Bản chất của vô minh có mặt khác – là trí tuệ của Pháp vô tận
Vô minh là sự vắng mặt của trí tuệ. Khi bạn không có trí tuệ, bạn vô minh. Nhưng vô minh và trí tuệ là nối kết với nhau, giống như hai mặt của bàn tay. Đó là sự giảng giải về ô nhiễm trong Mật thừa. Bởi vì chúng ta không nhận thấy khả năng tối thượng của chúng ta là trí tuệ, nên chúng ta vẫn chìm đắm trong vô minh. Tuy nhiên, bởi do vô minh nên chúng ta có thể đạt được trí tuệ.
Mật thừa là cách giảng giải thâm diệu, và không giới hạn mối quan hệ giữa năm độc và năm trí tuệ trong một mẫu cố định.
Trong Mật thừa, những bài giảng và thực hành luôn phát triển. Đó là đặc tính quý báu của Mật thừa, bởi đề cập đến nhiều khía cạnh của thực tại. Thực sự là không khó và không có công thức chắc chắn cho sự tương tác giữa năm độc và năm trí tuệ, mặc dù có thể có sự mô tả về chúng. Các ô nhiễm là những mẫu hình tiêu cực của tư tưởng và hành động, trong khi những khía cạnh khác nhau của trí tuệ là các mẫu hình tích cực của tư tưởng và hành động. Sự nối kết của hai mẫu hình này liên quan đến hai mặt của khả năng tối thượng.
Vì vậy, bản chất của vô minh có mặt khác – là trí tuệ của Pháp vô tận. Giống như là bản chất của tính Không, là khoảng không của mọi sự vật, hiện tượng. Điều này tượng trưng cho Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai (Varochana).
Cái tôi hay là kiêu mạn được chuyển hóa thành trí tuệ của sự buông xả tượng trưng cho Đức Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava). Ham dục hay tham ái chuyển hóa thành trí tuệ sáng suốt tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà (Amitabha). Đố kỵ chuyển hóa thành trí tuệ toàn hảo là biểu tượng của Bất Không Phật (Amogasiddhi). Sân hận hay hiếu chiến được nối kết tới sự phản chiếu là trí tuệ, mà trong đó mọi thứ đều sáng chói. Đó là tính Không và nó như một cái gương, mà tất cả thực thể có thể phản chiếu từ đó bởi vì tính Không.
~ Trích “Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ”, Tai Situpa XIIHải Minh trích dẫn