Không thể chỉ từ bi nơi cửa miệng
Ta nói rằng ta mong muốn chúng sinh thoát khổ. Nhưng chỉ nghĩ không thôi chưa đủ, mà phải biến lời nói thành hành động. Trong tâm ta mong muốn hạnh phúc cho chúng sinh, và bên ngoài ta phải hết sức cẩn trọng không làm hại chúng sinh khác. Nhưng với căn cơ cấp độ như chúng ta, chúng ta không phải lúc nào cũng làm được điều này. Vì cái nhìn tiêu cực, bất tịnh mà ta gây hại cho người khác. Ta ích kỉ, thiếu hiểu biết, cảm thông. Khi đó hành động của ta gây hại cho người khác. Hành xử với tâm vị kỉ thì bạn không làm lợi lạc gì cho ai, bạn chỉ gây hại. Điều đó thường xảy ra với chúng ta.
Trong giáo huấn của đức Phật và chư đạo sư có nói rõ điều gì tốt nên làm và điều gì xấu nên bỏ. Giữ chánh niệm luôn là điều kiện đầu tiên để thực hành từ tâm. Cẩn trọng với thân, khẩu, ý của mình là điều kiện đầu tiên để làm một người tu tốt, có từ tâm.
Làm một người có tâm từ bi không dễ, vì tâm bi như giải thích trong giáo lý Phật thuộc cấp độ rất cao. Ở chừng mực nào đó, người ta có thể từ tâm với một vài người. Nhưng từ bi đích thực có nghĩa là thương yêu tất cả chúng sinh. Loại từ bi này được đức Phật giảng trong kinh điển Đại Thừa. Để phát triển tâm này chúng ta phải hành động và phải có nhiệt tâm. Và chúng ta phải cố gắng nhiều. Đây không phải là thứ có thể xuất hiện trong tâm nhờ ước muốn. Nó sinh ra chỉ khi ta bỏ hết sức nỗ lực như chính đức Phật đã từng không mệt mỏi phát triển tâm từ bi.
Vậy cho nên bất cứ ai muốn làm việc này đều phải hiểu những điều kiện tiên quyết để phát khởi tâm bi mẫn và nỗ lực làm theo. Không thể từ bi chỉ nơi cửa miệng mà phải từ bi thật sự. Và vì thế cho nên phải cố gắng rất nhiều. Và phải kham nhẫn để có thể nuôi dưỡng được trong mình tâm bi. Điều này không dễ, nó đòi hỏi nhiều công phu. Đức Phật đã phải mất nhiều a tăng kỳ kiếp để viên mãn bồ đề tâm.
Trích "Phật Pháp Căn Bản", Hungkar Dorje Rinpoche
We cannot be a compassionate person just by saying words
We say to wish all sentient beings be able to avoid sufferings. But thinking is not enough, we have to put [words] into action. Internally, we're thinking about others' happiness, but externally we should be very careful not harm others. But at our level, we are not able to do so all the time. Because of our [negative] views we sometimes harm others. We sometimes are selfish, we have no understanding. In this case, our action is harmful to others. When you are being very selfish that means you are not doing any [good] things, but just harms, to others. This is a very common problem that often happens with us.
In the teachings of Buddha and great masters they say we have to remember what kind of action we cannot have, and what kind of action we should have. So, to be mindful always is the first thing to be compassionate to others. To take care of one's conduct of body, speech and mind is the first condition to be a good, a compassionate Dharma practitioner.
It’s not easy to be a compassionate person, because the kind of compassion described in Buddha's teaching is of a very high level. Somehow everyone can be kind to a few, to certain people, but [real] compassion means to be kind to all sentient beings. That kind of compassion is described by Buddha in the Mahayana teachings. To establish that, we must put a lot of efforts, actions and interest into it. Also we have to try to work very hard. It is not just something that arises in your mind by wishing, but by putting a lot of efforts like Buddha himself who worked very hard to establish such genuine compassion.
Therefore, whoever really wants to do this must understand the necessary conditions to develop this mind and then try to do so. We cannot be a compassionate person by just words, but we have to be compassionate in reality. Therefore, we have to try very hard. Also, we have to be patient to really establish this kind compassion in mind. This is not easy. It is something that takes a lot of time. It took Buddha many aeons to develop bodhicitta.
Hungkar Dorje Rinpoche,
Foundation of Buddhism