Hãy Coi Khát Khao Như Một Kẻ Thù
Khenchen Konchog Gyaltshen
Những khát khao là kho tích trữ ác hạnh.Bỏ sang một bên đời sống tâm linh, ngay cảtrong đời sống bình thường, thế tụccó nhiều người mất mạng, của cải và quyền lực. Vì thế, hãy coi khát khao như một kẻ thù.(Bhande Dharmaradza) Ở ĐÂY KHÁT KHAO ám chỉ sự bám luyến, ham muốn xác thịt và tham lam, là những điều tạo nên đau khổ trong tâm thức. Việc tiếp xúc với ham muốn xác thịt khiến một số người mất mạng, và những người khác mất của cải hay tước vị. Bám luyến mạnh mẽ mang lại mọi điều kiện bất lợi. Đây là lý do khiến Vinaya (Luật) trở nên vô cùng cần thiết. Ta giữ những giới luật khác nhau để bảo vệ bản thân thoát khỏi sự vô minh, thoát khỏi tất cả những đau khổ này. Những tư tưởng bất thiện là các kẻ thù tối thượng hủy diệt sự an bình và hạnh phúc sâu xa của ta.
Dĩ nhiên là Giáo pháp được dựa trên nền tảng này. Nếu một người không hiểu biết sâu xa về Phật giáo, tôi nói với họ: “Đây là một giáo lý của Đức Phật.” Nhưng khi bạn hiểu biết nhiều về giáo lý, bạn hiểu rằng Giáo pháp không bị giới hạn trong Phật giáo, mà đúng hơn đó là định luật của an bình và hạnh phúc đối với toàn thể thế giới. Nếu một người thực hành loại giới luật này, mọi người sẽ tôn kính ông bất luận ông ta đang duy trì niềm tin nào. Cho dù người ấy là một người bình thường, mọi người sẽ nhận ra sự trung thực và chân thành của ông. Trong Giáo pháp thì cũng thế. Ta nên tiệt trừ hay ít nhất là giảm bớt sự bám luyến mạnh mẽ càng nhiều càng tốt.
Những khuynh hướng tham luyến thâm căn cố đế trong mọi hình thức của nó - có thể là khao khát tính dục, của cải, quyền lực, danh tiếng, hay sự kiêu ngạo - là một trong những ô nhiễm khó tịnh hóa nhất. Cho dù đã thực hành Pháp trong nhiều năm, ta vẫn thấy khó có thể giảm bớt tham luyến của ta, một hàng rào của ham muốn. Câu chuyện sau đây về một tu sĩ- học giả mất hết mọi sự sẽ minh họa cho đề mục này:
Một tu sĩ đi tới một tu viện để nghiên cứu triết học Phật giáo. Sau khi nổi danh là một học giả, ông rời tu viện và bắt đầu tự mình thuyết giảng giáo lý. Nhờ tài hùng biện và uyên bác, ông tập họp được nhiều đệ tử và nhà bảo trợ. Nhưng thật không may là ông yêu một nữ tín chủ. Các đệ tử cảm thấy họ không thể tin ông được nữa, vì thế họ bỏ ông như tất cả những nhà bảo trợ khác đã làm. Vị tu sĩ cảm thấy hổ thẹn và nghĩ rằng ông nên đi xa, nhưng nữ tín chủ nài xin ông ở lại với bà và bà sẽ coi ông như một hoàng tử trong căn nhà của bà. Ông chấp nhận lời đề nghị này, nhưng cuối cùng thì ông bị vứt bỏ và kết thúc như một đầy tớ trong căn nhà đó. Sau khi chết, bởi những ác hạnh đã làm, ông bị tái sinh trong các cõi thấp.Khi ta nghiên cứu và thực hành Pháp, ta phải làm điều đó thật chân thành. Với quyết tâm to lớn, ta hiến mình cho sự tịnh hóa mọi phiền não của ta - tham muốn và v.v.. Với đầy đủ nhận thức, những phiền não này sẽ không hiển lộ nữa.
Đôi khi, những người không thể hoàn thành những tham luyến của họ vào hoạt động thế gian sẽ thực hành Pháp để bảo vệ sự tham luyến đó. Họ sử dụng các phương pháp tâm linh để đáp ứng ham muốn hay tham luyến của họ. Vì thế, ta nên hiểu rõ rằng việc bám luyến trong bất kỳ hình thức nào sẽ đem lại đau khổ. Nhờ có nội quán này, ta sẽ sử dụng Pháp để tịnh hóa sự tham luyến bằng mọi giá mà không bao giờ làm nó tăng trưởng.
Đôi khi ta phải vô cùng vất vả mới có thể đập vỡ tập khí sâu dầy này; đôi khi nó mang lại sự sợ hãi. Nhưng nếu ta thấu hiểu về sinh tử, ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc chặt đứt tận gốc sự tham luyến. Ta nên hiểu rằng nếu ta có đủ nỗ lực để tịnh hóa thói quen nhơ nhuốc này, sự thành tựu vĩ đại đó sẽ mang lại trạng thái vô úy, và trong trạng thái này có một đại lạc nội tại. Bài ca
Đáng để Chiêm ngưỡng trích dẫn lời của acharya vĩ đại Nagarjuna:
Khi các khuynh hướng sinh khởi, thêm nhiều hạt giống khuynh hướng được gieo trồng.Nhờ những khuynh hướng tích tập này, mầm chồi- sinh tử được phát triển.Tương tự như thế, cũng có một trích dẫn từ Đức Jigten Sumgön:
Mặc dù những truyền thống khác nhau kết luận rằng tâm hay thân lang thang trong sinh tử, tôi không có ý kiến đặc biệt nào về điều này. Nhưng tôi sẽ nói rằng các nhân và duyên làm sinh khởi tư tưởng khái niệm. Bởi điều đó, các khuynh hướng hiện thân lang thang [trong sinh tử].Sự bám luyến vào của cải, dù là của ta hay của người khác, tạo ra nỗi đau khổ ghê gớm.
Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có một tu sĩ học giả được một nhà bảo trợ cúng dường một bình bát. Ông sống giản dị, hàng ngày đi khất thực trong làng, nhưng ông rất bám luyến chiếc bình bát đó. Trong thời gian ông nghiên cứu và thiền định, ông bị cuốn hút vào chiếc bình bát, thường xuyên đánh bóng và chùi rửa nó. Khi ông mất, Đức Phật nói: “Tất cả tài sản của ông ta nên được phân chia trong cộng đồng tu sĩ.” Đức Phật biết trước là vị sư quá cố sẽ bị tái sinh làm một con rắn nguy hiểm ở trong bình bát đó, vì thế Ngài bảo các tu sĩ đừng đụng vào bình bát trước khi Ngài có thể chăm sóc nó. Đức Phật ban giáo lý cho con rắn và yêu cầu nó rời bỏ việc làm hại chúng sinh. Sau đó Đức Phật giảng cho các tu sĩ những lỗi lầm của việc tham luyến và khuyên họ thực hành Pháp một cách chân thành. Mọi người hiện diện đều xúc động và hết lòng thực hành thiền định.~ Trích “Một Hướng Dẫn Đầy Đủ về Con Đường Phật Pháp”Phúc Hạnh An trích dẫn.