Làm người tu phải ngày càng hiền hòa, kham nhẫn, thương yêu, tử tế hơn
Một số người hiểu ý nghĩa cuộc đời, ý nghĩa của Pháp - đó là người tu giỏi. Còn số khác thì không thực sự nỗ lực làm theo lời Phật dạy - đó là người tu làng nhàng. Với những ai hoàn toàn không quan tâm gì tới Pháp Phật, thì cũng đành vậy. Nhưng có người muốn tu đạo mà lại không biết phải tu thế nào và họ lẫn lộn, bối rối. Vì vậy mà chúng tôi cần phải giúp họ học và tu nhiều hơn, tu cho đúng cách hơn.
Như Thầy đã nói ở trên, tu là chuyển hóa được tâm, cố gắng sửa tâm mình cho tốt hơn. Ta phải tự hỏi: "Mình đã tiến bộ được chút nào trong tâm? Mình đã chuyển hóa được chút nào cái tâm sân hận và ích kỉ?" Đây là cái ta phải luôn luôn tự hỏi mình và cố gắng có được câu trả lời tốt. Nếu câu trả lời luôn là "không" thì không ổn. Không thể như vậy được. Một cách trung thực, ta phải nỗ lực để có được câu trả lời tốt. Thế nhưng nhiều người đi theo chiều ngược lại. Họ trở nên hung dữ hơn, thô ác hơn, thiếu kham nhẫn hơn. Đây không phải là dấu hiệu tốt của một người tu. Làm người tu phải ngày càng hiền hòa, kham nhẫn, thương yêu, tử tế hơn. Đó là đạo hạnh người tu.
Sân hận, ác tâm có hại cho người xung quanh lẫn bản thân ta. Do thiếu kham nhẫn nhiều người luôn nổi giận, hung hãn. Điều này gây hại cho quan hệ tốt lành của họ với người khác. Và nó cũng hủy hoại an bình nội tại, hạnh phúc trong tâm của những người khác. Vì vậy mà nó rất xấu.
Trích “Lời Đạo Sư 2”, Hungkar Dorje Rinpoche (Phật Pháp Căn Bản) Kim Cang Định trích dẫn
Being a Dharma practitioner means being more gentle, patient, compassionate, and sweet
Some people understand [meaning] of life, the meanings of the teachings, and that is called "good Dharma practitioner". Some [other] people who do not really follow the teachings of Buddha, they are so and so Dharma practitioner. There are many people who really do not care of Buddha's teachings at all. Of course, that’s okay ... but there are some people who still want to try to practice Dharma, and, at the same time, they do not know how to do, what is important etc. So, I think, that is confusion. Therefore, we need to give more instructions [for them to] learn more things and try to make things correctly.
As I’ve said at the beginning, Dharma practice is to really try to change your mind, try to change yourself for the better. We have to ask ourselves: "Have I made any progress, any improvement in my mind? Have I made any changes with my anger and strong selfishness?" This is something we have to ask ourselves all the time, and try to get a good answer to that. If you say "no", "not yet" all the time, then that is a bad answer. We cannot be like that.
Based on honesty, we have to try to get a good answer to that. But many people actually go in the opposite [direction]. They become more aggressive, more harsh, more impatient ... This is not a good signal, a good thing to be a Dharma practitioner. Being a Dharma practitioner means being more gentle, more patient, more compassionate, more sweet. Those are good qualities of a Dharma practitioner. Being angry is not only bad for people around you and it is also bad for yourself. Being impatient, some people are always angry, aggressive. And that reduces their connections with people, good relationships with people. And also that destroys inner peace, inner happiness of other people. Therefore, that is bad.
Hungkar Dorje Rinpoche, Foundation of Buddhism