KHAI THỊ VỀ DÒNG PHÁP LONGCHEN NYNGTHIKi
(tiếp theo)
Bài Giảng Hungkar Dorje Rinpoche
Chiều 16.10.18, Chùa Sủi, Việt Nam
Song ngữ - chép Anh dịch Việt
“Một khi đã an trụ được trong chân tánh của tâm, thì việc trụ trong tánh này
sẽ có một sức mạnh [lớn tới mức] có thể đoạn diệt bám chấp, tham luyến.”
Chúng ta tiếp tục chủ đề đang giảng: ý nghĩa khái quát của giáo lý Dzogpa Chenpo. Về căn bản đây cũng chính là ý nghĩa giáo lý Longchen Nyingthik. Như Thầy đã nói, trong loài người có ba đạo sư Dzogchen tối quan trọng: Garab Dojre (Kim Cang Cực Hỉ), Guru Rinpoche, Longchenpa. Tất nhiên, dòng pháp này còn có các vị đạo sư vĩ đại khác nữa. Đặc biệt, Sơ Tổ, bậc khai lập dòng pháp Longchen Nyingthik, là đạo sư Jigme Lingpa. Jigme Lingpa có hai linh kiến về Longchenpa và Longchenpa đã truyền dạy các giáo lý này cho Jigme Lingpa trong các linh kiến đó. Rồi Jigme Lingpa truyền dạy các giáo lý này cho chúng đệ tử. Và từ đó tới nay đã có nhiều các bậc đạo sư vĩ đại giáng thế để trì giữ dòng Pháp này.
“Longchen Nyingthik” có nghĩa là “Tâm Yếu của Longchen Rabjam”. “Tâm Yếu của Longchen Rabjam” có nghĩa là chân tâm, là Đại Viên Mãn. Jigme Lingpa đã trực tiếp thọ nhận pháp Chân Như Tâm Yếu, Longchen Nyingthik, từ Longchenpa. Đó là lý do tại sao tên của dòng pháp là “Longchen Nyingthik”. Các giáo huấn của Longchenpa và Jigme Lingpa được sử dụng rộng rãi trong nhiều truyền thống khác nhau như Kagyupa, Sakyapa, Nyingmapa. Trong truyền thống Nyingmapa, khi nghiên cứu về Dzogchen thì đa số các bản kinh được dùng là giáo huấn của Longchenpa và Jigme Lingpa. Tóm lại, các giáo huấn của hai bậc Thầy này là vô cùng quý báu, rất nổi tiếng và rất lợi lạc.
Mục đích tu Dzogpa Chenpo hay Longchen Nyingthik là để có thể trực nhận chân tánh của tâm. Vì vậy, cần phải nghiên cứu các giáo lý Dzogchen, về phương pháp làm sao để trực nhận chân tánh của tâm mình, và làm sao để có thể an trụ ở trong chân tánh ấy. Một khi đã an trụ được trong chân tánh của tâm, thì việc trụ trong tánh này sẽ có một sức mạnh [lớn tới mức] có thể đoạn diệt bám chấp, tham luyến. Điều này sẽ làm suy giảm và diệt trừ tất cả các vọng niệm, phiền não, và cuối cùng các phiền não được giải thoát vào chân như của bản tâm. Đó là cách để thực hành Dzogpa Chenpo và đó là cách để giải thoát chúng ta khỏi luân hồi, bởi vì, luân hồi, về căn bản, được sanh ra bởi vọng niệm, phiền não. Khi trực nhận được chân tánh của tâm thì [đây] chính là phương tiện tốt nhất để đoạn diệt tất cả mọi loại phiền não, che chướng.
“Để tu Dzogchen cần phải có các phẩm chất như hạnh tinh tấn, tâm chí tín thành, tri kiến thanh tịnh.”
Giải thoát và Phật quả trong các giáo lý Phật truyền dạy, dù là Hiển hay Mật, khắp nơi đều giống như nhau, không khác. Hãy nghĩ về khoảng không. Giải thoát giống như khoảng không chúng ta muốn tới. Nhưng làm, sao để tới nơi ấy? Đó là câu hỏi được đặt ra. Chúng ta cần phương tiện vận chuyển tốt để tới đó. Các giáo lý là những phương tiện vận chuyển khác nhau và Kim Cương Thừa là phương tiện nhanh nhất. Dzogchen thậm chí giống như tàu vũ trụ, giúp ta tới đó cực kỳ nhanh chóng. Đây là lí do tại sao pháp này rất đặc biệt, rất thâm diệu. Thể của tâm giống như khoảng không. Đây là khoảng không bao la nhất. Để tới được đó, cũng vậy, chúng ta cần một phương tiện. Đây là một trong những cái dụng của giáo lý Dzogchen. Chúng ta dùng tàu vũ trụ để tới đó.
Nhưng không chỉ có vậy. Chúng ta còn phải rất thông minh, vì cần phải nắm vững cách sử dụng con tàu đó. Không được huấn luyện tốt, thiếu những kĩ năng đặc biệt, thì khó bề điều khiển con tàu. Và chúng ta phải rất tinh tấn để làm chủ phương tiện thâm diệu này. Nếu lười biếng, ta không sử dụng nổi phương tiện ấy. Chúng ta còn cần hội đủ năng lượng cần thiết để sử dụng cỗ xe tuyệt vời như vậy. Có nghĩa là, để tu Dzogchen cần phải có các phẩm chất như hạnh tinh tấn, tâm chí tín thành, tri kiến thanh tịnh. Tất cả những yếu tố này là nhân duyên, là phẩm chất để một hành giả tu Dzogchen có kết quả.
“Nhưng Kim Cương Thừa đặc biệt đòi hỏi hành giả phải tu Guru Yoga
và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của Guru và thực hành Guru Yoga.”
Thành công của pháp Dzogchen, cũng như của các pháp tu khác, tất cả các pháp tu Kim Cương Thừa, phụ thuộc rất nhiều vào Guru và Guru Yoga (Thượng Sư Tương Ưng pháp). Không có giáo huấn của Guru, không có Guru Yoga, không có gia trì của Guru, thì hành giả không thể thành tựu. Vì vậy. Guru Yoga chiếm vị trí đặc biệt trong Kim Cương Thừa. Đặc biệt là Kim Cương Thừa. Tất nhiên đạo sư luôn luôn quan trọng trong cả hai truyền thống Kinh Thừa và Mật Thừa. Nhưng Kim Cương Thừa đặc biệt đòi hỏi hành giả phải tu Guru Yoga và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của Guru và thực hành Guru Yoga.
Guru Yoga quan trọng như Thầy đã giải thích. Để tu pháp Guru Yoga thành công ta cần những pháp luyện tâm khác. Có nghĩa là chúng ta cần tu hạnh xả li và tịnh hóa. Nếu không có tâm xả ly thì không có khát khao chân thực hướng tới giải thoát và nói rằng ta tu để giải thoát là điều không chân thật. Pháp tu thứ hai là tịnh hóa. Khi không tịnh hóa thì sẽ có rất nhiều chướng ngại cho chứng ngộ, cho khai mở tuệ giác. Vì vậy, ta cần tu tịnh hóa. Tóm lại: xả li, tịnh hóa và Thương Sư Tương Ưng pháp (Guru Yoga). Nếu một hành giả kết hợp được tất cả ba phương diện này trong cùng một pháp tu thì hành giả đó đang tu đúng.
“Chúng ta không thực sự là hành giả, bởi vì chúng ta có quá nhiều mối quan tâm thế tục.”
Làm sao tu hạnh xả li? Thực hành bốn niệm hướng tâm về chánh Pháp. Phải thực hành vô thường; phải hiểu giá trị đời người; phải hiểu nhân quả; phải hiểu bản chất luân hồi. Khi biết, hiểu, và nhận chân được các điều này thì sẽ phát được tâm xả li chân thật, và nhờ vậy mà đã chín cho việc tu hành. Nếu không như vậy thì, giống như chúng ta, thì không phải [hành giả] chân thật. Thực tế là vậy, chúng ta không thực sự là hành giả, bởi vì chúng ta có quá nhiều mối quan tâm thế tục. Chúng ta ham thích, tham luyến quá nhiều thứ trong cuộc đời này. Thế nên chúng ta không thể chuẩn bị cho mình [đủ nhân duyên] để tu giải thoát.
Chúng ta rất buồn. (cười)
Phải vui chứ, vì giờ thì ta biết ta là thế nào rồi. (cười)
“Giải thoát là cái ta có thể nương cậy, là cái bất biến, là đại an bình.”
Câu hỏi chính yếu ở đây: tại sao lại cần tâm xả li để tu giải thoát? Xả li là nhân duyên duy nhất, mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất đưa ta đến giải thoát. Nhân duyên cho giải thoát là gì? Đó là bốn niệm chuyển tâm, ví dụ như “đời là vô thường.” Tại sao hiểu vô thường lại khiến ta buông bỏ. Câu trả lời rất đơn giản. Vì vấn nạn của chúng ta là ta luôn tin vào mọi thứ trong cuộc đời này, rằng chúng là có thật và ta có thể nắm giữ chúng mãi mãi. Thật ra không gì ta có thể nắm giữ mãi. Không thể nắm giữ mãi mãi kiếp sống này, hay thân xác, gia đình, tiền bạc v. v. Tất cả, tất cả mọi thứ, [kể cả] tài sản rồi sẽ phải bỏ lại, và ta ra đi với hai bàn tay trắng. Vậy nên, không có gì là thường hằng, bất biến, và tất cả mọi thứ đều biến đổi, biến đổi, biến đổi. Đó là vô thường.
Và không có gì thường hằng, bất biến bởi vì không có gì đáng nương cậy. Tiền bạc không đáng nương cậy. Tiền bạc là phù du và ta mất nó. Cuộc sống này cũng không đáng nương cậy vì ta không thể giữ nó mãi cho mình, ta sẽ phải mất nó.
Vậy nên, hiểu vô thường cho ta trí tuệ hiểu biết thực tánh của vạn pháp. Chúng ta hiểu mọi thứ đúng, chúng ta hiểu hiện hữu sâu sắc tới mức ta không còn tha thiết với luân hồi nữa. Chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ đều không thực sự chắc thật [như mình tưởng] và tất cả mọi thứ đều không thể thường trụ, bất biến cho bất cứ ai. Cái duy nhất là thật và đáng tin cậy là giải thoát. Giải thoát là cái ta có thể nương cậy, là cái bất biến, là đại an bình. Nơi đó không niệm tưởng, không phiền não, không tham luyến, không có cái-gần-tôi hay cái-xa-tôi, mà tất cả đều bình đẳng và an bình. Vì vậy đó là cái duy nhất ta có thể trông cậy. Vậy nên xả li rất quan trọng, chỉ có xả li mới đưa tới giải thoát.
“Chúng như vậy vì chúng không có tự tánh.
Chúng không biết làm sao để sinh ra với một tự tánh cứ trường tồn mãi mãi ở đó.”
Nói rằng không có gì đáng trông cậy, không ai đáng trông cậy thì nghe [có vẻ] tệ. Thật ra, nói vậy không có nghĩa rằng mọi người là tồi tệ, xấu xa, mà đó là bản chất của tất cả. Đây là sự thật về vạn pháp. Chúng ta không thể nói rằng cái gì đó không đáng tin cậy trong một vài phút, mà sự thật là nó không đáng tin cậy muôn đời. Vấn đề là ở chỗ đó. Nhưng trong tâm chúng ta vẫn tin rằng cái đó đáng trông cậy và cuộc đời này dường như không chấm dứt. Đó là vấn nạn của chúng ta. Đó là vô minh. Đó là tham luyến.
Sự thật là các sự vật, hiện tượng, tất cả mọi thứ, tất cả mọi người không tồi tệ vì không đáng trông cậy. Chúng như vậy vì chúng không có tự tánh. Chúng không biết làm sao để sinh ra với một tự tánh cứ trường tồn mãi mãi ở đó. Trái lại, chúng sanh ra với bản chất vô thường. Thay đổi không ngừng nghỉ, luôn chuyển động về phía trước. Vì vậy, mọi thứ đều có hồi kết của nó. Khi hồi kết tới thì ta không biết rằng nó tới, và không biết rằng nó vô thường. Vì vậy khi nó kết thúc thì ta tổn thương, ta đau khổ.
“Ồ tôi nghĩ rằng nó là một cái gì đó tôi có thể thực sự …” “Ồ tôi không ngờ như vậy. Và giờ đây … nó làm tôi tổn thương.” Tuy nhiên khi biết bản chất của vạn pháp thì ít nhất ta sẽ mạnh mẽ hơn. Ta có nhiều hơn sức mạnh ở trong tâm để khi môi trường, hoàn cảnh, tất cả thay đổi thì tâm ta vẫn có hiểu biết kiên định, không dời đổi. Và an bình trong tâm ta vẫn như vậy, không dời đổi. Điều quan trọng là giữ được an bình nội tại, không để cho mình cảm thấy tổn thương hay đau lòng. Tóm lại, tâm xả ly và trí tuệ hiểu biết thực tại của vạn pháp chính là Đại Viên Mãn, Đại Toàn Thiện cho hạnh phúc, an bình trong tâm chúng ta.
“Định nghĩa của xả ly là thấy luân hồi như một sào huyệt của ma quỷ, hay như một nhà lửa.”
Các Đạo Sư vĩ đại, các bậc đã thành tựu viên mãn, luôn thực sự quán chiếu bản chất của luân hồi. Luân hồi này là đau khổ, nó làm ta mệt mỏi. Bởi vì, không có giải thoát giác ngộ thì ta sẽ lăn lóc trong luân hồi mãi mãi. Luân hồi không đầu, không cuối, nó là bất tận. Do vô thường nên ta sanh ra rồi chết đi, rồi sanh ra chết đi lần nữa, lần nữa. Và mỗi lần sanh ra ta lại bắt đầu từ số không. Rồi lại lần nữa, lần nữa ta sanh ra với số không. Chính vì vậy nó rất mệt mỏi! Vậy nên, định nghĩa của xả ly là thấy luân hồi như một sào huyệt của ma quỷ, hay như một nhà lửa. Chúng ta sẽ không còn chút ham muốn nào để sống với lửa, vì nó thiêu cháy ta. Cũng không thể nào làm bạn với quỷ ma: chẳng có niềm vui nào mà chỉ toàn hiểm họa. Tóm lại, quán chiếu luân hồi như thế là phương pháp tuyệt vời để giảm đi tham luyến thế tục.
“Mọi thứ đều cần khổ công luyện tập.
Khi ta khổ công luyện tập rất nhiều thì việc quán tưởng sẽ dần dần tự nhiên hơn, dễ dàng hơn.”
Trang 4 (nghi quỹ Khai Quang Minh Tạng) là pháp tịnh khẩu. Vì vô minh, phiền não, vọng niệm làm ô nhiễm thân, khẩu, ý nên sức mạnh của thân, khẩu, ý bị suy giảm. Vì vậy khi chúng ta tụng nghi quỹ, lời cầu nguyện, minh chú ta sẽ không nhận được lực gia trì. Do đó, trước hết phải tịnh hóa khẩu.
Ta tịnh hóa khẩu như thế nào? Có hai phương pháp: Thứ nhất là quán tưởng và thứ hai là trì tụng [minh chú]. Chúng ta quán tưởng chủng tự RAM và cố gắng cho hình ảnh quán tưởng ngày càng rõ hơn. Thầy sẽ không giải thích chi tiết, và có thể dựa vào hướng dẫn trong nghi quỹ để quán tưởng. Việc này đòi hỏi thời gian. Mọi thứ đều cần khổ công luyện tập. Khi ta khổ công luyện tập rất nhiều thì việc quán tưởng sẽ dần dần tự nhiên hơn, dễ dàng hơn. Khi đó chất lượng quán tưởng sẽ tốt hơn.
Trì tụng minh chú. Các minh chú có bản chất đối trị và hủy diệt năng lượng tiêu cực, bất tịnh, dẹp chướng ngại. Minh chú A Ah, I Ih, U Uh … [bao gồm] các nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái. Minh chú này rất phổ biến và quan trọng. Ta có thể gặp nó ở nhiều nghi quỹ khác nhau và nó có sức mạnh đoạn diệt trừ những bất tịnh trong mọi thứ, đặc biệt là những ám chướng về khẩu. Vì vậy chúng ta dùng nó ở đây.
“Pháp tu của chúng ta thường biến chất thành ‘dổm’. Dổm bởi vì chúng ta lạm dụng Pháp,
chúng ta sử dụng Pháp cho mọi thứ trên đời, chúng ta sử dụng Pháp cho luân hồi.”
Trang số 5, cầu nguyện Đức Bổn Sư. “Đức Bổn sư từ tôn, xin hằng nhớ nghĩ đến con.” Ta cần phải cầu nguyện [tới Bổn Sư] là vì chứng ngộ phụ thuộc vào giáo huấn và gia trì của Đạo sư. Ngay từ đầu chúng ta thỉnh cầu Guru, xin Ngài ban gia trì để ta tu hành đúng chánh Pháp. “Xin hộ trì để tâm con niệm niệm hướng đạo Pháp”. Câu này rất quan trọng vì việc tâm của người tu luôn theo đúng con đường của chánh Pháp là rất quan trọng. Tâm của chúng ta nhiều lúc không hướng về Pháp mà hướng về luân hồi. Nó thường không ở môi trường của Pháp, mà ở trong môi trường của luân hồi. Vì vậy, điều quan trọng là nó phải hướng theo đúng chánh Pháp.
Tiếp theo, “Xin hộ trì để pháp tu của con đúng Chánh đạo”. Pháp tu của chúng ta thường biến chất thành ‘dổm’. Dổm bởi vì chúng ta lạm dụng Pháp, chúng ta sử dụng Pháp cho mọi thứ trên đời, chúng ta sử dụng Pháp cho luân hồi. Chúng ta lợi dụng Pháp để kiếm tiền, để kinh doanh, để dính mắc vào tha nhân v. v. Như vậy không tốt. Cách tu đúng đắn nhất là đưa pháp của ta theo đúng đạo lộ [giải thoát]. Đưa pháp của ta theo đúng đạo lộ có nghĩa là hành động của ta sẽ đúng Pháp. Nhờ hạnh xả ly, nhờ sức mạnh Pháp Bảo. Trong cốt tủy, Pháp là không dính mắc, nhưng vì tham luyến quá nhiều thứ, ta lạm dụng Pháp để tăng thêm tham luyến. Đây không phải là cách tu đúng đắn.
“Cầu nguyện tốt là ý nghĩa bên trong và lời tụng bên ngoài phải hòa nhập với nhau làm một.”
Trang tám. Thực hành trọn vẹn bốn niệm chuyển tâm xả bỏ luân hồi và tu luyện tâm. Đó là những gì Thầy luôn luôn nhắc nhở và sáng nay Thầy cũng đã nhắc. Điều này rất quan trọng, và đây là nhân duyên chính yếu giúp chúng ta nuôi hạnh xả ly chân thực, trở thành hành giả chân thực, thực hành Pháp chân thực. Điều này rất quan trọng. Đây là cách tốt nhất để tu luyện tâm.
“Tu luyện tâm” có nghĩa là khi tụng những dòng kệ này, phải đồng thời nghĩ về ý nghĩa của chúng. Khi nói: “Con có được thân người quý báu với tự do thuận duyên” thì phải hiểu rằng thân người này là rất khó gặp. Phải hiểu thực tại đó. Hiểu được đời người có lợi lạc gì. Một khi hiểu được giá trị đời người thì ta muốn sử dụng nó [đúng đắn]. Ta không muốn uổng phí may mắn này. Cuộc đời này có ý nghĩa nhiều nhất, theo lời Phật dạy, khi việc tu hành không chỉ giải thoát bản thân mà còn lợi lạc chúng sinh. Đây là ý nghĩa duy nhất, quan trọng nhất của đời người. Cần phải vừa đọc vừa nghĩ về ý nghĩa này, vừa thiền định. Thiền định có nghĩa là tập trung vào ý nghĩa của một cái gì đó. Đó là thiền định. Thiền định về bốn niệm chính yếu, bốn phương pháp chính yếu. Điều này rất quan trọng.
Có câu nói: “Ý nghĩa giống như một người già và dòng kệ giống như chiếc gậy. Ông lão phải dựa vào chiếc gậy để đứng vững.” Điều đó có nghĩa là mỗi chữ đều có ý nghĩa và mỗi chữ đều có thể nhắc ta về điều gì đó. Khi chúng ta tụng, điều quan trọng nhất là phải suy nghĩ, phải nhớ ý nghĩa chứa đựng trong câu chữ. Vì vậy, bản kinh luôn luôn quan trọng, vì chúng giúp ta nhớ những điều quan trọng. Không có câu chữ [được viết ra] thì Thầy tin rằng chúng ta không thể nhớ tất cả mọi thứ được nhắc tới ở đây. Vì vậy các bản kinh này nhắc ta nhớ nhiều điều quan trọng và là nguồn đáng tin cậy để ta nhớ đến Pháp.
Khi cầu nguyện thì phải cầu nguyện với sự hiểu biết, phải ghi nhớ ý nghĩa cùng với lời tụng. Đó là cầu nguyện tốt. Một lời cầu nguyện dở thì rỗng tuếch, không có ý nghĩa gì cả. Tâm bạn nghĩ tới một thứ gì khác. Tâm bạn trống rỗng, mịt mờ, không có gì để nhớ, còn miệng thì lặp đi lặp lại một cái gì đó. Ý nghĩa và ngôn từ hoàn toàn tách rời nhau. Đó là cầu nguyện dở. Cầu nguyện tốt là ý nghĩa bên trong và lời tụng bên ngoài phải hòa nhập với nhau làm một.
“Bất cứ lúc nào, bất cứ pháp tu nào, điều quan trọng là ngay từ đầu phải thực hành quy y Tam Bảo.”
Phần hai, trang 10. Phần thứ nhất được gọi là ngoại ngondro. Về căn bản, trong ngoại ngondro, người tu cố gắng hiểu ý nghĩa thực sự của luân hồi. Luân hồi là gì, giải thoát là gì, làm sao để có tâm xả ly? Và khi hiểu rõ thực tại được dạy trong ngoại ngondro thì chúng ta sẵn sàng để trở thành một người tu Pháp chân thực. Khi đó ta phải quy y Tam Bảo. Nếu một người muốn theo con đường Đại Thừa thì người đó phải phát triển bồ đề tâm. Phần thứ hai được gọi là nội ngondro. Có tất cả bốn tích tụ. Để tích lũy nhiều công đức chúng ta cần phải trải qua tất cả các giai đoạn này. Nhờ tu qua tất cả các giai đoạn này hành giả mới có thể có thể tích lũy nhiều công đức.
Phần thứ nhất của nội ngondro là quy y Tam Bảo. Quy y Tam Bảo là con đường duy nhất để trở thành hành giả Phật giáo tốt. Không quy y Tam Bảo thì không có cách gì bước vào cánh cửa Phật pháp, vì vậy điều này rất quan trọng và luôn luôn quan trọng. Bất cứ lúc nào, bất cứ pháp tu nào, điều quan trọng là ngay từ đầu phải thực hành quy y Tam Bảo. Phần tiếp theo là phát Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là nguyên nhân tối quan trọng để đạt Phật quả. Vì vậy cần trưởng dưỡng Bồ đề tâm.
“Không tịnh hóa, không tích lũy công đức thì việc thấy tánh khó thực hiện được.”
Phần thứ ba là thực hành Kim Cang Tát Đỏa. Kim Cang Tát Đỏa là vị Phật có phẩm tánh đặc biệt: sức mạnh tịnh hóa ác nghiệp, cấu uế của hành giả. Kim Cang Tát Đỏa ban cho hành giả năng lực tự tịnh hóa bản thân. Cách thực hành pháp Kim Cang Tát Đỏa được hướng dẫn ở đây không phức tạp. Về quán tưởng thì việc này đòi hỏi thời gian. Phải hành trì rất siêng năng với sự kiên nhẫn, với chánh niệm. Rồi quán tưởng sẽ tiến bộ và cuối cùng sẽ trờ thành cảnh giới rất hiệu quả, rõ ràng.
Chúng ta nói rằng Kim Cang Tát Đỏa có năng lực lớn lhơn các bổn tôn khác trong việc tịnh hóa. Kim Cang Tát Đỏa tụng lời phát nguyện nhiều hơn vì vậy Ngài trở thành một bổn tôn rất hùng mạnh, hữu ích, từ bi và trí tuệ, để giúp chúng sinh thành tựu. Cái gì là nguyên nhân chính trở ngại chứng ngộ? Chướng ngại chính yếu là mê mờ che chướng: tâm loạn động, phiền não, chấp vào các pháp là thực.
Hành giả tu tịnh hóa bản thân với bốn sức mạnh được nhắc tới trong các bản kinh. Bốn sức mạnh này có tác dụng rất lớn giúp tịnh hóa bản thân. Nếu không có pháp tu này thì chúng ta mất rất nhiều thời gian để tịnh hóa ô nhiễm. Tuy nhiên với pháp Kim Cang Tát Đỏa ta có thể tịnh hóa nhanh hơn so với các pháp khác. Chúng ta cần phải thấy rằng mình rất may mắn có được pháp tu này.
Có hai chướng chính yếu khiến chúng ta lăn lóc luân hồi, không được giải thoát. Thứ nhất là phiền não chướng, thứ hai là sở tri chướng. Hai loại chướng này tạo nên luân hồi và vọng tưởng. Và từ đó mà tất cả vấn nạn của luân hồi nảy sinh. Để giải thoát khỏi luân hồi phải chặt đứt gốc rễ của nó. Cách tốt nhất để chặt đứt gốc rễ này là trực nhận chân tánh của mình. Không tịnh hóa, không tích lũy công đức thì việc thấy tánh khó thực hiện được. Vì vậy, tu pháp Kim Cang Tát Đỏa để tịnh hóa là con đường tốt nhất, ngắn nhất để đạt chứng ngộ.
“Khi hành giả đoạn trừ được tham luyến bám chấp thì trí tuệ tăng trưởng.”
Phần thứ tư được gọi là Cúng dường Mạn đà la. Mạn đà la là gì? Ở đây Mạn đà la có nghĩa là đạt tới cốt tủy. Làm sao để đạt tới cái cốt tủy bằng tu pháp mạn đà la? Cốt tủy của pháp tu này là tích tụ. Có hai tích tụ: tích tụ công đức và tích tụ trí tuệ. Và cốt tủy của hai cốt tủy này là chứng ngộ. Không có tích tụ thì không đủ công đức, không đủ trí tuệ để chứng tánh Không. Vậy nên tu pháp cúng dường mạn đà la cho ta sức mạnh đạt tới cái cốt tủy, để trực nhận tánh Không. Ý nghĩa của pháp tu này là hành giả sẵn sàng cúng dường tất cả mọi thứ mình có lên Tam Bảo, Guru, Tam Căn, Tam Thân. “Con dâng các Ngài không tiếc nuối/vô lượng cúng dường cõi Tam Thân.” Điều này có nghĩa là ta cúng dường tất cả, không nuối tiếc, không do dự. Con hoan hỷ cúng dường thân, khẩu, ý, đức, hạnh và tất cả những gì thuộc về con lên Tam Bảo, nhờ tín tâm và hạnh bố thí. [Nhờ đó] hành giả có được đức hạnh đoạn trừ tham luyến, bám chấp. Khi hành giả đoạn trừ được tham luyến bám chấp thì trí tuệ tăng trưởng. Vì trí tuệ đối nghịch tham luyến, nên khi đoạn diệt được tham luyến thì hành giả làm tăng mặt đối lập là trí tuệ.
“Cuối cùng, hành giả tan hòa vào tâm của Guru
rồi an trụ trong thực tại đó, chân tánh đó, cảnh giới đó, trí tuệ đó.”
Đó là phần hai, hay còn gọi là nội ngondro. Hai phần này (ngoại ngondro và nội ngondro) vẫn còn là thực hành ngondro, thực hành tiên yếu. Ở đây có một điều quan trọng cần nhớ là phải thấy tất cả là Bổn tôn, kể cả Kim Cang Tát Đỏa, chính là Bổn sư của mình. Phải thấy Tam Bảo, Bổn tôn, Đàn tràng Quy y, chư Đạo sư là hiện thân của Bổn sư. Phải thấy Phật, Pháp, Tăng là hiện thân của Bổn sư. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ. Khi quán tưởng Kim Cang Tát Đỏa trên đỉnh đầu thì Ngài có cùng bản chất với Guru của mình, bất khả phân.
Phần thứ ba, thực hành chính, là Guru Yoga. Ở đây có mấy phần: quán tưởng mình là Kim Cang Du Già Thánh Nữ và quán tưởng Guru Rinpoche trên đỉnh đầu mình. Rồi thỉnh cầu Guru Rinpoche nhập vào giới thệ tôn (bổn tôn được quán tưởng), và thực hành cúng dường bảy nhánh. Nhờ tu pháp cúng dường bảy nhánh ta tích lũy rất nhiều công đức. Sau đó ta trì tụng minh chú Đạo Sư. Trì tụng chú Đạo sư tạo vô lượng công đức và có sức mạnh dẹp trừ chướng ngại trên đạo lộ, cũng như chướng ngại trong cuộc sống; ví dụ như chướng ngại đối với sức khỏe, tài bảo và vân vân. Sau đó thọ nhận bốn quán đảnh từ Guru Rinpoche để tự gia trì.
Cuối cùng, hành giả tan hòa vào tâm của Guru rồi an trụ trong thực tại đó, chân tánh đó, cảnh giới đó, trí tuệ đó. Đó là cách thực hành Guru Yoga và thực hành này rất quan trọng. Người tu sơ cơ bước đầu sẽ không có cảm nhận và không thấy nó có hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian nếu người đó tiếp tục thực hành thì sẽ nhận được gia trì. Chính nhờ pháp tu này, hành giả có thể tiến bộ trên đạo lộ.
“Chúng ta nói “Phật, Phật, Phật” nhưng khi chết chúng ta không nhớ nổi tên Phật. Điều đó rất phổ biến.”
Mọi người thỉnh cầu Thầy ban khẩu truyền nhưng Thầy nghĩ rằng đa số mọi người ở đây không thực sự thực hành miên mật, mà chỉ một số ít người [có thực hành]. Vì vậy Thầy cho phép quý vị thực hành [các pháp này]. Thầy không phải đọc [các bản kinh] cho mọi người, nhưng trong tâm Thầy đã đọc cho quý vị; cho những ai chân thành muốn thực hành. Như vậy có được không?
Vì có nhiều người thực hành Kim Cương Thừa, và có đức tin vào các phương tiện của Pháp, và đây là hai mạn đà la. Mạn đà la này gọi là Mạn đà la Giải thoát. “Giải thoát” có nghĩa là khi ai đó chết, nếu đặt nó lên ngực thì có thể giúp cho thần thức vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc hoặc được giải thoát. Đó là giáo huấn rất quan trọng được dạy trong Giáo lý Shitro. Mạn đà la thứ hai được gọi là Giải thoát Cả Thành Phố. Nếu bạn treo nó trong nhà mình thì sẽ làm lợi lạc cho rất nhiều người xung quanh. Đó là những gì lợi lạc cho các bạn và khiến các bạn quan tâm.
Minh chú nhỏ này cũng tốt. Thậm chí một chủng tự thôi cũng tốt. Minh chú ấy đã bao gồm ở đây rồi. Như vậy là đã rất nhiều. Thầy đã nói quá nhiều rồi. Bây giờ các bạn đã quên hết cả rồi, Thầy tin như vậy.
Chúng ta có một bản tánh rất đặc biệt là dễ quên những thứ quan trọng. Luôn luôn giữ những gì bé nhỏ và gần với mình, luôn luôn nhớ những thứ đó. Còn những thứ khác [quan trọng] thì chúng ta rất dễ quên.
Lý do mà Thầy nói vậy là vì chúng ta nói “Phật, Phật, Phật” nhưng khi chết chúng ta không nhớ nổi tên Phật. Điều đó rất phổ biến.
Đó là bản tánh của chúng ta, biết làm sao được. Có đúng không?
Việc luyện tâm là cần thiết. Nếu bạn luyện tâm rất tốt thì cuối cùng chúng ta có thể chuyển hóa nó. Nếu không tu luyện tâm mình, thì chúng ta sẽ không đi đến đâu hết. Vì vậy luyện tâm là rất quan trọng.
Bây giờ chúng ta thực hành cúng Tsok. Thầy sẽ làm rất nhanh và rất ngắn gọn. Thầy sẽ nói một điều gì đó để tiết kiệm thời gian và kết thúc sớm; để các bạn có thể về nhà và Thầy cũng có thể về nhà.
“Bất cứ điều gì Thầy nói Thầy đều nói với tâm chân thật.
Vì vậy, đôi khi một vài lời nói [của Thầy] nghe không được êm tai cho lắm.”
Bốn ngày vừa qua, Thầy đã nói nhiều điều quan trọng. Thầy nhắc lại những điểm rất quan trọng đối với con đường tu của các bạn. Thầy hy vọng các bạn sẽ cố gắng ghi nhớ và thực hiện đúng.
Mục đích chúng ta theo Phật là để thành người tốt hơn trong kiếp này và kiếp mai sau. Thế nhưng vấn đề của chúng ta là ở chỗ chúng ta còn rất nhiều bất tịnh và nghiệp chướng trong tâm. Nếu các bạn không cố gắng tịnh hóa, sám hối thì có rất nhiều khả năng chúng ta sẽ tái sinh trong các cõi thấp ở kiếp sau. Vì vậy, hãy làm sao để chắc chắn rằng điều đó không xảy ra. Hãy cố gắng để sao cho mình chắc chắn không bị đọa lạc. Điều này rất quan trọng.
Khi Thầy giảng pháp, ở tất cả mọi nơi chứ không riêng ở đây, Thầy dạy tất cả những gì là Giáo lý [Phật]. Thầy có nói và có chỉ ra một số vấn đề. Và Thầy đã không hề ngần ngại, e dè mà cố gắng hết sức trung thực; dạy mọi người một cách trung thực. Bất cứ điều gì Thầy nói Thầy đều nói với tâm chân thật. Vì vậy, đôi khi một vài lời nói [của Thầy] nghe không được êm tai cho lắm. Nhưng rất cần thiết phải làm như vậy. Chúng ta không nên khen ngợi, tán dương nhau trước mặt và lúc nào cũng nói “tốt, tốt, tốt”, mà chúng ta cần phải thấy lỗi lầm, sai sót. Vì vậy, trung thực là điều quan trọng!
“Thầy không có một oai lực nào để ban cho các bạn,
ngoại trừ các bạn nghe lời Thầy và áp dụng đúng ý nghĩa lời Thầy nói.”
Chúng ta có thể kết thúc chương trình ở đây. Mọi người đã cố gắng để tới đây, các bạn đã nỗ lực nhiều, các bạn đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tiền của để tới đây nghe Pháp. Vì vậy, nỗ lực của các bạn sẽ có ý nghĩa. Để nó có ý nghĩa, các bạn cần phải cố gắng nhiều hơn, cần phải tiếp tục. Chúng ta nói rằng nỗ lực liên tục chính là yếu tố đem lại thành công. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hành để hoàn thiện các nỗ lực và giới hạnh của mình. Thầy xin cảm ơn những người tham gia công việc tổ chức, nhà chùa, chư tăng ni và cộng đồng Phật tử ở đây. Tất cả mọi người đều rất tốt, rất nồng hậu. Vì vậy Thầy rất biết ơn.
Thầy không có gia trì nào để ban cho mọi người. Thầy không có một oai lực nào để ban cho các bạn, ngoại trừ các bạn nghe lời Thầy và áp dụng đúng ý nghĩa lời Thầy nói. Cách duy nhất để Thầy lợi lạc mọi người là chuyển thông điệp của Đức Phật, giải thích ý nghĩa Giáo lý và thực tại của vạn pháp. Đó là cách duy nhất Thầy có thể giúp các bạn, lợi lạc cho các bạn và ban gia trì. Chính Đức Phật cũng nói như vậy: “Nếu quý vị nghe tôi, nếu quý vị áp dụng giáo lý của tôi đúng đắn thì sẽ nhận được gia trì của tôi. Tôi không có chứng ngộ nào để truyền cho quý vị cả.”
Tất nhiên bản thân Thầy không là gì cả. Nhưng điều này rất quan trọng. Bởi vì tất cả mọi người đã bỏ ra rất nhiều thời gian. Thầy đã dạy rất nhiều và các bạn nghe rất nhiều. Giờ đây các bạn phải cùng nhau ghi nhớ ý nghĩa [của giáo huấn]. Thầy khuyên các bạn hãy cùng nhau hỗ trợ các chùa chiền địa phương của các bạn, nơi các bạn tới sinh hoạt, và phụng sự cộng đồng tăng ni với tâm thành tín. Như vậy tín tâm của các bạn là điều rất quan trọng, là hành vi rất tốt đẹp. Xin hãy làm như vậy. Thầy sẽ tụng ít lời còn các bạn nghĩ thầm trong tâm, chúng ta cùng hồi hướng vì giải thoát, vì hạnh phúc của tất cả hữu tình chúng sinh
Hết bài giảng chiều 16.10.2018
Việt dịch: Lotsawa (Hiếu Thiện), tháng 2.2019.
___________________________________
Chú thích:
i Tiêu đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc
INTRODUCTION TO LONGCHEN NYINGTHIK*
Hungkar Dorje Rinpoche’s Teaching
evening 16.10.2018, Sui Pagoda
We will continue on the topic that I discussed: general meanings of Dzogpa Chenpo teachings and it is basically the same meaning as the Longchen Nyingthik teachings. I have said there were three human masters, three important, very important human masters: Garab Dojre, Guru Rinpoche, Longchenpa. Of course, there are other very very great masters in this lineage. The specific, the founder of Longchen Nyingthik tradition is Jigme Lingpa master. Jigme Lingpa had three visions of Longchenpa and Longchenpa taught all of these teachings in the visions to Jigme Lingpa. And Jigme Lingpa taught these teachings to his disciples. And from then until now there are a lot of great masters who are holding the teachings [of] this lineage now.
“Longchen Nyingthik” means “the Heart Essence of Longchen Rabjam”. “The Heart Essence of Longchen Rabjam” means the nature of mind, the Great Perfection. Jigme Lingpa received the teachings from Longchenpa directly, the teachings of Longchenpa’s Heart Essence. So, that is why this lineage is called “Longchen Nyingthik”. The collections of Longchen Rabjam and Jigme Lingpa are used in many traditions like Kagyupa and Sakyapa, Nyingmapa. In Nyingmapa, when they study Dzogpa Chenpo, most important texts often used [are] Longhenpa’s teachings and Jigme Lingpa’s teachings. So, these teachings, written by the two masters, are very valuable, well-known, and useful.
The purpose of practicing Dzogpa Chenpo, or Longchen Nyingthik, is also to be able to reach the nature of mind. Therefore, we need to study these teachings, Dzogchen teachings, on how to recognize one’s own nature, how to be able to remain in that nature. And once we are able to remain in that nature, then the remaining in the nature has such [a great] power to eliminate grasping or attachment; and that reduces, eliminates all thoughts and eventually all the emotions into the space of one’s mind. And that is a way to practice Dzogpa Chenpo and that is a way to liberate oneself from samsara, because samsara is basically created by thoughts, by the emotions. So recognizing the nature is the best way to cut off all of these stuffs.
Liberation or Buddhahood is the same in [all] Buddha’s teachings, and Sutra Yana and Tantra Yana, everywhere. Like a place, for example. Liberation is like a place, we want to go there. But how we go? That is a question. And then, we must have a good transportation to go there. The teachings are different transportations and Vajrayana is one of the fastest transportations to liberation. Dzogchen is even faster like a spaceship, very fast to go there. So, that’s why it is special and very profound. The nature of the mind is like space. It is the greatest space. But to be there, again we need a way to be there. That is of the uses of the teaching of Dzogchen. One is using a spaceship to be in that space.
And then not only that but also we need to be very smart, because now we need to know how to use the spaceship. Without training, without special skills it is not easy to control these things. And then we need to have a lot of diligence to use such profound method. If you are lazy, cannot use this. We need to have enough energy to use that kind of great transportation. So it means that to practice Dzogchen, one must have good qualities like diligence, devotion, pure view. All of these factors are very important qualities and conditions for one to practice Great Perfection well.
The result of Dzogchen practice and other practices, all Vajrayana practices, very much depend on Guru, or Guru Yoga. Without Guru’s instruction, without Guru Yoga, without Guru’s blessing, then it is not possible to receive that result. Therefore, Guru Yoga takes the most important place when it comes to Vajrayana practice. Especially Vajrayana. Of course, Guru or teacher is always important in both traditions Sutra Yana and Tantra Yana. But in Vajra Yana, it specifically requires to practice Guru Yoga and specifically teaches the importance of having a Guru and the Guru Yoga practice.
Guru Yoga is important as I explained. We need to depend on other mind trainings, too, so that we are able to practice Guru Yoga in a good way. That is we have to have renunciation and purification. In other words, we have to practice Guru Yoga together with renunciation and purification. When there is no renunciation, there is no sincere [yearn] for Dharma, for liberation and it becomes not real to say to practice liberation. And then second: purification. When there is no purification, there is a lot of difficulties to have wisdom, to have realization. Therefore, we need to practice purification. So, renunciation and purification and Guru Yoga if one does all these altogether in one practice, one is doing correct Dharma practice.
How does one have renunciation? One has to practice the four reminders that turn one’s mind into Dharma. One must practice the reality of impermanence; and one must understand the value of human life: it is difficult to attain; and one must understand cause and effect; and one must understand the nature of samsara. When one knows, understands and recognizes these important factors, then one is able to have genuine renunciation so that one becomes fully prepared for Dharma practice. Otherwise, like us, not very real [Dharma practitioners]. Often times we are not really being a real Dharma practitioner, because we have so much interest in things in samsara. We have a lot of attachment to a lot of things for this life. Therefore, we are not really able to prepare ourselves very well to practice Dharma for liberation.
We are sad. (Laugh)
Should be happy because now we know how we are. (Laugh)
The main point is: why do we have to have renunciation to liberate oneself? Renunciation is the only cause, the most effective, the most powerful, the most important cause to bring us to liberation. What is the cause for renunciation? Then these four reminders, for example, understanding this life is impermanent. Why knowing impermanence brings understanding of renunciation. The answer is very easy. The problem for us is that we believe in things in our life, everything in this world as being real that we can hold on to forever. In fact, nothing can be held on to forever. We cannot hold on to our life forever, our body forever, or family, or money forever. Everything, every belongings we will leave behind, and we leave with the empty hands. So, nothing is permanent, everything changes, changes, changes. Therefore, that is impermanent.
And nothing is permanent, because nothing is really reliable. Money is not reliable. Money is temporary thing then we lose it. And this life is not reliable because we will not be able to hold on for oneself, we have to lose it.
So, understanding impermanence gives us a lot of wisdom: the understanding the reality of phenomena, of everything in samsara. We understand correctly the nature, the reality so [deeply] that we have no interest in samsara. We know everything is not really real and everything doesn’t stay there forever for anyone. The only thing that is real, and reliable is liberation. Liberation is something that we can rely on, that is something not changeable but great peace. There is no concept, there is no emotions, there is no attachment, there is no something that is close to me and something that is far to me, but everything is equal and peaceful. Therefore, that is the only thing that we can rely on. Therefore, renunciation is important and only renunciation can bring one to liberation.
When we say nothing is reliable, no one is reliable, it sounds very bad. Still, it doesn’t mean things are bad, people are bad, but it is the nature. It is the reality. We are not saying this is not reliable for a few minutes, but it is not reliable forever. This is the differences. But in our mind, we think this is reliable and this life is forever. That is a problem [of ours]. That is ignorance. That is attachment. But things, phenomena, everything, every person, is not bad by not being reliable, but they do not have the nature; they do not know how to be born with the nature that stays there forever. But they are born with [the nature] that change. Changing without stopping but moving forward, because of that, everything goes to the end. When it ends, then when we do not know that it ends, that it is impermanent, then when it ends, it hurts, it is painful for us.
“Oh I thought that was something that I can really …” “Oh I didn’t think of that. But now … it hurts me.” But when we know the reality, then at least we can be stronger. We have more strength in the mind so that when the environment, situation, everything changes, our mind still sort understand the same way. And the calmness in the mind stays the same way. That is very important for us to become calm, for us not to be hurt, not to be painful. So, renunciation or understanding reality is Great Perfection, Great Perfection for happiness and peace in our mind.
The great masters who accomplished such high result, or enlightenment, really thought about the real nature of samsara. This samsara is full of suffering and samsara is very tiring. Because, if no liberation, no enlightenment means being in samsara forever. Samsara has no beginning and no end, it’s endless. And since life is impermanent, we’re born and we die, and born and die again, and again. And every time, every life, when we are born we have to start from zero, something like that. And then, again, we lose everything. Because of that, it is very tiring! So, now the definition of renunciation is to see samsara like a center of maras, a city of maras, or like fire. There is no interest at all for us to be in fire, it is burning. It is impossible to be with maras, no happiness at all, very dangerous. So, seeing samsara that way is a great way to eliminate attachment to samsara.
Page number four is purification of speech. Because ignorance, poisons, emotions, thoughts pollute our body, speech and mind so that reduces the purity, the power of body, speech and mind. Therefore, when we recite some texts, some prayers, mantras, there is lack of power, not enough power to receive full energy or blessing Therefore, we need to purify our speech first.
How does one purify one’s speech? There are two methods: one is visualization and the other one is recitation. Visualization on the Ram syllable and the visualization is very clear. I don’t go through very detail; and [you] just follow the text and try to visualize, try to think. It takes time. Everything is about exercise and about practice. When you practice, when you exercise a lot, the visualization comes naturally. The visualization will be improved.
Recitation of mantras. Mantras have a nature to destroy negativities and to remove our obstacles and this mantra A Ah, I Ih, U, Uh ... [contains] sounds of the alphabet. This is a very popular, very important mantra. Often you see it in a lot of places, a lot of texts and this mantra has the nature, has the power to eliminate negativities in everything, every phenomena and especially negativities, obscurations within one’s speech. Therefore, it is recited here as well.
Then page number five, is praying to the Guru. The saying: “the kind Lama, the root Guru. Think of me and give me blessing.” The reason [for doing this praying], is that realization depends on Guru’s instructions and Guru’s blessing. Therefore, here again at the beginning, we call our Guru to request the Guru to give blessing to us, so that we would be able to practice Dharma accordingly. It’s said “Bless me so that my mind will go for Dharma.” It is very important that practitioner’s mind follows Dharma path. It is very important. Because often times our minds don’t go for Dharma but they go for samsara. Often times it is not in the environment of Dharma, it is in the environment of samsara. Therefore, it is very important that the mind follows Dharma. That’s very important.
And then, “Bless me so that my dharma goes on the path.” Our dharma sometimes becomes fake, because we use Dharma, we use Dharma for everything, we use Dharma for samsara. We use Dharma to make money, to do business, to attach oneself to others. This is not good. Most correct way to do Dharma is to bring dharma on the path. To bring dharma on the path means the dharma, the action of one’s, the action will follow the path because of renunciation, because of the essence of Dharma. Essence of Dharma is not attachment but since we are attached to many things, [we] use that much to make more attachment. This is not a correct way of practicing Dharma.
Page number eight. Practice completely the four ways to turn the mind away from samsara and practice mind training - that is what I always mention. And I mentioned this earlier today, as well. So, it is very important and this will be the main cause for us to have genuine renunciation, and to be genuine Dharma practitioners, to practice Dharma sincerely. So it is very important. This is the best way to training one’s mind.
“Training the mind” means when we chant these verses, at the same time, we are able to think of the meaning of them. When we say: “I have obtained this rare life with its freedoms and endowments” we must understand human body is difficult to obtain. We have to understand that reality. What is the use of understanding the value of human life? Once we know the value of human life we want to use it [properly]. We do not want to waste this opportunity. How does it make most meaningful of this human life? According to Buddha, according to Dharma, practicing Dharma is not only liberating oneself but also benefiting others. This is the only meaning of this human life, the most important meaning of this life. To read and, at the same time, to think of this meaning, and to meditate. Meditate means to focus on the meaning of something. That is mediation. Meditate on these four major things, major ways or four major paths. That is very important.
It is said that the meaning is like an old man, and the verse is like a walking stick. The old man has to rely on that walking stick to stand still. That means each word contains meaning and each word is able to remind of some meanings. When we chant, the most important part is to think. [We have] to be able to remember the meaning, what is mentioned by that word. Therefore, prayers, texts are always very important because they reminds [us of] the important things. Without these [written] words I don’t think we can remember all things that are mentioned here. So, these texts remind us a lot of the important meanings and they are reliable source for us to to remember Dharma.
When one is doing a good prayer, that means [one has] to pray together with understanding, and remember the meaning together [with the prayer]. That is a good prayer. A bad prayer is empty, no meaning at all. Your mind is thinking of something else. Your mind is empty, fuzzy, foggy, nothing to remember, and your mouth is moving the same thing, but the meaning and the words are separated from each other. That’s a bad prayer. A good prayer is when words and meaning are remembered together.
The second part, page ten. The first part is called “outer ngondro”. Basically, in the outer ngondro, one tries to understand the real [meaning of] samsara. What is liberation and what is samsara and how to have renunciation. And when one understands the reality that is taught in the outer ngondro, then one is ready to become a real Dharma practitioner. Then one should take refuge in Three Jewels. If one follows Mahayana, then one should develop boddhicitta. The second part is called “inner ngondro”. There are four accumulations. To accumulate great merit, we need to go through these important stages. Only going through these important stages, a practitioner can accumulate great merit.
The first part of the inner ngondro is taking refuge in Three Jewels. Taking refuge in Three Jewels is only way to become a good Buddhist Dharma practitioner. Without taking refuge in Three Jewels there is no way to get into Buddhist gate. Therefore, it is very important and always important. At any time, for any kind of Dharma practice, it is very important to take refuge in Three Jewels at the beginning. And the second part is development of Bodhicitta. Bodhicitta is also very important cause for Buddhahood, very important condition for liberation. Therefore, one must develop Bodhicitta.
The third part is Vajrasattva practice, on the page fourteen. Vajrasattva is the Buddha that has special quality, special power to purify practioner’s negativities, negative karmas. Vajrasattva can give special power to practitioners to purify themselves. And how to practice is taught here and it is not complicated. And visualization - it takes time. You have to practice this diligently with patience and with mindfulness. So, visualization will improve eventually slowly and it comes to very effective and clear vision.
We can say that Vajrasattva is probably has more power than any other deities to purify our negativities, because Vajrasattva accumulates merit more than other deities. Vajrasattva said a lot of aspirations more than others. Therefore, He becomes a very powerful, very useful, very compassionate and very wisdom deity to help people to accomplish enlightenment on the path. What is the main obstacle for realization? The main obstacles is obscuration. What is main obscuration here mean mental distraction, negative emotions and grasping on the phenomena being really established.
So, it is very important to practice Vajrasattva. One practices Vajrasattva to purify oneself with four powers that are said in the texts with the practice. The four powers for us to purify oneself very useful. When we do not have this kind of method, instruction then it takes a lot of time to purify negativities. But when we have such great instruction like Vajrasattva practice, we are able to purify oneself much faster than using other practices. So it is important to see that [we are] very fortunate to have this kind of instruction.
[As for] the main causes, main reasons for us not to get liberated, to keep wandering in samsara, there are two main obscurations. One is called emotional obscuration, and the other is called intellectual obscuration. These two kinds of obscurations create samsara and delusion. And because of that, all the problems in samsara appear. So, to liberate from samsara, we need to be able to cut the root of samsara. The best way to cut that kind of root is to recognize one’s own nature. Without any purification, any accumulation, to recognize absolute nature is not easy. Therefore, to go through Vajrasattva practice to purify oneself is the best way, the quickest way to have realization.
The fourth part is called “Mandala Offering”. What is Mandala? Here mandala means to get the essence. How can one get essence by practicing Mandala? The essence is to get accumulation. There are two accumulations: accumulation of merit and accumulation of wisdom. So the essence of these accumulations is realization. [If there is] no accumulation, then there is not enough merit, not enough wisdom to realize the nature. So, practicing mandala offering gives power to reach the essence, to realize the nature. The meaning of this is basically one is willing to offer everything one has to the Three Jewels, to the Guru, to the Three Roots and Three Kayas. And saying: “Without any regret I offer to the field of merit, infinite clouds of offerings of Three Kayas.” That means I offer everything without any regret, without any hesitation. I am happy to offer my body, my speech, my mind, my quality, my activity, all that belonging to me - I offer to Three Jewels. By having confidence, such generosity one has power to eliminate the attachment. When one is able to eliminate attachment means one is creating more wisdom because wisdom is opposite of attachment. When one is eliminating [attachment], one is increasing the opposite [of it] - wisdom.
That is the second part, or inner ngondro. These two are still ngondro practices, preliminary practices. But one important reminder is to see all of deities, including Vajrasattva, as one’s Guru. To see Three Jewels, Refuge Tree deities, all the masters in the Refuge tree in one’s visualization being manifestation of one’s Guru. To see all Buddha, Dharma, Sangha is appearance of one’s Guru. That is important reminder. When visualizing Vajrasattva above our crown, Vajrasattva has the same nature, same essence as my own root Guru. There is no difference. That is very important to understand.
The actual part, the third part, is Guru Yoga. There are some sections here: to visualize oneself as Vajrayogini, and then visualize Guru Rinpoche on the top of one’s head. And when doing invitation Guru Rinpoche to [merge in to] the visualized deity (Guru Rinpoche), and to practice seven branches. Through seven branches practices, we accumulate great merit. And then recitation of Guru Rinpoche mantra. And recitation of Guru Rinpoche’s mantra has great merits, and also power to reduce, to remove obstacles on the path, as well as obstacles with external things like [ones to] health or wealth and other things. And then receive the four empowerments from Guru Rinpoche to bless oneself.
And then one dissolves into Guru’s mind, and to maintain in that reality, in that nature, in that state, that wisdom. That is the path, how to practice Guru Yoga and it is very important to do that. Beginners or new people, probably at the beginning have no feeling, not very effective. But it takes sometimes and one continually do it then one is able to receive the use of blessing. Through this practice, one is able to improve on the path.
People request to give lung transmission but I think a lot people here not really go into the practice, only few people. So I give you the permission to practice. I don’t have read this physically to everyone, but in my mind I read it for you. For those who want to sincerely practice. Ok? I will read the prayer to be reborn in Zangdok Palri.
Since a lot of people practicing Vajrayana and people have faith in Dharma things and these two called mandalas. This mandala is called Liberation Mandala. Liberation means when you die, when people die if you put this on the body, on the chest, that one help the person’s consciousness to reborn in Sukhavati or to liberate. That is very important instruction that taught in the teaching of Shitro practice. The other one is called “Liberation for whole city”. If you have this in your room, in your house, that will benefit a lot of people around. That is something may be interesting and may be useful for you.
The small mantra is good, too. Even one syllable is good, too. That mantra is included here already. That is already a lot. I have I said too many things. Now, you already forget everything. I believe that.
We have special nature that forget important things easily. Always keep something small and something that are very close to one, then we always remember. But others we forget very easily.
And the reason for me to say [so], we say “Buddha, Buddha, Buddha”, but when we die most people do not remember Buddha’s name. That is very common.
That’s our nature, not much can do. Right?
Training [should] take place. If you train yourself very well then, in the end, we are able to accustom to it. If we don’t train oneself, we don’t get anywhere. Therefore, training one’s mind is important.
Now we do tsosk practice. I will do that very quickly and very short. I try to save the time to finish up quickly so that you can go home and I can go home, too.
These four days, I actually said many important things. I reminded you very important points for your Dharma practice, for your Dharma path. So I hope that you try to remember and try to apply accordingly.
The purpose for us to follow the Buddha is to be better, to be better in this life, to be better in next life. But the problem is still we have a lot of negative karmas, negativities in our mind. If we do not try to purify, try to confess, then there is great chance, great danger that we will be reborn in the lower realms, in the next life. So, to make sure that will not happen, to make sure that one will not go down - that is very important!
When I teach - everywhere, not only here but everywhere - when I teach, I teach whatever the meaning of the Teachings. I do say or I do point for sort of things. And I do not hesitate, and I try to be very honest, honestly teach people. Whatever I say, I say with my sincerity. Therefore, sometimes, some words may be not very pleasant to hear. But it is important to be that way. We should not praise, praise in front of one’s face and say always good, good and good. But we have to understand faults and mistakes. Therefore, to be honest, is also important!
We can end the program here. People have to try to be here. You put a lot of your efforts, you put a lot of energy and time and you also spend money to be here and to listen. Therefore, your efforts will be meaningful. For that, you have to try harder; you have to continue. We say continuation is something that brings a lot of victory. So, that is very important to continue to practice and then for your effort, for your conduct. I am grateful for that, for organizers, the temple, the monks, the community here. Everyone was very kind, very warm heart. Therefore, I appreciate very much.
I do not have any so called blessing to give to people. I do not have any power to give you, except you listen to my words and to apply the meaning what I said. My only way to benefit people is to pass Buddha’s messages, to explain the meaning of teaching, the reality of things. That is my only way to help you, to benefit you, to give you blessing. Buddha himself said that, too: “If you listen, if you apply my teachings accordingly, you will receive my blessing. And I don’t have any realization to pass on to you.”.. So, of course me is nothing. But it is very important. Since everyone spent a lot of time. I taught a lot and you listened a lot. Now, you have to come together to remember the meaning. I recommend you, I request you together to support your local pagodas or temples which you are belong to and then to serve Sangha community faithfully. So your devotion that is very important and very beautiful conduct. So, please do so. I will say a few words while you think in your mind, doing dedication together for the liberation and happiness of all sentient beings.
The end of the teaching on evening 16.10.2018.
______________________________________
* The title is created by the re-writer for the convenience of the reader.