúng sinh và luôn che chở cho kẻ bị hại, chúng ta phải trưởng dưỡng tâm bi. Tâm bi mẫn là nguyên nhân chính yếu khiến chúng ta hiểu được tình cảnh thật của người khác, hiểu được nỗi đau và cái gì gây nên đau khổ cho người khác, chúng sinh khác. Khi không có tâm từ, tâm bi thì sẽ không thể thực sự cảm nhận được nỗi đau của chúng sinh khác, và vì thế chúng ta có thể trở nên rất hung ác. Vì lẽ đó đức Phật thường xuyên dạy từ bi. Tóm lại, điều rất quan trọng là phải tu luyện tâm để trở nên ngày càng bi mẫn hơn. Nếu ai đó muốn thực hành ăn chay thì đây là một hành động từ tâm rất tốt đẹp, bởi vì sẽ có rất nhiều con vật phải chết do người ta ăn thịt. Ví dụ, Kathmandu ở Nepal là một thành phố không lớn, dân số nhỏ; số lượng Phật tử ở Kathmandu thậm chí rất nhỏ. Thế nhưng theo thông tin qua mạng gần đây thì các Phật tử ở Kathmandu ăn 81 triệu con heo một năm. Chỉ riêng Phật tử thôi!
Khi chúng ta ăn thịt thì thịt không tới từ hư vô, thịt tới từ một mạng sống. Ví dụ, để ăn gà hay thịt gà thì trước hết gà phải chết. Bạn không thể ăn thịt gà trước khi con gà chết, có đúng không? Con gà sẽ chết rồi bạn mới ăn thịt nó. Như vậy, ăn thịt là một hành động hãm hại. Vì vậy, đó là việc làm có từ tâm nếu bạn cố gắng ăn chay càng nhiều càng tốt.
“Người ta thường mắc một sai lầm giống nhau: họ không có ý thức, không tỉnh giác về nhiều thứ và coi khinh nhiều rất thứ quan trọng.
Vì vậy, những kết quả, những điều tốt đẹp, những tiến bộ lẽ ra phải có đã bị suy giảm.” Lại nữa, mục đích trở thành người tu là để tích lũy công đức, để trở thành một người tốt hơn, trong sạch hơn, cao quý hơn. Mục đích này của chúng ta rất có ý nghĩa và rất hợp lý đạo, bởi vì chỉ có việc thực hành Pháp mới có thể đem lại những điều tốt đẹp mà ta mong muốn. Ngoài việc thực hành Pháp ra không gì có thể đem lại cho ta những hoa trái tốt đẹp. Vì vậy, hiểu rõ mục đích của mình và nỗ lực hết sức mình để thực hành một cách đúng đắn là điều rất quan trọng. Người ta thường mắc một sai lầm giống nhau: họ không có ý thức, không tỉnh giác về nhiều thứ và coi khinh nhiều rất thứ quan trọng. Vì vậy, những kết quả, những điều tốt đẹp, những tiến bộ lẽ ra phải có đã bị suy giảm. Họ tiến bộ rất chậm chính do cách làm, cách xử thế của họ.
“Tóm lại, có hai lợi lạc mà giáo lý của Phật đem lại:
một là hạnh phúc cho đời này, và hai là hạnh phúc cho kiếp vị lai.” Vạn pháp vô thường vì vậy không có gì là đáng tin cậy bao gồm cả cuộc sống của chúng ta. Như thế nào có nghĩa là cuộc sống của chúng ta không đáng tin cậy? Bởi vì vạn pháp dời đổi và cuộc sống của chúng ta cũng dời đổi theo. Nó thay đổi, thay đổi, thay đổi không dừng lại dù một khoảnh khắc mà dời đổi, liên tục dời đổi. Chính vì lẽ đó mà sẽ có những thay đổi lớn xảy ra. Do nhiều thay đổi rất nhỏ liên tục xảy ra không ngừng nghỉ mà biến đổi lớn rồi sẽ tới. Khi có một biến cố lớn ập tới, chúng ta có thể bị tổn thương, vì ta đã không tự chuẩn bị để chấp nhận nó. Chúng ta không muốn nhìn thấy loại thay đổi ấy. Vì vậy, hiểu được thực tại của vạn pháp bằng cách thực hành những lời dạy của Phật Thích Ca sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp, đem lại trí tuệ và nhờ đó ta sẽ vượt thoát sợ hãi, thành người vô úy, có khả năng tự chuẩn bị để chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra.
Trí tuệ của Phật là bất khả tư nghì. Phật thấy tất cả, Phật biết tất cả. Phật biết chính xác cái gì đem lại hạnh phúc cho cuộc đời của một người và Phật biết cái gì là nhân của giải thoát, cho nên giáo lý của Phật là quý báu nhất, cực kỳ quý báu. Giáo lý này có sức mạnh giúp ta có hiểu biết tốt nhất về cuộc sống của mình, giúp ta đạt hạnh phúc, an bình đời này, và đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trong kiếp sau. Như vậy có hai mục đích, hai kết quả, hai sức mạnh để chúng ta thực hành pháp. Thứ nhất, trong đời này ta có thể tự tại cho dù điều gì đang xảy ra. Tâm ta thường an bình cho dù hoàn cảnh nào xảy ra. Nếu tu hành rất tốt thì ta có thể làm được điều đó, chắc chắn làm được. Thứ hai, ta chuẩn bị cho tương lai, để cho kiếp sau sẽ có nhiều hạnh phúc, an bình, và thành công hơn. Tóm lại, có hai lợi lạc mà giáo lý của Phật đem lại: một là hạnh phúc cho đời này, và hai là hạnh phúc cho kiếp vị lai.
“Chúng ta phải tu luyện tâm thông qua văn, tư, tu
để làm cho tâm của mình, tri kiến của mình ngày càng thanh tịnh hơn.” Sáng nay Thầy có giảng về sức mạnh giúp ta có được những thành quả tốt đẹp từ Pháp Phật – đó là tâm chí tín thành. Đó là chí tín thành đối với Phật, với lời Phật dạy và với tri kiến thanh tịnh. Tri kiến thanh tịnh rất quan trọng. Chúng ta không thể nhìn thấy được những phẩm tánh thù thắng của Phật khi chúng ta không có tri kiến thanh tịnh về Phật. Chúng ta không thể thành tựu nếu cái nhìn của ta không thanh tịnh. Chúng ta phải tu luyện tâm thông qua văn, tư, tu để làm cho tâm của mình, tri kiến của mình ngày càng thanh tịnh hơn. Khi thực hành pháp bằng ba pháp tu này (văn, tư, tu) thì chắc chắn chúng ta có thể làm được nhiều lợi lạc và trở thành một người rất trong sạch, an bình, và khiêm hạ.
Chúng ta cần phải hiểu, cần phải thấy rõ rằng vô minh trong tâm chúng ta là rất sâu, rất dày. Tâm của chúng ta vô minh cho nên chúng ta vô minh. Chừng nào một người còn vô minh thì người đó chưa thể nhìn thấy những thứ thanh tịnh. Chính vì tâm vô minh đó (si) mà chúng ta nhìn mọi việc một cách sai lầm, và vì vậy mà chúng ta kẹt vào kiến sai lạc. Cốt lõi của Pháp Phật rất sắc bén, sắc bén như một lưỡi kiếm. Nếu chúng ta khéo dùng lưỡi kiếm sắc của Pháp Phật thì gốc rễ của vô minh trong tâm ta có thể bị chặt đứt. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi thời gian vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị đúng cách. Chúng ta cần có nhiều cơ hội để tự hoàn thiện bản thân dần dần, chậm rãi và liên tục.
Hết bài giảng chiều 21.10.2018 Việt dịch (bản chép lời giảng tiếng Anh): Lotsawa (Hiếu Thiện). Bản tiếng Anh do Choying Drolma (Giáng Hương) chép từ MP 3 bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche, chiều 21.10.2018, Việt Nam. MP3 được đăng tại website: https://lienhoaquang.com/thu-vien-anh_Vi%E1%BB%87t-Nam_dkckqcl_nghe-MP3_hungkar.html
THREE QUALITIES A DHARMA MASTER SHOULD HAVE
Hungkar Dorje Rinpoche
21.10.2018 evening, Vinh Nghiem Pagoda, Vietnam
(Part II evening)
(excerpt) I talked about how to recognize a teacher and how to be a Dharma student. It’s very important subject for us as a Budhist people.
Generally speaking, to have a good teacher is very important for one’s education, learning, success and for one’s everything. Once we accept someone to be our teacher, we should respect the teacher, listen to the teacher, we should follow whatever instructions given by him. Otherwise, we become very bad person, bad man, bad woman, bad student. It’s the same situation [everywhere] in Buddist tradition. The Buddist students, they should respect their teacher very highly and should apply as much as one can the instructions and should keep very pure connection between the teacher and oneself. Otherwise, we will become bad Dharma persons or bad students that destroys possitive results on the path and that destroys the opportunities to make improvement for oneself and that really brings a lot obstacles for oneself. Sometimes that kind of situation, unclean connection between teacher and students, broken samaya can be a big cause for one to fall to the lower realms. So one must understand and try to protect oneself.
Then, as Dharma people we have already taken a lot of commitments. We accepted many requests for dharma practice, we had taken different vows for one’s dharma path. It’s very important to understand what one has taken, what kinds of commitment one has made and to protect and to keep these commitments as pure as possible; because keeping samaya pure is the only way to make some progress on the path, to receive some siddhas to reach some achievements on the path. If one doesn’t keep samaya, one doesn’t keep commitments and if one ignores and breaks [samaya] on purpose or not on purpose, then one will really destroy oneself and destroy all the results on the path.
I believe a lot of people here, in this country, go around to receive teachings and receive empowerments - from different lamas they receive different empowerments. And a lot of people here also have connection with Varjayana tradition. Sometimes people do not know but people still go around to receive teachings. Even though people don’t know the teachings, the deity and the empowerments and what the importance [of the teachings, empowerments] is and what’s necessary for doing that [teaching, empowerment]; but still they do that. That creates some conditions, of course. There’s nothing you can receive without conditions; but you receive anything, including Dharma teaching and empowerments with a lot of conditions, a lot of requests. Therefore, it’s very important for oneself to be aware of what one is doing, and what kind of requests one is accepting.
For example, when we take refuge in Three Jewels, when we want to become Buddhist person, Buddhist practitioners, are there any conditions to do that? Of course, yes. We have many conditions for us to be able to become a Buddhist, a Dharma practitioner. Can one do whatever one wants after one becomes Buddhist person? The answer is “no”. There are many requests we have to follow; because [there are] all of the conditions that create a Buddhist person - now we have to keep all of them. If we break these conditions, then we break commitments. You are breaking conditions for you to be a Dharma practitioner. So that you are destroying you being Dharma person. So of course we have to aware of this important things, conditions, how they works, what is the connections between these things. Without knowing this, without thinking of this, then I think it is not very useful, not very meaningful to be a Dharma person, because there’s not enough conditions to make oneself more meaningful on the path.
Buddha has given people authority to investigate in Buddha’s teachings and the Buddha himself. Buddha doesn’t say you have to be His followers, but Buddha says you have to study before you become a follower of Buddha’s tradition. You should study as much as you can and you try to examine what He said. Is it true or not, is it good or not? Does it make sense to you or not? You should examine first, investigate first. Don’t jump into the tradition without thinking, without understanding. But study first. If you think it is good because you have learned, because you think it is truthful, then you can follow His instructions. But Buddha said once you become a [Buddhist], once you took commitments or once you accepted these conditions, then you do not break the commitments because it creates a lot of karmas for you and it’s very bad for you.
[There are] basic conditions for us to be a basic Buddhist person. One of these basic conditions are like to take commitment do not harm any being, do not cut off others’ life. It’s important as basic condition for anyone to practice the Buddhist tradition because the Buddha does not allow anyone to practice dharma while being harmful to somebody or killing others. The Buddha doesn’t allow for anyone to do both together, but only one who is to be able to avoid any harmful actions. Of course people understand that it’s not good to harm others, not only people, but do not harm any being, any sentient being, which means including small insects, birds, chicken, fish. We should not harm them, attack them but we should protect them. That’s very basic conditions for us to be able to receive and practice teachings of the Buddha.
Killing is very bad action, very harmful action. Killing is one of the most aggressive actions, the most meaningless actions to a being. We understand dying is not something easy to go through. No one wants to be killed by anyone, for any reason. Therefore, it’s the same situation with any human being. Since we human beings don’t want suffering and we don’t want to accept death. It’s the same to any sentient being - no sentient being is willing to die. So, killing is very aggressive, very very bad action. Therefore, the result of killing is great and very bad: that can cause someone to be born in the lower realms, in hell realm very easily. The result is very powerful and negative. So, Buddha said try to do a lot of good action. And the first good action that Buddha request us to do is to avoid attacking others, doing harm to others.
What makes us be able not to harm others but protect one being harmed from bad action is to develop compassion. Compassion is the best cause for us to understand real situation, real suffering, what make suffering for others. When there is no compassion, no kindness, no loving kindness, then possibly we don’t have any feelings, don’t really feel what is the suffering for others, therefore we become very aggressive. Buddha teaches compassion, kindness very often. So, it’s very important for us to practice and to train oneself to be more compassionate. It’s very sweet and very kind actions if one try to become vegetarian; because through action of eating meat, a lot of animals will die. For example, in Nepal in Kathmandu, Kathmandu, is not a big city, the population is not very big and the Buddhist population in Kathmandu is even not big at all, very small. But it is said recently on internet that the Buddhist people in Kathmandu eat 81 million pigs a year. Only Buddhist people!
When we eat meat, meat doesn’t come from nothing, but it comes from a beings, a life. For example, in order to eat chicken, or meat of chicken, the chicken have to die first. You don’t eat the chicken before it dies, right? We don’t eat it alive, right? It died anyway when you eat it, it already died. So, eating meat, that action is very harmful action. Therefore, it is very kind if you are trying to be vegetarian as much as one can.
And the purpose for anyone to be a Buddhist is to accumulate some good merit so that one can go upper or one can be better, more pure, nobler person. Therefore, our goal is something very meaningful and it is very reasonable to do that; because only practicing Dharma can bring these goals, bring these results for us. No other conditions can create these results for us, but only [practicing] Dharma can bring the results. Therefore, to understand the purpose and to do things correctly as much as one can is very very important. People often make one common mistake: they are not aware of many things and ignore too many important things. Therefore, the results, or the improvement, the positive things that they should have met, these are reduced. They become very slow due to one’s own way of handling things.
All phenomena, all things are naturally impermanent, therefore, things are not reliable, including one’s life. What does that mean by one’s own life is not reliable? Because that is also impermanent, they change or life is also changed. It’s changing, changing and changing incidentally, without stop any second, but changing, continuously changing. Because of that there will be some big changes. Because there is very small changes that changes, that is continuously going; because of that there will big changes. When there is something big change, we do not prepare to accept that, we are possibly hurt because of that change. We do not want to see that kind of change. Therefore, it is a great way to understand the nature of phenomena, the reality of phenomena by practicing Dharma, following dharma teaching, the teaching of Buddha Shakyamuni, it will bring good or a lot of wisdom for us so that we will able to be fearless, we are able to prepare, to accept anything that will happen.
Buddha’s wisdom is inconceivable. Therefore, Buddha sees everything, Buddha knows everything. Buddha knows what brings happiness exactly to one’s life and Buddha knows what can cause liberation, so the Buddha’s teaching is most valuable, very very valuable. That has power or nature that creates best understanding in one’s life, one can be happy in this life, one can be peaceful in this life and one can have better life in the next life. So, actually purpose for us to practice Dharma, there are two purposes or two results, two powers. First, in this life one can relax no matter what is going on; under any kind of situations one mainly relax. If one is practicing very well, then one is able to do that and definitely one can do that. And then the second part is: we are already thinking about the future life, so that in the future, there will be more happiness, more peace, and more success. Therefore, the two qualities that the Buddha’ teaching bring into one’s life is one thing here happiness for this life and happiness for the future life.
I mention this morning also what kind of mental power or what kind of power for us to receive these positive or results from Buddha’s teaching - that is devotion. Of course: devotion in Buddha and devotion in Buddha’s teaching and pure view. Pure view is very important. We can’t see the excellent qualities of Buddha when we have no pure view toward the Buddha. We can’t receive the results of teaching when we are not pure view. We should train our mind to make our mind, to make our view more pure through studying, thinking, contemplating and meditating. Doing these, going through these three principle, exercises, skills, causes, definitely one can be able to do a lot of benefit and one can be a pure person, a very peaceful person and very humble person.
We have to understand or we have to accept that we have a very deep deep ignorance in our mind. Our mind is ignorant, because of that we are very ignorant. As long as one is very ignorant one will not be able to see the pure things. Because of that ignorance we see things in wrong way and because of that we have wrong view. The essence of Buddha’s teaching is very sharp, sharp like sword. If we use sharpness of the teaching of the Buddha, the root of our ignorance in our mind can be cut off. But it takes time, therefore we need to prepare accordingly. We need to have a lot of chances to improve oneself slowly, gradually and continuously.
End of teaching on evening 21.10.2018 (excerpt) Transcript by Choying Drolma (Giang Huong). MP3 of Hungkar Dorje Rinpoche’s teaching on evening 21.10.2019: https://lienhoaquang.com/thu-vien-anh_Vi%E1%BB%87t-Nam_dkckqcl_nghe-MP3_hungkar.html