Lời Tựa cho Giáo Lý Mùa Đông (Nhập Nhất Mùa Đông) của Tu Viện Lungngön
Đức Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), là hoá thân trực tiếp của ngài Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798), thành lập Tu viện Lungngön vào năm 1828. Tu viện toạ lạc tại Amdo, là một trong ba vùng truyền thống của cao nguyên Tây Tạng, thuộc hạt Gande ở khu vực Golog, tỉnh Thanh Hải (Qinghai).
Trước kia, tu viện Lungngön là tu viện du mục, gồm những căn lều di chuyển từ vùng này sang vùng khác tuỳ vào mùa đông hay mùa hè. Sau đó, Tu viện trưởng thứ chín của tu viện, đức Kyabje Pema Tumdrak Dorje (1934-2009), đã xây dựng tu viện tại một địa điểm cố định vào năm 1985.
Theo truyền thống xưa kia, tu viện là nơi dành riêng cho tăng sĩ thọ nhận giáo lý, và hiếm khi điều này được dành cho người tu tại gia. Tuy nhiên, nét đặc trưng của tu viện Lungngön ngay từ thời khởi thủy là ở chỗ: bất kỳ ai, dù là cận sự nam hay cận sự nữ, đều được thọ nhận giáo lý, ví dụ như giáo lý về sáu bardo. Đức Jamyang Khyentse Wangpo Pema Ösal Dongak Lingpa (1820-1892) sinh tại Kham vào thế kỷ thứ 19 và là hoá thân của đức Rigdzin Jigme Lingpa. Ngài là bông sen trắng siêu việt mọc giữa vườn hoa các bậc hóa thân người Tây Tạng. Ngài được biết đến là học giả, một hành giả thành tựu, là bậc trì giữ bảy loại truyền pháp, và là sứ giả của đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche).
Ngài ban quán đảnh và các giáo huấn về sáu bardo và các Bổn tôn an bình và uy nộ trong bardo cho Lama Pema Lhundrup. Ngài nói với vị ấy rằng: “Hãy đến Golog và hoằng truyền giáo lý Dzogchen và sáu bardo. Chúng sẽ mang lại lợi lạc cho nhiều chúng sanh.”
Pema Lhundrup đến Golog gặp đức Do Khyentse và kể với ngài rằng Ngài nhận được chỉ dẫn phải làm những gì. Đức Do Khyentse hài lòng và nói: “Từ giờ trở đi, con nên giảng về sáu bardo tại Tu viện Lungngön.” Đức Pema Lhundrup đã giảng dạy về sáu bardo và Giải thoát Thông qua Lắng nghe trong Bardo. Ngài Do Khyentse cũng ban giáo lý bardo tại tu viện này.
Giáo lý về sáu bardo được coi là tâm yếu sâu xa của đức Liên Hoa Sanh, là kho tàng giấu kín được phát lộ bởi Khai mật tạng Karma Lingpa (1326-1386). Giáo lý này cực kỳ quan trọng. Ví dụ, giáo lý này dạy rằng sáu bardo bao gồm toàn bộ vòng đời của một con người và sáu bardo được ví như sáu trạng thái tâm thức của người đó. Nhờ được khai tâm về sáu cảnh giới của bardo, vào thời khắc đầu tiên của bardo Pháp tánh, người chết có thể được giải thoát vào bản tâm, hoặc có thể giải thoát thời khắc sau đó, cũng trong bardo Pháp tánh, khi các Bổn tôn an bình và uy nộ xuất hiện. Sau đó, đến bardo Sinh thành là trạng thái tái sinh kế tiếp của một người như là tulku.
Đức Lama Pema Lhundrup đã ban giáo lý cho Đạo sư Dzogchen (Đại viên mãn) Puru Lama Kunzang Rigdzin, người được coi là tái sinh của Yudra Nyingpo và là đệ tử của đức Adzom Drukpa Natsok Rangdrol (1842-1924). Kunzang Rigdzin đã trao truyền chúng cho đức Washul Lama Sonam Khedrup, là hoá thân của Bồ tát Trừ Cái Chướng (Sarvanivaranavishkambhin) và là đệ tử của đức Dodrupchen Jigme Tenpay Nyima (1865-1926).
Đức Sonam Khedrup trao truyền các giáo lý này cho Kyabje Pema Tumdrak Dorje, một hiện thân của Kim cang thủ và Lhalung Palgyi Dorje, và là đệ tử của đức Palyul Choktrul Jampal Gyepay Dorje và những đạo sư khác.
Lama Sang đã trao truyền giáo lý này cho tôi, Hungkar Dorje, người được Ngài công nhận là một tái sinh của Do Khyentse. Hiện tôi đang giữ cương vị trì giữ ngai tòa thứ mười của Tu viện Lungngön.
Kể từ khi đức Pema Tumdrak Dorje, tức Lama Sang, nhập diệt, tôi đã dồn tâm huyết, sức lực cho việc rộng truyền giáo lý [nhập thất] mùa đông. Năm 2010, tôi giảng bộ luận Lời vàng của Thầy tôi; năm 2011 - giáo huấn về sáu bardo từ Giáo lý Thâm diệu của Chư Bổn tôn An Bình và Uy nộ: Giải thoát Tự nhiên trong Bardo; năm 2012 - đạo lộ giải thoát lam rim của Tông Khách Ba. Vào mùa đông 2013 này, tôi sẽ ban giáo lý về Dòng Tương tục Tối thượng - luận giảng về Phật tánh.
Sự trao truyền giáo lý hay dòng truyền thừa diễn ra khi một vị đạo sư chứng ngộ cao, vị trì giữ và truyền dạy dòng truyền thừa, trao thẩm quyền và thọ ký cho những vị hành trì đúng đắn, có lòng tin đối với đạo sư và dòng truyền thừa, giới hạnh thanh tịnh, tinh tấn và có trí tuệ; vị đạo sư khi ấy nói với người kế vị ngai tòa rằng giáo lý này phải trở thành thực hành cơ bản của người đó và rằng người đó cần hoằng dương dòng truyền thừa lan rộng tới những chúng sanh khác.
Hệ thống giao thông được cải thiện trong những năm gần đây giúp việc đi lại tới tu viện dễ dàng hơn và số học viên tới tham dự Pháp hội mùa đông tăng lên mỗi năm, hiện giờ đã lên tới hàng chục ngàn người.
Trách nhiệm của tôi là trì giữ truyền thừa của những giáo lý từ chư đạo sư trong quá khứ, và với động cơ thanh tịnh, chỉ ra con đường chân chánh cho những thiện nam, tín nữ, những người có kết nối với tôi thông qua nghiệp lực và lời nguyện cầu, để tình yêu thương, lòng bi mẫn và tri kiến về duyên khởi sẽ khởi sinh trong tâm thức của họ, và nhờ vậy, họ sẽ được tái sinh vào cõi Tây phương cực lạc, cõi tịnh độ Liên Hoa Quang, và cõi Shambhala; và để họ dễ dàng đạt được trạng thái giải thoát nơi mọi sự khổ đau và che chướng dừng bặt.
Sức gia trì của giáo Pháp thâm diệu này là vô song. Lịch sử các kỳ nhập thất mùa đông được nhiều người biết đến. Nhiều người, với niềm tin và tâm tận hiến, đã thọ nhận những giáo lý này, hành trì chúng và không còn sợ hãi vào lúc chết. Họ bước vào cửa tử trong tâm thái đang thực hành pháp Guru Yoga, hoặc nhìn thấy rõ Bổn tôn và đức Bổn sư. Một số thấy đức A Di Đà đến tiếp dẫn. Một số chết trong khi đang giảng dạy giáo lý cho gia đình mình. Một số chết ngồi trong tư thế kiết già, hoặc nằm trong tư thế sư tử.
Trong những năm gần đây, nhiều người đến từ đất nước Trung Hoa và các quốc gia khác mong ước được kết nối với các giáo lý mùa đông này. Nếu các bạn hoan hỷ tham gia với niềm tin chân thành, các bạn chắc chắn sẽ nhận được gia trì cùng với chúng tôi. Vì thế, tôi đã viết lời giới thiệu ngắn gọn về lịch sử của những giáo lý mùa đông này.
Hungkar Dorje, ngày 17 tháng 11 năm 2013
Nguồn: http://hungkardorje.com/winterRetreat/index.phpDiệu Huệ việt dịch. ===============================
A Foreword to the Winter Dharma Teachings (Winter Retreat) of Lungngön Monastery
Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), who was the immediate rebirth of Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798), founded Lungngön Monastery in 1828. This monastery is situated in Amdo, one of the three regions of the Tibetan plateau. It is in the Gande county in the Golog region in the state of Qinghai.
Previously, Lunngön monastery was a nomadic monastery comprised of tents that in summer and winter moved from one location to another. The ninth abbot, Kyabje Pema Tumdrak Dorje (1934-2009) established a permanent site for the monastery in 1985.
In the past monasteries were for monks to receive teachings and it was rare for lay people to receive them. However, a unique characteristic of Lungngon monastery is that from its earliest times lay men and women would receive teachings there such as the teachings on the six bardos.
Jamyang Khyentse Wangpo Pema Ösal Dongak Lingpa (1820-1892) was born in Kham in the nineteenth century as the tulku of Rigdzin Jigme Lingpa. He was like a superior white lotus in the center of the garden of Tibetan tulkus. He was a scholar and an accomplished practitioner, revealed the seven kinds of transmissions, and was a regent of Guru Rinpoche.
He gave the empowerment and instructions of the six bardos and the wrathful and peaceful deities of the bardo to Lama Pema Lhundrup. He said to him, “Go to Golog and spread there the teachings on Dzogchen and the six bardos. It will benefit many beings.”
Pema Lhundrup went to Golog where he met Do Khyentse and told him what he had been instructed to do. Do Khyentse was pleased and said to him, “From now on you should give the teachings on the six bardos in Lungngön Monastery.” For many years, Pema Lhundrup taught there the six bardos and Liberation Through Hearing in the Bardo. Do Khyentse also taught about the bardo at the monastery.
The six bardo instructions are the profound heart instructions of Guru Rinpoche that were hidden as a treasure and revealed by the Terton Karma Lingpa (1326-1386). This teaching has extremely important instructions. For example, it is taught that the six bardos comprise the entire cycle of life of a person, and through being introduced to the six bardos as manifestations of one’s own mind, at the first instant of death in the bardo of the true nature, one becomes liberated within the essential basis of the mind, or one becomes liberated later in that bardo of the true nature, when there is the appearance of the peaceful and wrathful deities. After that, there is the bardo of becoming when one can enter rebirth as a tulku.
Lama Pema Lhundrup’s passed on his teachings to the Dzogchen master Puru Lama Kunzang Rigdzin. He was a rebirth of Yudra Nyingpo and was a pupil of Adzom Drukpa Natsok Rangdrol (1842-1924).
Kunzang Rigdzin passed them on to Washul Lama Sonam Khedrup. He was an emanation of the bodhisattva Sarvanivaranavishkambhin and was a pupil of Dodrupchen Jigme Tenpay Nyima (1865-1926).
Sonam Khedrup passed them on to Kyabje Pema Tumdrak Dorje an emanation of Vajrapani and Lhalung Palgyi Dorje, who was a pupil of Palyul Choktrul Jampal Gyepay Dorje and others.
Lama Sang passed these teachings on to myself, Hungkar Dorje, who he recognized as a rebirth of Do Khyentse. I am presently the tenth abbot of Lungngon Monastery.
Since Pema Tumdrak Dorje, also known as Lama Sang, passed away, I have dedicated myself to increasing the winter Dharma teachings. In 2010 I gave teachings on The Words of my Perfect Teacher, in 2011 teachings on the six bardos from The Profound Dharma of the Wrathful and Peaceful Deities: Spontaneous Liberation in the Bardo, and in 2012 Tsongkhapa’s graduated path to enlightenment. In this winter of 2013 the teaching I will be giving teachings on The Supreme Continuum, which describes the buddha nature.
The transmission of the teaching or the lineage occurs when a high lama who holds and teaches a lineage gives authorization and prophecy to those who have correct practice, faith in the lama and the lineage, pure commitment, diligence and wisdom, saying to them that this or that instruction should be their principal practice and that they should spread this lineage to others.
Because of recent improvements in transport reaching the monastery has become easier and the number of people coming to the winter teachings has grown with each year till now it’s in the thousands and tens of thousands.
My responsibility is to preserve the lineage of instructions from the previous masters. and with a pure motivation provide the right path for the men and women who have a connection with me through karma and prayers, so that love and compassion and the view of dependent origination will arise in their minds, and do that they will be reborn in such realms as Sukhāvati, Zangdok Palri and Shambhala, and so that they will easily attain the state of liberation where all afflictions and obscurations have ceased.
The blessing of this profound Dharma is unsurpassable. The history of these winter teachings is well known. There are many who with faith and devotion received these teachings, practiced them, and had no fear at death. They die practicing the guru yoga or die seeing clearly the deity and the lama. Some see Amitābha come to greet them. Some die giving Dharma teaching to their family. Some die sitting cross-legged, and some while lying in the lion posture.
In recent years, many Chinese and people from other nations have wished to have a connection with these winter teachings. If with faith you rejoice in this, you will certainly receive its blessing along with us. Therefore, I have written this brief introductory history of the winter teachings.
Hungkar Dorje, 17th November 2013