Phần Mở đầu: TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT
Anh chị em thân mến, chúng tôi rất vui mừng hiện diện nơi đây với tất cả. Chúng tôi luôn luôn tin rằng nhân loại chúng ta tất cả cơ bản đều giống nhau – tinh thần, cảm xúc, và thân thể. Dĩ nhiên có những khác biệt không đáng kể, như gầy béo hay màu da, nhưng tất cả chúng ta đều có hai mắt, hai tai, và một mũi. Vì thế, chúng tôi luôn luôn vui vẻ để cùng hành động và nói chuyện với những anh chị em loài người của chúng ta. Trong cách này, chúng tôi học được những điều mới lạ, chính khi chúng tôi tiếp nhận một câu hỏi về những điều gì hoàn toàn không ngờ. Những thành viên trong thính chúng khơi dậy những nhận thức hay quan điểm mới mẻ, điều cho chúng tôi cơ hội để phản ánh và phân tích. Nó thật là hữu ích.
Tuy thế chúng tôi muốn làm rõ – ngay cả cảnh báo đến quý vị - rằng quý vị không kỳ vọng quá nhiều. Không có phép mầu. Chúng tôi rất hoài nghi những điều như thế. Nó rất nguy hiểm nếu người ta đến nghe chúng tôi thuyết giảng và tin rằng chúng tôi có những loại năng lực chửa bệnh nào đấy, thí dụ như thế. Chính tôi cũng ngờ vực những ai tuyên bố rằng họ có khả năng trị bệnh. Một thời gian trước đây, tại một cuộc tập họp đông đảo ở Anh Quốc, chúng tôi đã nói những điều giống như vậy. Cùng lúc chúng tôi nói với thính chúng rằng nếu thật sự có một người cứu chửa bệnh ở đấy, chúng tôi muốn chỉ cho người ấy những vấn đề của làn da chúng tôi. Đôi khi thật là vui lòng sung sướng để gảy ngứa, nhưng như đạo sư Ấn Độ Long Thọ đã nói, “tốt hơn là đừng có vết ngứa hơn là thỏa mãn khi gảy ngứa.” Nhưng cách nào đi nữa, chúng tôi chưa từng gặp một người như thế (có khả năng chửa bệnh). Tuy vậy, nếu quý vị ở đây chỉ vì hiếu kỳ, điều ấy thật tuyệt diệu. Chúng tôi thật vui vì có cơ hội này để nói chuyện với quý vị và cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi đến những ai đã tổ chức nên sự kiện này.
Căn bản là mọi người muốn một đời sống hạnh phúc và thành công. Điều này không chỉ là mục tiêu của chúng ta mà cũng là quyền lợi chính đáng của chúng ta. Thế thì câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta đạt đến hạnh phúc này trong đời sống? Dường như rằng trong thời hiện đại này, khi mà những khả nằng về kỷ thuật và vật chất phát triển quá tốt và thuận tiện một cách tự do, chúng ta nghĩ rằng những thứ vật chất là nhân tố chính yếu trong sự hài lòng những khát vọng và làm thỏa mãn những mục tiêu của chúng ta. Vì thế, chúng ta đã có những kỳ vọng quá nhiều về những thứ vật chất và đặt quá nhiều niềm tin ở chúng; những sự tin tưởng quá mạnh về vật chất đã cho chúng ta những hy vọng sai lầm trong những thứ thật sự thiếu một cơ sở vững chắc. Như một kết quả, chúng ta quên lãng những giá trị nội tại và tình trạng của tâm linh.
Do bởi dựa vào quá nhiều trên những thứ vật chất ngoại tại để làm cho đời sống của chúng ta đầy đủ ý nghĩa, chúng ta di chuyển xa rời những giá trị căn bản của con người. Dĩ nhiên, sự phát triển vật chất là thiết yếu và rất hữu dụng, nhưng thật sai lầm để kỳ vọng rằng tất cả những vấn nạn của chúng ta có thể giải quyết qua những nhận thức ngoại tại. Nhưng khi sự phát triển vật chất và tâm linh được phối hợp, chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của một đời sống hạnh phúc. Do vậy, trong khi tập trung trên sự phát triển vật chất, cũng thật thiết yếu để chúng ta đặt chú ý đến những giá trị nội tại.
Khi chúng tôi dùng từ ngữ “tâm linh”, không cần thiết có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo. Nó thật rõ ràng rằng, có hai trình độ tâm linh - tâm linh với tín ngưỡng tôn giáo và không tôn giáo. Một cách minh bạch, một cá nhân có thể điều nghiên để hướng đến một đời sống đầy đủ ý nghĩa mà không có tín ngưỡng, những chúng ta không thể là một người hạnh phúc an lạc mà không có những căn bản giá trị tâm linh nhân loại. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, không có cách nào chúng ta có thể hờ hững điều này.
Căn bản giá trị nhân loại là những gì? Có hai trình độ. Trên một trình độ, có một ý thức quan tâm đến người khác, chia sẻ với người khác – ý thức về tính chất duy nhất mà nó đến từ việc thấy rằng tất cả mọi người như là anh chị em trong một gia đình nhân loại, đem đến sự tôn trọng, bao dung, nhẫn nại, và kỷ luật tự thân. Chúng ta ngay cả tìm thấy một số những phẩm chất này trong thế giới loài vật. Tuy nhiên, trong một trình độ khác, do bởi sự thông minh của con người chúng ta và sự hiểu biết vươn xa đến những kết quả, chúng ta có thể tăng trưởng có chủ tâm những phẩm chất nào đấy và cố gắng để kiềm chế hay ngăn trở những kẻ khác. Trong cách này, con người thật là thành thạo tinh vi hơn những con vật.
Con người và con vật cùng bình đẳng về những khát vọng căn bản cho hạnh phúc an lạc hay hài lòng thỏa mãn. Điều này là thông thường đến tất cả những chúng sinh. Tuy vậy, điều đặc trưng về chúng ta là sự thông minh của con người. Khát vọng đạt đến hạnh phúc, sung sướng, và hài lòng chính yếu qua năm giác quan không phải là đặc trưng của con người, không có sự phân biệt nhiều giữa con người với con vật trong sự quan tâm này. Tuy thế, điều gì phân biệt chúng ta những con người với những con thú, đấy là khả năng của chúng ta dùng những tài nghệ của thông tuệ trong yêu cầu thỏa mãn sự khát vọng tự nhiên để được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Nó chính là khả năng này để phán xét giữa hậu quả ngắn hạn và dài hạn của thái độ và những hành động chúng ta mà thật sự phân biệt những con người chúng ta với những con thú; tận dụng những phẩm chất đặc trưng của con người trong đường hướng đúng đắn là minh chứng chúng ta đúng là những con người thật sự.
Một nhân tố quan trọng khác là có hai loại đau đớn và sung sướng – trình độ đớn đau và vui sướng vật lý, hay cảm giác và thứ kia là trình độ tinh thần. Nếu chúng ta thử nghiệm trong đời sống hằng ngày của mình, sẽ trở nên rõ ràng rằng chúng ta có thể làm dịu hay khuất phục đau đớn vật lý một cách tâm lý. Khi chúng ta an lạc và tĩnh lặng, chúng ta có thể quên đi những sự khó chịu vật lý một cách dễ dàng, như là những cảm giác đau đớn và không vừa ý. Tuy nhiên, khi chúng ta không vui hay vị quấy nhiễu, thế thì ngay cả những nhân tố ngoại tại nhất hạng, như là những kẻ đồng hành, tiền của, và tiếng tăm đều tốt đẹp, cũng không thể làm chúng ta hạnh phúc vui vẻ. Điều gợi ý này cho chúng ta thấy rằng không kể những kinh nghiệm cảm giác của chúng ta mạnh mẻ thế nào đi nữa, chúng không thể lấn áp hay vượt thắng tình trạng của tinh thần tâm linh chúng ta; kinh nghiệm tinh thần là vượt trội cơ chế vật lý. Lĩnh vực tinh thần này của an lạc và khổ sở hay đớn đau và vui sướng mà sự ứng dụng trên tuệ thông minh của con người biểu hiện một vai trò ảnh hưởng vô cùng rộng lớn.
Sự thông tuệ của con người tự nó là trung tính; nó chỉ là một công cụ mà có thể được dùng trong những đường lối tàn phá hay xây dựng. Thí dụ, nhiều sự khổ đau của chúng ta đã đến như một kết quả của năng lực về sự tưởng tượng và khả năng của chúng ta nghĩ về tương lai, điều có thể tạo nên nghi ngờ, dự đoán, chán nản, hay sợ hãi. Thú vật không có những vấn nạn này. Nếu một con thú tìm ra thực phẩm ngon và nơi cư trú tốt và không có những sự phiền toái trước mắt, chúng có thể sinh sống thật là an bình, nhưng với con người ngay cả khi chúng ta được ăn uống đủ đầy và chung quanh là những người đồng hành tốt, âm nhạc du dương, v.v…, sự thạo đời và sự dự đoán không cho phép chúng ta ngơi nghĩ. Thông minh của con người, nói cách khác, là một cội nguồn của lo lắng và vấn nạn. Sự bất mãn khởi lên từ sự tưởng tượng quá đáng không thể được giải quyết bằng những biện pháp vật chất.
Sự thông tuệ của con người, vì thế, có thể là rất ảnh hưởng hoặc là tiêu cực hoặc là tích cực. Nhân tố then chốt trực tiếp đến nó tích cực hơn là một thái độ tinh thần đúng đắn. Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại. Nếu tâm thức chúng ta yên bình, cởi mở và tĩnh lặng lúc ban ngày, thì những giấc mơ sẽ phản ánh những kinh nghiệm này và là an lạc. Nếu cả ngày chúng ta trải qua những sợ hãi, khích động, và nghi ngờ, chúng ta sẽ tiếp tục tiến vào những rắc rối trong những giấc mơ của chúng ta. Do vậy, để có an lạc hạnh phúc hai mươi bốn giờ một ngày, chúng ta phải có những thái độ tinh thần chính trực.
Thay vì nghĩ về tiền tài và những thứ vật chất mỗi phút trong ngày, chúng ta phải đặt trọng tâm vào thế giới nội tại của chúng ta. Thật là hấp dẫn và hứng khởi để tự hỏi chính mình những câu hỏi như sau, “Tôi là ai?” và “Cái tôi ở chỗ nào?” Thông thường, chúng ta cho cái “tôi” của chúng ta là điều tất nhiên. Chúng ta cảm thấy rằng trong chúng ta là có điều gì là vững chắc, độc lập; rằng nó là chủ nhân ông của tâm thức, thân thể, và những sở hữu của chúng ta. Nếu chúng ta phản chiếu và khảo sát nơi nào mà điều cũng được gọi là cái tự ngã đầy quyền năng và quý giá ấy thật sự tọa lạc, nó sẽ minh chứng rất là hữu ích. Chúng ta cũng nên hỏi “Tâm là gì? Nó ở nơi nào?” bởi vì điều lớn nhất của tất cả những năng lực quấy nhiễu là những cảm xúc tiêu cực. Khi tất cả những cảm xúc tàn phá này được phát triển một cách đầy đủ, chúng ta sẽ trở thành nô lệ của chúng; giống như điên khùng. Vì thế, khi những cảm xúc tiêu cực khởi lên, thật hữu ích để hỏi thăm, “Tất cả những thứ này đến từ chốn nào?”
Nhân tố then chốt trong phát triển và tăng trưởng những giá trị căn bản của nhân loại – ý thức về quan tâm và chia sẻ với những người khác – là sự tác động nhân bản, một cảm giác thân cận với những người khác. Phẩm chất này hiện diện với chúng ta từ khoảnh khắc của sự thụ thai. Theo một số chuyên gia y học, đứa bé chưa sinh có thể nhận ra giọng nói của mẹ nó. Điều này rồi thì biểu lộ ngay cả, đứa bé cảm thấy gần gũi và thân ái đối với mẹ nó. Một khi đứa bé được sinh ra, nó tự động bú sữa của mẹ nó. Bà mẹ cũng trải qua một cảm giác gần gũi đến đứa con của bà ta. Bởi vì điều này, sữa của bà mẹ tuôn chảy một cách tự do. Nếu mỗi bên thiếu vắng cảm giác thân tình ấy, đứa bé sẽ không thể sống sót. Mỗi chúng ta đã bắt đầu đời sống bằng cách ấy và nếu không có tác động nhân tính một cách xác định sẽ không thể sống còn.
Y học cũng dạy chúng ta rằng những cảm xúc thủ một vai trò rất quan trọng trong sức khỏe. Thí dụ, sợ hãi và thù hận, rất tệ hại cho chúng ta. Cũng thế, khi những cảm xúc khởi lên một cách mạnh mẻ, những phần nào đấy trong não bộ bị đóng lại và sự thông tuệ của chúng ta không thể hoạt động một cách chính xác. Chúng ta cũng có thể thấy từ kinh nghiệm hằng ngày của mình rằng những cảm xúc tiêu cực mạnh có thể làm chúng ta không thoải mái và căng thẳng, đưa đến những vấn đề với bộ tiêu hóa và ngủ nghỉ cũng như là nguyên nhân với một số chúng ta dùng đến thuốc an thần, thuốc ngũ, rượu, hay những thứ ma túy khác.
Xa hơn nữa, khi những cảm xúc tiêu cực phát triển chúng có thể quấy nhiễu sự cân bằng tự nhiên của thân thể chúng ta, kết quả trong áp huyết cao và những thứ bệnh truyền nhiễm khác. Một nhà nghiên cứu đã đưa ra những dữ liệu tại một hội nghị cho biết rằng những người thường dùng đến những từ ngữ như là “tôi”, “ta”, và “của tôi” có một sự nguy hiểm lớn hơn về chứng nhồi máu cơ tim. Vì thế, dường như rằng nếu chúng ta muốn có một cơn nhồi máu cơ tim, chúng ta nên thường lập lại những từ ngữ giống như một thần chú và luôn luôn nói rằng “tôi, tôi, tôi,…”.
Nếu chúng ta nghĩ về chúng ta như là rất quý giá và tuyệt đối, toàn bộ sự tập trung tinh thần của chúng ta trở nên rất hẹp hòi và giới hạn và ngay cả những vấn đề nhỏ nhoi hay thứ yếu cũng có thể dường như không thể chịu đựng nổi. Tuy vậy, nếu chúng ta có thể suy nghĩ một cách tổng quát hơn và thấy những vấn đề của chúng ta từ một viễn cảnh rộng rãi hơn, chúng sẽ trở nên không quan trọng. Thí dụ, nếu chúng ta xoay thái độ tinh thần của chúng ta từ việc quan tâm cho lợi ích chính mình đến lợi ích của những người khác, tâm thức chúng ta tự động rộng lớn ra và những vấn đề của chính chúng ta xuất hiện kém quan trọng hơn nhiều và dễ dàng để đối diện hơn.
Lợi ích thật sự của việc thực hành từ bi yêu thương và quan tâm đến kẻ khác là nơi chính hành giả ấy. Chúng ta có thể có cảm tưởng rằng những lợi ích chính của thực hành từ bi cuối cùng là những ai đó tiếp nhận; rằng thực hành từ bi chỉ liên hệ cho những ai quan tâm đến những người khác và không liên quan đến những người không được lưu tâm đến, bởi vì lợi ích chính của nó đến với những người khác. Đây là một sai lầm. Lợi ích trực tiếp tức thời của thực hành từ bi thực sự được kinh nghiệm bởi người thực hành.
Bởi vì tâm chúng ta mở rộng và chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn khi chúng ta nghĩ về nhân loại và lợi ích của những người khác, nếu chúng ta có thể phát sinh thái độ tinh thần này, bất cứ khi nào chúng ta gặp ai đấy, chúng ta sẽ cảm thấy rằng đây là một người anh chị em nhân loại khác và sẽ lập tức có thể giao tiếp với sự thanh thản. Khi chúng ta chỉ nghĩ về chính mình, cánh cửa nội tại duy trì sự đóng kín và chúng ta tìm thấy nó rất khó khăn để giao thiệp với những đồng loại con người của chúng ta.
Sự thực hành từ bi và quan tâm đến những kẻ khác lập tức mang đến cho chúng ta sức mạnh nội tại và an bình nội tâm. Dĩ nhiên, từ bi cũng có thể lợi ích cho những người khác một cách trực tiếp, nhưng điều chắc chắn là lợi ích mà chúng ta tự kinh nghiệm. Do vậy, điều này thật rõ ràng, rằng nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng ta và hạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm. Đôi khi chúng tôi nói đùa với mọi người rằng nếu chúng ta muốn vị kỷ một cách thật sự, thế thì chúng ta nên vị kỷ một cách thông tuệ tốt hơn là vị kỷ một cách kém thông minh.
Điều này là thực tế. Hãy nghĩ về những điểm này và thể nghiệm với chúng. Cuối cùng quý vị sẽ phát triển một sự tĩnh thức chính niệm to lớn hơn của những gì mà chúng tôi vừa nói.
Một tu sĩ già sáu mươi bốn tuổi và trong một vài ngày nữa chúng tôi sẽ là sáu mươi lăm. Phần lớn cuộc đời của chúng tôi đã không là hạnh phúc. Hầu hết mọi người đã biết về những kinh nghiệm khó khăn của chúng tôi. Khi lên mười lăm, chúng tôi mất tự do của mình; lúc hai mươi bốn tuổi chúng tôi mất đi non sông của chúng tôi. Bây giờ bốn mươi mốt năm trôi qua từ khi chúng tôi trở thành người tị nạn và những tin tức từ quê hương luôn luôn là rất buồn rầu. Tuy vậy trong tâm, tình trạng tinh thần của chúng tôi dường như rất bình lặng. Những tin tức đau buồn vào lỗ tai này và ra lỗ tai kia, không dính mắc gì nhiều trong tâm thức của chúng tôi. Kết quả là sự an bình nội tâm không bị quấy nhiễu quá nhiều.
Đây không phải bởi vì chúng tôi là một loại người đặc biệt, chúng tôi đùa với những người bạn Trung Hoa về từ ngữ “Hoạt Phật”, có nghĩa là “Phật Sống”. Ngay chính thuật ngữ này rất nguy hiểm; nó hoàn toàn sai. Từ ngữ Tây Tạng là “lama – lạt ma”, trong tiếng Phạn, đấy là “đạo sư – guru”. Không có ẩn ý gì về “Phật Sống” trong những từ ngữ này, vì thế chúng tôi không có ý kiến làm thế nào người Trung Hoa lại có ngôn từ “Phật Sống” từ những chữ nghĩa ấy. Thế nào đi nữa, cho dù mọi người gọi là chúng tôi là một vị Phật Sống, một Thánh Vương, hay trong một số trường hợp là kẻ phản cách mạng ma quỷ, nó chẳng hề gì. Thực tế chúng tôi chỉ là một con người, một tu sĩ đơn giản. Không có gì khác biệt giữa chúng ta, và theo kinh nghiệm của cá nhân, nếu chúng ta đặt trọng tâm nhiều hơn đến thế giới nội tại thế thì đời sống chúng ta có thể là hạnh phúc an lạc hơn. Quý vị có thể đạt được nhiều thứ như một kết quả của đời sống trong một xã hội phát triển vật chất, nhưng, thêm nữa, nếu chúng ta chú tâm hơn đến thế giới nội tại của mình, đời sống của chúng ta sẽ trở nên giàu có hơn và hoàn toàn hơn.
Có nhiều phần của thế giới nơi mà toàn bộ những cộng đồng vẫn đang vật lộn để đạt đến tiêu chuẩn căn bản của đời sống. Khi người ta phải chiến đấu cho sự dinh dưỡng hằng ngày, hầu hết tất cả những năng lượng của họ và sự tập trung cần thiết của họ bị hướng trực tiếp đến mục tiêu ấy, điều mà không thật sự cho phép băn khoăn và những vấn đề tinh thần lộ diện trên bề mặt. Ngược lại, có ít hơn sự đấu tranh hàng ngày cho tồn tại trong những xứ giàu có hơn ở phương Bắc bởi vì những xã hội này đã đạt đến trình độ tương đối cao về phát triển vật chất. Tuy nhiên, điều này cho phép những người ở đấy chú ý hơn đến những vấn đề về cảm xúc và tinh thần trong tự nhiên.
Qua rèn luyện tâm thức chúng ta có thể trở nên bình lặng hơn. Điều này cho chúng ta những cơ hội lớn hơn để tạo nên những gia đình hòa thuận và những cộng động con người hòa hiệp mà chúng là nền tảng của một thế giới hòa bình. Với sức mạnh nội tại, chúng ta có thể đối diện với những vấn đề trên trình độ gia đình, xã hội và ngay cả trên cấp độ toàn cầu trong một phương cách thực tiễn hơn. Bất bạo động không có nghĩa là thụ động. Chúng ta cần giải quyết những vấn đề qua đối thoại trong một tinh thần hòa giải. Đây là một ý nghĩa thật sự của bất bạo động và là nguồn gốc của hòa bình thế giới.
Điều tiếp cận này cũng có thể rất hữu ích trong môi trường sinh thái. Chúng ta luôn luôn nghe về một môi trường tốt đẹp hơn, thế giới hòa bình, bất bạo động, v.v… nhưng những mục tiêu như thế không được đạt đến không qua sự áp dụng những quy tắc về những giải pháp của Liên Hiệp Quốc; nó đòi hỏi sự chuyển hóa cá nhân. Một khi chúng ta đã phát triển một xã hội an hòa trong điều mà những vấn nạn được dàn xếp qua đối thoại, chúng ta có thể nghĩ một cách nghiêm chỉnh về giải trừ quân bị - trước tiên trên mức độ quốc gia, rồi là mức độ khu vực; và cuối cùng là mức độ toàn cầu. Tuy vậy, sẽ rất khó khăn để đạt đến những điều này ngoại trừ tự chính những cá nhân trải qua một sự thay đổi trong chính tâm thức họ.
~ Trích “BỪNG SÁNG CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ”, Đạt Lai Lạt Ma. Hồng Như dịch kệ, Tuệ Uyển chuyển ngữ. Ghi thay lời giới thiệu. Nội dung đọc web đang cập nhật, xin vui lòng đọc và tải file PDF tại đây: https://lienhoaquang.com/thu-vien_BUNG-SANG-CON-DUONG_sptstl_xem-PDF_tuequang.html