Ba phẩm tánh cốt yếu làm nên một vị Đạo sư tốt
Một đạo sư tốt cần phải thông tuệ giáo lý, giới hạnh thanh tịnh, có chứng nghiệm tốt. Ba phẩm chất này làm nên một vị Đạo sư tốt. Không có các phẩm chất này thì khó mà trở thành một vị đạo sư tốt. Không có một bậc đạo sư tốt dẫn dắt thì khó có thể đi theo con đường đúng đắn. Vì vậy, điều rất quan trọng là người tu phải có đạo sư tốt.
Sự hiểu biết, kiến thức là phẩm chất quan trọng của một bậc đạo sư để dẫn dắt người tu đi trên con đường đạo. Vì vậy, sự hiểu biết là rất quan trọng. Khi một người nào đó không thông tuệ giáo lý, không biết phải dạy thế nào, phải dẫn dắt đệ tử thế nào thì đó là điều rất tồi tệ.
Tuy nhiên đó không phải là điều kiện duy nhất để trở thành một đạo sư tốt. Như Thầy đã nói trước đây, đạo hạnh tốt là rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn. Đôi khi những người thông minh, hiểu biết giáo lý lại có thể gây nhiều chuyện không tốt. Họ có thể nói dối, lừa phỉnh mọi người bởi vì họ rất khôn ngoan, khéo léo, nhưng đạo hạnh thì không tốt. Đạo hạnh tốt có nghĩa là trung thực và đạo hạnh kém có nghĩa là không trưng thực, dối trá. Vì vậy đạo hạnh tốt, kỷ luật tốt thậm chí còn quan trọng hơn cả kiến thức và hiểu biết tốt.
Lại nữa, trải nghiệm là yếu tố rất quan trọng, bởi vì nếu một người có hiểu biết, kiến thức, có đạo hạnh tốt nhưng không tu trì đầy đủ thì sẽ không có trải nghiệm, chứng ngộ gì cả. Khi không có trải nghiệm, chứng ngộ về đạo lộ, về giáo lý thì tâm vẫn còn rỗng cạn, không có sức mạnh. Khi đó tâm vẫn chưa đạt tới điểm rốt ráo của Pháp. Pháp đối với người đó vẫn còn xa vời, Pháp vẫn chưa thực sự có hiệu lực, sức mạnh đối với tâm [người đó]. Tâm [người đó] vẫn còn rỗng cạn, vẫn còn bình phàm, chưa được điều phục, mặc dù người đó có đạo hạnh tốt, hiểu biết, kiến thức tốt.
Trích “BA TÁNH ĐỨC CẦN CÓ CỦA MỘT BẬC ĐẠO SƯ: Ba phẩm chất một đệ tử cần có (Phần 1)”, Hungkar Dorje Rinpoche Kim Cang Định trích dẫn