Liên Hoa Quang        

  • TRANG CHỦ
    • Fanpage Liên Hoa Quang
    • Google Plus
  • Thư viện Tuệ Quang
    • Sách
      • Nyingmapa
      • Kagyupa
      • Gelugpa
      • Sakyapa
      • Kim Cương Thừa chung
    • Bài ngắn
      • Bồ đề tâm Trí tuệ
      • Bồ đề tâm Từ bi
      • Bồ Tát hạnh thời mạt pháp
      • Công phu Thiền định
      • Cuộc đời Đạo sư
      • Đại viên mãn và Đại thủ ấn
      • Đường tu chân chánh
      • Giáo lý Bardo và Pháp Tịnh độ
      • Góc kể chuyện
      • Guru và Đệ tử
      • Kim Cương thừa
      • Pháp Ngondro
      • Tu Ba la mật
    • Góp nhặt lời vàng
      • Công Phu Thiền Định
      • Đối Mặt Cái Chết
      • Guru và Guru Yoga
      • Hiểu Lý Nhân Duyên và Tánh Không
      • Kim Cương Thừa
      • Quán Bốn Niệm Chuyển Tâm
      • Quán Tâm Ngã Mạn Đố Kỵ
      • Quán Tâm Tham Sân
      • Tu Bồ Đề Tâm
      • Tu Buông Bỏ
      • Tu Chánh Niệm
      • Tu Đúng Đường
      • Tu Giới
      • Tu Hạnh Bố Thí
      • Tu Kham Nhẫn
      • Tu luyện tâm Lojong
      • Tu Tinh Tấn
      • Tu Từ Bi
      • Tu Tuệ
      • Văn Tư Tu
    • Sách nói
  • Thư viện Hungkar Dorje
    • Bài viết & Thư
      • 2009-2012
      • 2013-2017
      • 2018-2020
    • Sách
    • Bài giảng Anh Việt
    • MP3
      • Việt Nam
      • Hoa Kỳ
      • Canada
      • Nga
      • Úc
      • Tây Tạng
      • Khác
  • Dòng Longchen Nyingthig
    • Về dòng Longchen Nyingthig
    • Chư Đạo sư
  • Góc Hoa Sen
    • Pháp Ngondro
    • Pháp Hành Trì
      • Các Bài Đã Truyền Lung
      • Các Bài Tụng Khác
  • Về chúng tôi
    • Tiểu sử Ngài Hungkar Dorje
    • Quỹ Liên Hoa Quang
  • ĐĂNG NHẬP/ĐĂNG KÝ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Tra cứu từ điển
    • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
    • Fanpage Liên Hoa Quang
    • Google Plus
  • Thư viện Tuệ Quang
    • Sách
      • Nyingmapa
      • Kagyupa
      • Gelugpa
      • Sakyapa
      • Kim Cương Thừa chung
    • Bài ngắn
      • Bồ đề tâm Trí tuệ
      • Bồ đề tâm Từ bi
      • Bồ Tát hạnh thời mạt pháp
      • Công phu Thiền định
      • Cuộc đời Đạo sư
      • Đại viên mãn và Đại thủ ấn
      • Đường tu chân chánh
      • Giáo lý Bardo và Pháp Tịnh độ
      • Góc kể chuyện
      • Guru và Đệ tử
      • Kim Cương thừa
      • Pháp Ngondro
      • Tu Ba la mật
    • Góp nhặt lời vàng
      • Công Phu Thiền Định
      • Đối Mặt Cái Chết
      • Guru và Guru Yoga
      • Hiểu Lý Nhân Duyên và Tánh Không
      • Kim Cương Thừa
      • Quán Bốn Niệm Chuyển Tâm
      • Quán Tâm Ngã Mạn Đố Kỵ
      • Quán Tâm Tham Sân
      • Tu Bồ Đề Tâm
      • Tu Buông Bỏ
      • Tu Chánh Niệm
      • Tu Đúng Đường
      • Tu Giới
      • Tu Hạnh Bố Thí
      • Tu Kham Nhẫn
      • Tu luyện tâm Lojong
      • Tu Tinh Tấn
      • Tu Từ Bi
      • Tu Tuệ
      • Văn Tư Tu
    • Sách nói
  • Thư viện Hungkar Dorje
    • Bài viết & Thư
      • 2009-2012
      • 2013-2017
      • 2018-2020
    • Sách
    • Bài giảng Anh Việt
    • MP3
      • Việt Nam
      • Hoa Kỳ
      • Canada
      • Nga
      • Úc
      • Tây Tạng
      • Khác
  • Dòng Longchen Nyingthig
    • Về dòng Longchen Nyingthig
    • Chư Đạo sư
  • Góc Hoa Sen
    • Pháp Ngondro
    • Pháp Hành Trì
      • Các Bài Đã Truyền Lung
      • Các Bài Tụng Khác
  • Về chúng tôi
    • Tiểu sử Ngài Hungkar Dorje
    • Quỹ Liên Hoa Quang
  • ĐĂNG NHẬP/ĐĂNG KÝ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Tra cứu từ điển
    • Liên hệ
  1. Đang xem: Trang chủ
  2. Thư viện Tuệ Quang
  3. CÙNG MỘT TÂM GIẢI THOÁT VÀ TINH TÚY GIÁO LÝ ĐẠI THỪA

Trang chủ »»


CÙNG MỘT TÂM GIẢI THOÁT VÀ TINH TÚY GIÁO LÝ ĐẠI THỪA

»»

Tác giả: Jigten Sumgon
Nguồn: vietnalanda.org

  • Mục lục
  •  
Cỡ chữ:

 
Sơ lược về “GONG CHIK”



Các giáo lý trong “Gong Chik” (nghĩa Tạng văn: “Ý nguyện chung nhất”) là tập hợp những khai thị tâm yếu của Pháp Vương Jigten Sumgon về sự chung nhất của các đường tu giải thoát và của quả vị rốt ráo trong Phật đạo. Ở khía cạnh tương đối, như lời ngài khai thị, “tất cả các thừa đều là nhất thừa đến từ một truyền thừa duy nhất” và “tám mươi bốn ngàn pháp môn cũng chỉ là một [phương tiện] để đạt giác ngộ.” Ở khía cạnh viên mãn thì cái chung nhất ở đây chính là Phật tánh nguyên sơ vốn sẵn có nơi chính nguồn tâm của mỗi chúng sinh.

Pháp Vương Kyobpa Jigten Sumgon (Ratnashri) là vị Sơ Tổ khai lập dòng truyền thừa Drikung Kagyu vào thế kỷ 12 tại Tổ đình Drikung Thil ở trung phần Tây Tạng. Ngài được xem như là hiện thân của đức Long Thọ, và nổi danh là người đã triệt ngộ tánh không và các pháp duyên sinh. Ngài đã khai đạo và ban truyền giáo lý cho hằng trăm ngàn môn đồ đến từ Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Ấn Độ và Nepal.

“Gong Chik” bao gồm các lời khai thị khẩu truyền của Sơ Tổ Jigten Sumgon dành cho ngài Chennga Sherab Jungne (Chennga Drikung Lingpa), một đại đệ tử tâm truyền và là một trong hai vị thị giả thân tín nhất của Sơ Tổ. Ngài Chennga Sherab Jungne đã ghi chép lại toàn bộ những câu khai thị của Sơ Tổ cho mỗi một câu hỏi của ngài. Sau đó, vào ngày 23 tháng Giêng năm Tuất theo niên lịch Mông Cổ, tại vùng Kham, Tây Tạng, đệ tử Konchok Rinchen Trinley Nampar Gyalwa đã dựa vào bản ghi chép của ngài Sherab Chennga Jungne, sắp xếp các lời khai thị khẩu truyền của Sơ Tổ Jigten Sumgon thành thứ tự và soạn thành thi kệ. Konchok Rinchen Trinley Nampar Gyalwa là một đệ tử tâm truyền của Đại Sư Rigdzin Chokyi Dragpa (Drikung Dharma-kirti), tức Sư Tổ Drikung Kyabgon Chungtsang Rinpoche đời thứ Nhất thuộc thế kỷ 16-17.

Có một câu truyện đã lưu truyền, rằng vào thời điểm Sơ Tổ Jigten Sumgon còn sinh tiền, có một vị học giả và luận sư danh tiếng thuộc dòng Sakya tên là Ngoje Repa (sau này còn được gọi là Balbu Gon Pa sau khi đã khai lập tự viện Balbu Gon). Ngài đã phản bác và chỉ trích gắt gao những giáo lý thâm diệu mà Sơ Tổ Jigten Sumgon đã khai thị trong “Gong Chik,” và cuối cùng, đã quyết tâm tìm đến tổ đình Drikung Thil với mục đích duy nhất là tranh tài và biện luận với Sơ Tổ.

Nhưng khi vừa nhìn thấy Sơ Tổ thì ngài Ngoje Repa cảm thấy rúng động tận đáy lòng, cảm nhận như mình đích thực vừa gặp được Đức Phật Thích Ca. Ngài chưa kịp cất tiếng hỏi thì Sơ Tổ đã lên tiếng trước, đả thông tất cả những vướng mắc của ngài về các khai thị trong “Gong Chik,” khiến ngài hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Sau đó, ngài đã xin xuất gia tại tổ đình Drikung Thil và được Sơ Tổ ban cho pháp hiệu Zhedang Dorje. Nói chung, tập hợp các giáo lý của Sơ Tổ Jigten Sumgon được đặt tên Tạng văn có nghĩa là “Ý nguyện chung nhất – Giáo pháp thâm diệu,” gọi tắt là “Gong Chik,” gồm 152 câu khai thị trong bảy phần chính yếu. Ngoài ra còn có thêm một phần phụ lục gồm bốn mươi sáu câu lý giải do Đại Sư Tenzin Chokyi Nyima (Dharma Surya), tức Sư Tổ Drikung Kyabgon Chungtsang Rinpoche đời thứ Ba biên soạn vào thế kỷ 18, dựa trên những lời khai thị gốc của Sơ Tổ Jigten Sumgon.

Từ thế kỷ 12 cho đến nay, tập hợp giáo lý “Gong Chik” là tài liệu tu học thiết yếu và chuyên sâu của chư tăng ni dòng Drikung Kagyu và đồng thời cũng được nghiên cứu bởi những học giả và luận sư của những dòng truyền thừa khác trong Phật giáo Tây Tạng. Do bởi những ý tưởng thâm thúy và khai phóng trong từng lời khai thị mà “Gong Chik” thường xuyên là một đề tài tranh luận của nhiều thế hệ.



Ghi thay lời tựa, trích “CÙNG MỘT TÂM GIẢI THOÁT VÀ TINH TÚY GIÁO LÝ ĐẠI THỪA”


Nội dung đọc web đang cập nhật. Xin vui lòng đọc và tải PDF tại đây: https://lienhoaquang.com/thu-vien_CUNG-MOT-TAM-GIAI-THOAT_kdlptkl_xem-PDF_tuequang.html




Liên Hoa Quang
QUỸ LIÊN HOA QUANG
Email: admin-bqt@lienhoaquang.org
Xin tán thán công đức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang web này. Quý vị hoan hỷ ghi rõ nguồn thông tin và không chỉnh sửa, thêm bớt.
Copyright © LienHoaQuang Foundation.
All rights reserved.
WEBROMO SYSTEM for LienHoaQuang.Org
Developed by RongMoTamHon.Net
- © Copyright 2017
Powered by LienPhatHoi.Org
QUỸ LIÊN HOA QUANG
Email: lienhe@lienhoaquang.org
Xin tán thán công đức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang web này. Quý vị hoan hỷ ghi rõ nguồn thông tin và không chỉnh sửa, thêm bớt.
Copyright © Zangdok Palri Foundation.
All rights reserved.

Tìm kiếm thông tin



Xin mời đăng nhập



Ghi nhớ đăng ký
Quên mật khẩu?


Nếu chưa có tài khoản, xin mời đăng ký.
    ĐĂNG KÝ    

Tra cứu từ điển


Đăng xuất khỏi website

Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.





Đóng góp thông tin cho chúng tôi