NĂM GIỚI GỐC CỦA KIM CƯƠNG THỪA
Bài Giảng Hungkar Dorje Rinpoche
24.8.2013, Golok
Chép Anh dịch Việt
(Phần II) “Giới này có nghĩa là người tu phải có tâm bi mẫn đối với những ai cùng đi
trên một con đường, con đường thù thắng chân chánh.” Chúng ta sẽ nói tiếp về năm giới gốc. Đây là mật giới gốc (root), nhưng theo Thầy so với các giới nhánh (branch) lại dễ giữ hơn. Tuy nhiên, “gốc” là “gốc”, là căn bản. Đây là phần quan trọng nhất. Vì vậy, nó là bắt buộc. Những người như chúng ta, đang tu theo Kim Cương Thừa, thường đã thọ nhận nhiều giáo lí, nhiều giáo huấn, nhiều quán đảnh, và ta buộc phải [trì giữ mật giới]. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, và phải làm như vậy.
Giới thứ tư, phải không? Đây là giới khó nhất trong năm giới [gốc]
(Rinpoche cười). Nó có nghĩa là các bạn phải tử tế với nhau
(Rinpoche cười). Giới này có nghĩa là người tu phải có tâm bi mẫn đối với những ai cùng đi trên một con đường, con đường thù thắng chân chánh, và cũng có nghĩa là với tất cả những ai cùng chung một Guru, một mạn đà la. Ví dụ, các bạn - những ai đã tới đây hôm nay - tất cả các bạn cùng trên một đạo lộ [giải thoát]. Điều này có nghĩa là các bạn cùng chung một hội đoàn, một cộng đồng với nhau – cùng chung một chí hướng tu giải thoát.
Chính vì vậy, chúng ta phải cố gắng dùng tình thương, lòng bi mẫn mà đối xử với nhau, phải quý trọng nhau. Tất nhiên, chúng ta có thể [làm được điều này] nhờ tri kiến Phật về hữu tình chúng sinh. Khi chúng ta nói các “huynh đệ tỉ muội Pháp” thì những chữ này thể hiện tri kiến vĩ đại về hữu tình chúng sinh và tinh thần bao dung rất đặc biệt của Phật Giáo. Chúng ta nói rằng tất cả hữu tình chúng sinh có cùng một chân tâm bản tánh - bản tâm của tất cả chúng sinh đều là một, đó là Phật tánh. Với tri kiến này thì tất cả hữu tình chúng sinh đều là anh, chị, em bởi vì họ có chung một nền tảng căn bản.
“Thực tại, hay tánh Không, của tâm đều hoàn toàn như nhau không khác.
Vì vậy, tất cả hữu tình chúng sinh đều là bạn hữu, là huynh đệ tỉ muội cấp ngoại.” Thực tại, hay tánh Không, của tâm đều hoàn toàn như nhau không khác. Vì vậy, tất cả hữu tình chúng sinh đều là bạn hữu, là huynh đệ tỉ muội
cấp ngoại. Đây là tri kiến thứ nhất về hữu tình chúng sinh – họ là anh, chị, em của chúng ta. Thứ hai, chúng ta nói rằng tất cả những ai theo Phật, quy y Tam Bảo, đang tu Phật đều là bằng hữu, huynh đệ tỉ muội
xa (distant). Thứ ba, cùng một dòng phái. Tất cả những ai cùng một dòng truyền thừa, một dòng phái, đều là bằng hữu, là huynh đệ tỉ muội
cấp nội. Thứ tư, tất cả những ai cùng chung một đạo sư, cùng chung một mạn đà la, thọ chung giáo huấn, cùng thọ chung quán đảnh đều là huynh đệ tỉ muội
kim cang.
Tóm lại, tất cả hữu tình chúng sinh có thể chia làm
bốn cấp độ. Và chúng ta thấy rằng tất cả hữu tình chúng sinh đều là bằng hữu của chúng ta và chúng ta là bằng hữu của họ. Không nên nghĩ rằng điều này được đặt trên nền tảng của các mối quan hệ thế tục giữa con người với nhau, mà phải thấy rằng có một
tri kiến đặc biệt làm nền tảng cho nó. Chúng ta nói rằng tất cả hữu tình là huynh đệ tỉ muội bởi vì tất cả đều có chung một chân tâm bản tánh. Bởi vì Phật tánh [của tất cả hữu tình] là như nhau không khác.
Tất nhiên, những ai là huynh đệ tỉ muội kim cang với nhau, do bởi cùng chung đạo sư, chung giáo huấn, chung đạo lộ giải thoát, thì mối quan hệ còn chặt chẽ hơn nhiều. Còn khi nói về tất cả hữu tình chúng sinh thì ta phải nỗ lực để có thể thấy rằng tất cả đều quan trọng, bởi vì tất cả đều có cùng chung một chân tâm, bản tánh. Vì vậy chúng ta phải kính trọng, phải có tâm từ, tâm bi mẫn với tất cả. Và tất cả những ai cùng đi trên một đạo lộ tối thượng hoàn hảo và thanh tịnh thì chúng ta đều phải có tâm bi mẫn với họ. Đây là giới thứ tư.
“Đức Liên Hoa Sanh nói rằng trong khi cái kiến của bạn có thể cao như bầu trời
thì cái hạnh của bạn phải rất nhỏ, nhỏ bé như hạt bột.” Giới thứ năm là giữ bí mật, giữ bí mật bất cứ điều gì là bí mật. Điều đó có nghĩa là bất cứ điều gì đã được học, bất cứ giáo huấn, giáo lý nào trong Kim Cương Thừa đã thọ nhận, bạn đều phải giữ bí mật. Đừng làm ầm ĩ về chuyện đó! Đừng biến mình thành một đại anh hùng và nói rằng: “Tôi là một người rất đặc biệt. Tôi đã thọ giáo huấn này, tôi đã thọ quán đảnh nọ. Bây giờ tôi là một đại thành tựu giả [siddha] hay gì gì đó”,
(Rinpoche cười). Xin đừng làm ầm ĩ về những điều như vậy.
Giữ bí mật có nghĩa là giữ gìn sao cho những người khác không thể thấy [những thứ đó] một cách quá dễ dàng. Bên trong bạn có thể rất thanh tịnh, rất vĩ đại, rất tốt, nhưng đừng để người ta thấy điều đó quá dễ dàng! Bạn phải tỏ ra rằng bạn không có phẩm tánh gì hết. Bởi vì cái
kiến của Mật thừa rất cao, nhưng nếu hành động của bạn, nếu cái
hạnh của bạn cũng cố với lên [cho ngang] cái kiến đấy thì thiên hạ có thể sẽ không hiểu bạn. Họ có thể nghĩ: “Ồ! Thật điên khùng!” Hoặc [họ có thể nghĩ rằng] bạn đang phóng đại, thổi phồng, bạn là dổm hay là một cái gì đó tương tự. Và như thế, điều đó sẽ gây rắc rối cho Kim Cương Thừa và giáo lý Kim Cương Thừa. Chính vì vậy đức Liên Hoa Sanh nói rằng trong khi cái
kiến của bạn có thể cao như bầu trời thì cái hạnh của bạn phải rất nhỏ, nhỏ bé như hạt bột. Đó là điều Guru Rinpoche đã dạy. Tóm lại, chúng ta phải giữ Mật Thừa đúng là Mật Thừa.
“Như vậy sẽ rất lợi lạc cho chúng ta nếu ta giữ mọi thứ một cách bình dị, nếu ta giữ thái độ khiêm cung.” Thầy nghĩ rằng điều này rất quan trọng và rất có ý nghĩa bởi vì nếu bạn nói quá nhiều thì mọi người sẽ bắt đầu khảo sát bạn. Có phải bạn là người có nhiều [phẩm tánh] không? Có phải bạn có cái
kiến cao như vậy không? Có phải bạn thực sự làm được chuyện đó không? Còn nếu bạn không nói quá nhiều, nếu bạn giữ mọi thứ rất đơn sơ, rất khiêm cung thì mọi người sẽ kính trọng bạn. “Ồ! Có thể người này là một hành giả tốt. Có lẽ người đó có cái kiến thanh tịnh và rất cao.” Như vậy sẽ rất lợi lạc cho chúng ta nếu ta giữ mọi thứ một cách bình dị, nếu ta giữ thái độ khiêm cung. Khi bạn nói, kể quá nhiều về việc tu của mình thì tức là bạn đang khoe cái ngã của bạn và bạn đang nói rằng: “Tôi là một hành giả tốt. Tôi đang tu Kim Cương Thừa. Tôi có một cái
kiến rất cao.” Đó là ý nghĩa [ngầm] ẩn đằng sau những chuyện [nói, kể] ấy. Và điều đó sẽ dễ dàng trở thành một chướng ngại cho tiến bộ của bạn trên con đường tu.
Ngày xưa, vào thời của các bậc Đạo sư Ấn Độ, khi các ngài tu pháp Yidam hay một pháp nào đó của Kim Cương Thừa, thì hầu như không ai biết được rằng đó là một hành giả; không ai biết được rằng họ đang tu Bổn tôn gì. Bởi vì họ giữ kín mọi thứ như giữ một bí mật, một việc riêng tư. Việc hành trì thật ra là một việc riêng tư. Đây không phải là việc để đem ra phơi giữa thiên hạ. Vì vậy, chúng ta phải giữ nó như một việc riêng tư. Tuy là việc riêng tư nhưng chúng ta cần thấy rằng nó phải đem lại lợi lạc cho chúng sinh và sâu bên trong chúng ta phải phát khởi được tâm bồ đề vì chúng sinh khác.
Tất nhiên, chúng ta có thể nói về một số tánh đức, một số lợi lạc của con đường bồ tát với người khác. Nhưng nếu bạn nói quá nhiều thì thiên hạ có thể đặt câu hỏi rằng bạn có thực sự đang tu tâm bồ đề hay không? Bạn có hay nổi nóng hay không? Bạn có phải là kẻ thù đối với bằng hữu, đối với chồng, vợ của mình hay không?
(Rinpoche cười). Các bạn có dám nói “không” hay không?
(Rinpoche cười). Nếu bạn trả lời: “Tất nhiên là tôi nổi nóng!” thì thử hỏi việc bạn đang tu tâm bồ đề liệu có ý nghĩa gì? Tóm lại, không nói quá nhiều sẽ có mặt lợi lạc của nó.
“Khi nói rằng chúng ta phải giữ bí mật thì điều đầu tiên là bạn phải giữ bí mật
bất cứ điều gì bạn cần phải giữ bí mật. Đó là ý nghĩa tổng quát của Kim Cương Thừa.” Khi nói rằng chúng ta phải giữ bí mật thì điều đầu tiên là bạn phải giữ bí mật bất cứ điều gì bạn cần phải giữ bí mật. Đó là ý nghĩa tổng quát của Kim Cương Thừa. Điều thứ hai, những gì bạn được lệnh phải giữ bí mật thì bạn phải giữ bí mật. Ngày nay, nhiều người thường nói: “Ồ! Thầy tôi nói tôi không được tiết lộ cho bạn nhưng dù sao tôi cũng cứ nói.” Vậy là bạn đang vi phạm mật nguyện. Khi bạn thực sự hiểu rõ rằng bạn đang vi phạm giới nguyện thì điều này sẽ nghiêm trọng hơn nhiều việc vi phạm giới nguyện do không hiểu biết. Vì vậy, khi đạo sư hay một ai đó bảo bạn giữ bí mật thì bạn phải giữ bí mật, không được tiết lộ cho người khác. Thầy thấy rằng có nhiều người, đặc biệt là các bạn phương Tây, muốn trung thực và họ nghĩ rằng họ đang trung thực: “Ồ! Thầy tôi nói rằng không được tiết lộ cho cậu nhưng tôi sẽ cho cậu biết”,
(Rinpoche và tất cả mọi người cười). Về mặt này Thầy nghĩ rằng người Tây Tạng tốt hơn. À, đó là cái mà Thầy thấy như vậy,
(Rinpoche cười).
Thậm chí có khi không cần thiết, hoặc bạn thấy rằng không cần thiết phải giữ bí mật, nhưng vì Thầy bạn nói rằng bạn phải giữ bí mật thì bạn vẫn phải giữ bí mật. Như vậy là bạn đang nghe lời đạo sư của mình, bạn kính trọng lời của đạo sư. Nếu bạn không làm như vậy thì bạn là một người không đáng tin cậy, một đệ tử không đáng tin cậy. Vì vậy, Thầy bạn sẽ nghĩ: “Ồ! Người này không đáng tin cậy, ta không thể nói [cho người này] các giáo huấn và tri kiến bí mật bởi vì người này sẽ không giữ được samaya (giới nguyện).” Vì vậy, các bạn cần phải hiểu vấn đề này. Như Thầy đã nói ở phần trước, họ cho rằng họ đang hành động một cách trung thực. Và họ nghĩ rằng thầy họ có vẻ lén lút hay đại loại như vậy. Đó là tà kiến.
“Ý nghĩa cốt tủy khiến chư đạo sư Kim Cang Thừa nhắc đệ tử phải giữ bí mật, giữ mọi thứ thật giản dị, khiêm cung, không nói quá nhiều là để họ tự bảo vệ mình.” Tất nhiên, trong đạo Phật nói chung, chúng ta phải
y nghĩa không y ngữ, có đúng không?
Ý nghĩa quan trọng hơn.
Hành động quan trọng hơn là
lời được nói ra. Chúng ta căn cứ vào
hành động của một người chứ không căn cứ vào lời nói khi người đó làm một thiện hạnh hay ác hạnh. Đây là cách chúng ta xem xét bản thân để xem mình là một hành giả tốt hay không tốt. Điều này rất quan trọng. Như vậy, ý nghĩa cốt tủy khiến chư đạo sư Kim Cang Thừa nhắc đệ tử phải giữ bí mật, giữ mọi thứ thật giản dị, khiêm cung, không nói quá nhiều là để họ tự bảo vệ mình. Bởi vì khi bạn nói quá nhiều thì điều đó sẽ khiến tâm bạn tán loạn. Rồi sau đó bạn sẽ làm cho [chuyện đã nói] có ấn tượng mạnh mẽ hơn, bạn buồn về nó, bạn bực bội về nó và nhiều chuyện khác nữa sẽ nảy sinh.
“Dù cho đó là giấc mơ tốt, linh kiến tốt hay gì gì đi nữa thì bạn phải giữ kín không được nói ra. Nếu bạn nói ra thì điều đó sẽ trở thành một phiền toái lớn cho bạn.” Chính vì vậy, đức Phật thường không cho phép người tu, đặc biệt người tu Kim Cang Thừa, nói bất cứ điều gì như là dấu hiệu mà theo bạn nghĩ là tốt, có liên quan tới việc tu tập của bạn. Dù cho đó là giấc mơ tốt, linh kiến tốt hay gì gì đi nữa thì bạn phải giữ kín không được nói ra. Nếu bạn nói ra thì điều đó sẽ trở thành một phiền toái lớn cho bạn. Khi đó thiên hạ sẽ bàn tán về bạn rất nhiều, rồi bạn tán tâm hoặc buồn bực, hoặc bạn rất vui mừng, phấn khích, rồi thì bạn sẽ làm mất đi sức mạnh trong việc tu hành. Bạn có thể mất tinh tấn bởi vì bạn đã bị tán tâm. “Bây giờ tôi là một đạo sư vĩ đại! Tôi muốn làm chuyện này, chuyện nọ và những chuyện khác nữa,” và bạn hoàn toàn quên việc tu hành của mình. Và khi đó bạn là một kẻ thất bại nặng nề. Thật đấy!
(Rinpoche cười).
Chuyện nó là như thế đấy!
“Chúng ta cần phải tự trách mình chứ không trách người khác.
Không dễ làm chút nào, nhưng chúng ta phải cố gắng.” Thầy đã nói sáng nay rằng đã thọ nhận nhiều giáo lý, nhiều quán đảnh thì bây giờ các bạn phải làm gì? Câu trả lời là các bạn phải giữ gìn và thực hành tất cả những thứ này. Rồi Thầy có nhắc tới Guru Yoga. Đây là một pháp tu rất tốt, bao gồm tất cả mọi thứ. Nhưng nếu bạn có năng lực, năng lượng, có thời gian thì bạn có thể thực hành nhiều hơn. Ví dụ – Guru Yoga là tốt nhất – rồi thì bạn có thể thực hành Vajrakylaya, Orgyen Jambala, Vajrapani, Kalachakra, Yamantaka, tất nhiên. Nếu bạn muốn bạn có thể tu mười pháp một ngày. Không có gì là sai cả, có đúng không nào? Nhưng Thầy không nghĩ thế.
(Rinpoche cười). Thầy nghĩ rằng đa phần các bạn ở đây tới từ Mỹ, Canada, Nga và thầy nghĩ rằng các bạn thích mỳ ăn liền (fast food).
(Rinpoche cười). Thực phẩm này không được chính thống. Nhưng mỳ ăn liền vẫn rất tốt, có phải không?
Thầy xin nhắc lại lần nữa: cần phải trưởng dưỡng tri kiến thanh tịnh bởi vì Kim Cương Thừa – Mật thừa – được đặt trên nền tảng của tri kiến thanh tịnh đó. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khi Ngài không vui, Ngài thậm chí nổi sân với cái đồng hồ của mình. Ngài muốn ném nó đi, muốn đập vỡ nó. Nhưng khi tâm vui vẻ thì Ngài lại thấy cái đồng hồ rất đẹp, toàn là vàng, bạc, kim cương và tất cả mọi thứ đều rất quý giá. Cái gì gây nên sự khác biệt này? Tất nhiên, đó là tâm của bạn. Khi bạn thất niệm thì mọi thứ đều trở nên tồi tệ. Khi tâm của bạn an bình thì bạn thấy tất cả mọi thứ đều an hòa và đẹp đẽ. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy chuyện không hay của ai đó, hoặc khi bạn nhìn thấy chuyện không hay của thầy mình, thì bạn phải nghĩ rằng: “Ồ! Đó là chuyện không hay của tôi! Ít nhất đa phần đều là chuyện không hay của tôi.” Bạn cần phải làm như vậy. Chúng ta cần phải tự trách mình chứ không trách người khác. Không dễ làm chút nào, nhưng chúng ta phải cố gắng. Và đây là bài tập về nhà duy nhất các bạn có ngày hôm nay.
(Rinpoche cười).
“Nhưng nếu tham muốn của bạn vượt quá khả năng của bạn,
vượt quá công đức của bạn thì điều này sẽ là một vấn nạn lớn cho bạn.” Còn một vấn đề khác nữa: có quá nhiều tham muốn. Tất nhiên, điều này sẽ đem tới nhiều rắc rối, khổ đau. Vì vậy, chúng ta phải tu hạnh tri túc, biết tự hài lòng ở một chừng mực nào đó. Chúng ta phải nghĩ rằng: “Ồ, đây là phước phần của tôi. Phước của tôi có như vậy thôi cho nên đó là tất cả những gì tôi có được bây giờ; và tôi phải vui vẻ chấp nhận điều đó.” Như vậy thì ổn. Nhưng nếu tham muốn của bạn vượt quá khả năng của bạn, vượt quá công đức của bạn thì điều này sẽ là một vấn nạn lớn cho bạn. Bởi vì, bạn sẽ luôn luôn chạy theo một cái gì đó, đuổi theo một cái gì đó, tìm kiếm một cái gì đó. Và chính bạn rồi sẽ rất mệt mỏi. Mọi thứ không đuổi theo bạn mà tự bạn đuổi theo chúng vì bạn thèm muốn chúng. Tổ Long Thọ có dạy rằng tri túc (tự biết đủ) là kho báu duy nhất [của người tu]. Nếu bạn muốn sở hữu một kho của cải đặc biệt, rất quý báu thì tri túc - tức là phát triển tâm tự biết nói đủ với mình - là một điều rất quan trọng. Thầy nghĩ rằng đây là một lời dạy rất thực tế và hữu ích.
Thầy vẫn nhắc lại một chuyện như vậy - chính những chuyện Thầy đã nói trước kia với các bạn Trung Quốc. Thầy đã phê phán cách nhìn của họ - cái cách họ nhìn của cải vật chất như là những gì rất quan trọng.
(Rinpoche cười). Thật đấy. Khi bạn thấy của cải vật chất quá quan trọng và bạn nghĩ bạn không thể sống thiếu nó được – tất cả những gì trong tham muốn, trong tưởng tượng của bạn – thì bạn luôn luôn để tâm tán loạn, bạn luôn luôn lang thang, lăn lóc. Tâm bạn không thể nào an nghỉ được. Vì vậy, đôi khi chúng ta phải biết nói đủ với mình (tri túc), có đúng không? Theo Thầy điều này rất quan trọng.
“Còn nếu bạn không bao giờ biết thỏa mãn thì bạn sẽ luôn luôn đuổi theo thứ này, thứ nọ và những thứ tương tự trong một vòng luẩn quẩn.” Lại nữa, đức Phật dạy rằng xả ly chính là hạnh tri túc cao nhất. Thầy đã nói rằng nếu không có tâm
biết đủ này thì không có hạnh xả ly. Bởi vì khi đó bạn có quá nhiều tham dục, ham muốn và bạn sẽ ở lại trong luân hồi. Còn khi bạn có tâm
biết đủ và tự nhủ mình: “Thôi, như vậy là đủ! Thực sự đủ rồi! Vậy là đủ cho tôi, cho cuộc sống này của tôi.” Khi đó bạn có cơ hội để tu luyện tâm và để làm một điều gì đó khác hẳn. Còn nếu bạn không bao giờ biết thỏa mãn thì bạn sẽ luôn luôn đuổi theo thứ này, thứ nọ và những thứ tương tự trong một vòng luẩn quẩn. Mỗi ngày suy nghĩ của bạn cũng như vậy, việc làm của bạn cũng như vậy.
Milarepa nói: “Khi tôi nhìn luân hồi thì tôi thấy luân hồi là điên khùng, nhưng luân hồi lại thấy tôi là điên khùng,”
(Rinpoche cười). Vì vậy, Thầy nghĩ rằng chúng ta cần phải có những hiểu biết này. Như vậy đã đủ chưa?
(Rinpoche cười). Thầy nghĩ rằng bởi vì các bạn có hạnh xả ly, hạnh tri túc và giữ gìn năm mật giới gốc rất tốt đẹp cho nên bây giờ các bạn có thể đi nghỉ và ngủ [ngon].
(Rinpoche cười).
Hết bài giảng ngày 24.8.2013 Việt dịch (từ bản chép lời giảng tiếng Anh): Lotsawa (Hiếu Thiện).
Bản tiếng Anh do Drolma Lhamo chép từ MP 3 ngày 24.08.2013: https://lienhoaquang.com/thu-vien-anh_T%C3%A2y-T%E1%BA%A1ng_ddclmll_nghe-MP3_hungkar.html_________________________
i Tựa đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc.
FIVE ROOT DOWNFALLS OF VAJRAYANA
Hungkar Dorje Rinpoche
24.8.2013, Golok
(Part II) We will talk again about the five root samayas. It is root samaya, but compared to branch [samaya], I think this is easier to do. Some of those branch samayas are very difficult to do. But “root” means “root”. It is the most important part. So this is MUST. Someone like us, [who] already practice Vajrayana and [have] received many teachings, many instructions, many empowerments, then we must [do that]. There is no option not to do so, but [we] have to.
So the fourth one, right? It is the most difficult part (Rinpoche laughs) among these five things. Which means you have to be nice to each other (Rinpoche laughs). So it is said that one must be compassionate to those on the same path, on the correct excellent path, which means everyone with the same Guru, in the same mandala. For example, this time, you go up here, you guy are all on the same path, sharing the same path. This is being company to each other - direction to the liberation.
So, we must try to be compassionate to each other, kind to each other, respectful to each other. Of course, we can - I mean [this is] the Buddhist view on sentient beings. When we talk about “Dharma brothers and sisters”, this is a very great way of seeing sentient beings and accepting sentient beings in a special way, in the Buddhist tradition. We say because all sentient beings have the same nature, the essence of the mind of sentient beings is the same - it’s Buddhahood. From that point of view, all sentient beings are like brothers and sisters, because we have the same base, the same foundation.
The reality, the emptiness of the mind is exactly the same. So, all sentient beings are like external friends, brothers and sisters. And then, that’s the first well-seeing on sentient beings - like beings’ brothers and sisters. Second, we say all these Buddhist people, anyone who practice Buddhism, anyone who takes refuge in the Three Jewels, they are distant friends, distant brothers and sisters. Third, it is the same lineage. All of those who are in the same lineage, the same school, they are inner friends, inner brothers and sisters. The fourth one, those who are sharing the same teacher, the same mandala and receiving the same instructions, the same empowerments - this is called Vajra brothers and Vajra sisters.
So, all sentient beings, we can divide into these four categories. So we can learn that all sentient beings, somehow, are friends to us and we are friends to them. It is not seen that we stay based on some regular connections, relationships in between us, but we base on the special best way of seeing. We say the first thing is we all share the same nature, therefore, in this nature, everyone is friend, everyone are like brothers and sisters. Because the essence [of everyone] is the same.
So, of course, even those who are vajra brothers and sisters, they are even much closer, because having the same teacher, having the same instructions, or taking the same path. But all sentient beings, since when we are the same nature, therefore, we have to try to see them important. So we have to be respectful, we have to be very kind and compassionate. Therefore, it is said that whoever is on the same, pure, perfect excellent path, we must try to be compassionate with them. So, it is the Fourth one.
The Fifth one, it is to keep secrets, whatever it is a secret. It means whatever you have learned, whatever instruction, teaching in Vajrayana that you have received, you should keep it as secrets. Do not make a big deal! Do not show you are a big hero by saying: “I am such a special person. I’ve received this teaching and I received that empowerment. Now I am a very big siddha or something” (Rinpoche laughs). Do not make a big deal of these things.
To keep secret means to keep things so that other people cannot see [them] very easily. But inside, you may be very pure, very great, very good, but it is not very easy [for people] to see that! You should not show that you have any quality. Because the view of Secret Tantra is very high, but if you have action, but if you have behavior tries to reach this view then people may not understand you. People may think: “Oh! You are crazy!” or [they think] you are too much, or you are maybe folly or something. So that becomes a problematic for Vajrayana system, for Vajrayana teachings. So, therefore, even Guru Rinpoche said that your view may be high like the sky, but your conduct has to be very, very detailed, and very and very fine like flour. It is what Guru Rinpoche said. Therefore, Secret Tantra, we have to keep as Secret Tantra.
I think that’s a very important part and also it makes sense, because if you talk too much, and people, I think, start to investigate you. Are you very many? Do you have that view? Can you do that? When you talk too much, if you keep things very simple, if you see yourself very humble, then people respect you. “Oh! Maybe this person is a good practitioner, maybe has a good view and high view.” So, in this way, of course, it’s beneficial for oneself to keep everything in a very simple, and to keep oneself in a humble way. When you talk about your practice too much [that] means you’re showing your ego actually and you are saying that: “I’m a good practitioner. I’m practicing Vajrayana. I have a very high view”. That is the meaning behind that. Therefore, it becomes easily an obstacle to develop your path.
So, in early time, the Masters in India, when they practiced Yidam or a practice of Vajrayana, for example, almost nobody knows that this person was a practitioner, what were the deities that this persons practiced. Because they kept everything as a secret, a personal thing. So, practicing is actually a personal thing. It’s not for the public. So therefore, we have to keep it as a personal thing. But personal thing still, we can see that is beneficial for others, and we can develop Boddhicita inside for others.
Of course, we can say some qualities and some benefits of the path of Boddhicita to others. But even if you talk too much, people may ask if you are really practicing Boddhicita? Do you get angry sometime? Are you enemy, of course but, with your friend, with your husband, with your wife, something like that? (Rinpoche laughs). Will you say “No”? (Rinpoche laughs). When you say: “Of course, I get angry!” and what you mean you’re practicing Boddhicita. So, not talking too much has a lot of benefits part.
To think that we should keep secrets, the first one is whatever you are supposed to keep secrets, you should keep secrets. It’s the general meaning of Vajrayana. The second [is that] things is you are told to keep secrets, you should keep secrets. Nowadays, of course, most people may say: “Oh! My teacher said do not tell you, but I tell you anyway.” You are breaking your samaya. When you are really understanding that you are obviously breaking your samaya, this is even more serious problem than breaking samaya without knowing. Because the teacher and a person told you to keep these secrets, you should keep secrets, do not tell others. I found that many people, especially Western people, they want to be honest and they think they are being honest: “Oh! My teacher said do not tell you but I tell you,” (Rinpoche and everyone laugh). I think that way Tibetans are better. Ah! It’s what I see (Rinpoche laughs).
Even though, it is not necessary, you think maybe not very necessary to keep these secrets, but because you are told by your teacher that to keep secrets, then you should keep it secretly. Then you are very listening to your teacher, you respect the words of your teacher. If you do not do that, that means you are not a reliable person, a reliable disciple. So, the teacher thinks: “Oh! This is not reliable, I cannot tell instructions or secret views, because, this will not keep the samaya.” So you have to understand this part. And I said earlier, they think they are being honest and they think the teacher is sneaky or something. That is a wrong view.
So, of course, in Buddhism, in general speaking, we have to rely on the meaning not the words, right? So the meaning is more important. So, what is the most important for you is the act. Action is more important than words said. So, when you do something good or bad, we don’t count your words, but we only count your actions. This how we recognize oneself, just oneself for being a good Dharma practitioner or not. This is very important part.
So, the essential reason for the Vajrayana masters to say to keep things in secret, to keep things in a simple, humble, not to talk too much is [that this is] a good protection for yourself. Because when you talk too much, it becomes a real distraction for you. And later you make it stronger, make it very sad, make it anger, many things would happen. Therefore, Buddha many times does not allow anyone in Buddhism path, especially in the Vajrayana path, to tell anything, any good sign you think related to your practice. Maybe good sign or maybe good dream, or good visions, whatever, just keep it, do not tell. If you tell them, that becomes a problem for yourself. Then people talk about you too much, then you get distracted, or you get upset, or maybe you get very excited, then you will lose your strength in your practice. You may lose your diligence, because you are already distracted. “Now, I become a great master! I want to do this and that and these other things,” and you totally forget your Dharma practice. And that’s a big loser. It’s really! (Rinpoche laughs).
That is that!
Now I tell you. Actually I mentioned you earlier this morning, but having received many teachings, many empowerments, and now what should we do? The answer is we have to keep and practice these parts. Then I mentioned Guru Yoga. It’s very good practice, that includes everything. But if you have the ability to have energy, to have time, then you can practice more. For example - Guru Yoga is the best - and then you can practice Vajrakylaya, Orgyen Jambala, Vajrapani, Kalachakra, Yamantaka, of course. If you want too, you can practice 10 different practices a day. There are nothing wrong to do that, right? But I don’t think so. (Rinpoche laughs). I think most of you are come from US, Canada, Russia, I think you want fast food (Rinpoche laughs). Not very formal food. But fast food always is good, right?
I repeated again: to establish pure view, because Vajrayana - Secret Tantra - is actually based on that kind of pure view. H. H. Dalai Lama said when he is in a bad mood even he gets angry at his watch. He wants to throw it out, to break it down. But when he is on a good mood, he sees he watch is very beautiful, gold, silver and diamond, everything very valuable. What makes difference? Of course, your mind becomes like that. When you’re very distracted, then everything become very bad. When your mind is very peaceful, then you see everything peaceful and beautiful. So when you see someone’s problem, when you see a problem maybe by your teacher or something, then you must see: “Oh! That is my mind problem! At least most are my mind problem.” You have to. We have to blame oneself, not to [blame] others. Not easy to do. But we have to try, and this is the only homework we have now. (Rinpoche laughs).
And then the other thing: having too much desires. Of course, this will bring a lot of problems and unhappiness. Therefore, we, somehow, must establish some sort of contentment and satisfaction. We have [to] understand: “Oh this is my merit. I have that much merit, so that is what I have now and I’m happy to accept that.” This is ok. But if your desire is beyond your ability, your merit, that is a big problem then for you, because you’re always chasing something, following something, running after things. Only yourself will get very tired. The things do not follow you, but you follow them, because you desire them. So, Nagarjuna said contentment is the only treasure. If you want to have a special, very valuable treasure, then satisfaction - to develop, to increase this kind of mind is very important. And I found this very practical and very useful.
I said the same thing what I said to you earlier to Chinese people. I also criticized their view, their seeing how important the material things [are] (Rinpoche laughs). But it’s really. When you see material things so important and you think you cannot live without having this – whatever in your imagination, in your desire - then you are always distracted, you are always wandering something. Your mind does not have any ability to rest. Therefore, sometime, we have to be very contented, right? It’s very important, I think.
Also, Buddha said that renunciation is actually the best kind of satisfaction, contentment. We have no this kind of contentment, of course, [but] there is no renunciation, because you have so much desires and end up in Samsara. But when you have this kind of satisfaction, said: “Ok, it’s enough! Really enough! It’s enough for me, for my life this time.” Then you have some chance to train your mind, to do something differently. But when you never get satisfaction, then you are always chasing those things, similar things in a circle. Everyday thinking the same thing, doing the same thing.
Milarepa said: “I see Samsara is crazy, but Samsara sees me crazy,” (Rinpoche laughs). So I think we have to have some sort of these understandings. Is that enough? (Rinpoche laughs). I think since you have renunciation, satisfaction, and keeping those five root samayas very nicely, I think you can go and rest and sleep right now (Rinpoche laughs).
The end of the teaching on 24.8.2013 (part II) Transcript by Drolma Lhamo (Pham Hoa). Taken from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching, 24.08.2013, Golok. ___________________________
ii The title is created by the translator for the reader’s convenience.