Kính gửi quý bạn đọc, BBT LHQ xin trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài giảng về NĂM GIỚI GỐC CỦA KIM CƯƠNG THỪA của Hungkar Dorje Rinpoche, tại Golok, Tây Tạng ngày 24.8.2013 (phần I). Bài giảng về chủ đề này ngày 26.8.2013 (phần II) sẽ được gửi tới quý độc giả sau. BBT LHQ xin cám ơn các đạo hữu đã giúp đỡ chuyển file MP3, chép bài giảng, chỉnh sửa trình bày … để pháp nhũ của Đạo Sư được đến với các bạn đạo gần xa. Xin tùy hỉ công đức.
BBT LHQ
NĂM GIỚI GỐC CỦA KIM CƯƠNG THỪAi
Bài Giảng Hungkar Dorje Rinpoche
Ngày 24.8.2013, Golok
Song ngữ Anh-Việt
(Phần I)
“Cái làm cho quán đảnh có giá trị chính là trì giữ giới nguyện.”
Các bạn đã thọ nhận nhiều quán đảnh lần này và Thầy cũng đã ban nhiều quán đảnh. Và Thầy biết rằng nhiều người trong số các bạn đã từng thọ nhận quán đảnh trước đây. Cái làm cho quán đảnh có giá trị chính là trì giữ giới nguyện, những mật nguyện liên quan tới các quán đảnh [đã thọ nhận], và biết rõ những yêu cầu liên quan tới các quán đảnh và giáo lý được trao truyền.
Thầy sẽ giảng một chút về giới nguyện. Nói chung, trong cả truyền thống Đại Thừa và Kim Cương Thừa đều có nhiều loại giới nguyện. Tuy nhiên, giới nguyện phổ biến nhất có tên gọi là “Mười Bốn Giới Trọng và Tám Giới Khinh”. Mật giới được giải thích trong một mật điển có tên là "Tinh Túy Bí Mật". Mật điển này còn có tên gọi là "Mật Điển Vương" hoặc "Mật Điển Vương của Dòng Nyingmapa". Mật điển này rất phổ biến và bao gồm tất cả mọi thứ, tất cả mọi thừa. Mật điển này đề cập tới năm giới trọng và mười giới khinh (giới phụ).
“Giới thứ nhất có tên là ‘Không chối bỏ chân tánh, hay thực tại’.”
Ngày hôm nay Thầy sẽ giảng một ít về năm giới trọng cấm, tức năm loại phạm giới nặng. Giới thứ nhất có tên là "Không chối bỏ chân tánh, hay thực tại”. Đối với người tu sơ cơ thì việc hiểu chân tánh là gì rất khó khăn. Cái mà chúng ta cần là thiết lập tri kiến thanh tịnh về dòng truyền thừa, tri kiến thanh tịnh về Mạn đà la, Yidam, Guru. Đây là một trong năm giới trọng cấm.
“Chúng ta phải thiết lập một lòng tin vào bản tánh thanh tịnh của vạn pháp.”
Chúng ta cần phải tự xem xét bản thân mình để biết mình có thực sự quan tâm tới Kim Cương Thừa, tới việc tu Kim Cương Thừa hay không. Tất cả mọi thứ chúng ta bắt đầu từ đó. Đương nhiên chúng ta có quyền tự do trong quyết định có thực hành Kim Cương Thừa hay không. Tuy nhiên, [khi đã thực hành Kim Cương Thừa] thì chúng ta cần phải có được hiểu biết đầy đủ và lòng tin vào Kim Cương Thừa; cần phải hiểu rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có cùng một bản chất, cùng một thể, như được dạy trong Đại Thừa. Vạn pháp có chung một thể là tánh Không, trong Đại Thừa cũng giống như trong Kim Cương Thừa. Để hiểu hoặc để có lòng tin vào điều này thì tất nhiên chúng ta phải khảo sát, kiểm tra để biết tánh Không là gì, chân tánh của vạn pháp là gì, các pháp không thực sự có tự tánh nghĩa là gì. Ở giai đoạn đầu tiên thì không quan trọng là phải chứng được tánh Không một cách đầy đủ. Tuy nhiên ít nhất cần hiểu tánh Không là gì, chân tánh thực tại là gì. Và chúng ta cũng phải biết tại sao Đại Thừa và Kim Cương Thừa nói rằng chân tánh của vạn pháp là tánh Không. Điều này quan trọng đối với người tu sơ cơ.
Vậy “không chối bỏ chân tánh tối hậu” có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thiết lập một lòng tin vào bản tánh thanh tịnh của vạn pháp. Sau đó cái khiến cho tri kiến này có ý nghĩa và đạt tới kết quả mong muốn chính là việc giữ tri kiến thanh tịnh; và điều này rất quan trọng. Chúng ta cần hiểu rằng do vô minh, do vọng tưởng, phiền não, chúng ta luôn luôn nhìn mọi thứ theo cách bất tịnh. Thế nhưng, đó không phải là chân tánh của vạn pháp, đó không phải là thực tại. Bản tánh cái nhìn của ta là thanh tịnh, các sự vật hiện tượng là thanh tịnh. Vì vậy cần phải tin rằng bản chất của mọi sự vật hiện tượng đều thanh tịnh.
“Khi bạn nhìn các sự vật hiện tượng theo cách bất tịnh
thì bạn cần phải tự nhắc mình rằng đó là vọng tưởng, hư huyễn.”
Với trình độ bình phàm, chúng ta không thể nhìn thấy chân tánh của vạn pháp. Đây không phải là sai sót của đối tượng hay của vạn pháp, mà sai lầm nằm trong cách cảm nhận của chúng ta. Vì vậy khi bạn có cái nhìn bất tịnh, khi bạn nhìn các sự vật hiện tượng theo cách bất tịnh thì bạn cần phải tự nhắc mình rằng đó là vọng tưởng, hư huyễn. Và chúng ta phải cố gắng để thấy được chân tánh. Chúng ta phải nhớ tới lời Phật dạy, nhớ tới những gì kinh điển đã mô tả về các pháp vốn tự nó rỗng rang, thanh tịnh – đó là bản chất thanh tịnh của vạn pháp. Điều này đôi lúc vượt quá khả năng của chúng ta. Khi đó chúng ta phải hiểu rằng: “Ồ, tôi chưa đạt tới trình độ đó. Đây không phải là thực tại, chắc chắn là không. Chân tánh, thực tánh vượt xa khả năng nhìn biết của tôi.” Đây chính là cách thông thường chúng ta cố gắng để chấp nhận [cái nhìn] về chân tánh của thực tại trong truyền thống Kim Cương Thừa.
“Nếu chúng ta không có lòng tin thì tốt nhất là
không chấp nhận, không thử, không hành trì, không nhảy ào vào chuyện này.”
Thầy sẽ giải thích điều này một cách đơn giản hơn. Là những người tu sơ cơ như chúng ta, những người tu sơ cơ thực sự trong hệ thống Kim Cương Thừa, thì theo Thầy cái chúng ta cần phải làm là xây dựng lòng tin vào điều này. Đây là điều chân thật, có thật, và nó sẽ đưa lại những điều tích cực, tốt đẹp cho bạn trên đạo lộ giải thoát. Và đây là con đường ngắn nhất tới giải thoát. Chúng ta phải hiểu như vậy và tin như vậy. Nếu chúng ta không có lòng tin thì tốt nhất là không chấp nhận, không thử, không hành trì, không nhảy ào vào chuyện này.
Thế nhưng chúng ta hiểu rằng Kim Cương Thừa là một cái gì đó tốt – đây là điều cơ bản. Không có hiểu biết này thì không có cách nào để bước vào cánh cửa của hệ thống Kim Cương Thừa. Chúng ta đã có được hiểu biết đó. Đó là điều tốt nhất. Chúng ta phải giữ gìn điều đó. Chúng ta phải chăm sóc cho tín tâm đó và phát triển từ điểm căn bản này để vun bồi thêm hiểu biết, tinh tấn, kham nhẫn, chứng ngộ. Các phẩm chất này rất quan trọng đối với tâm, đối với việc hiểu [bản tâm].
“Có một bản chất khác vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta mà chúng ta không biết.”
Nguyên nhân tại sao Thầy nói như vậy là vì: cái làm nên sự khác biệt chính là chứng ngộ, chính là tri kiến thanh tịnh. Khi nói các sự vật hiện tượng không có tự tánh, không hiện hữu độc lập, là bởi vì đối với chúng ta, ở trình độ này, lửa vẫn là lửa. Lửa thì thiêu đốt. Lửa thiêu đốt bạn rất dễ dàng. Thế nhưng những bậc đã đạt chứng ngộ cao, tri kiến thanh tịnh cao, các Ngài không bị lửa thiêu cháy. Như đức Guru Rinpoche. Tại sao? Bởi vì sự thánh hóa, tri kiến thanh tịnh, đã tạo nên sự khác biệt lớn. Tri kiến thanh tịnh che chở cho Ngài thoát khỏi những tấn công từ bên ngoài, như ngọn lửa lớn chẳng hạn. Tuy nhiên với chúng ta, chúng ta luôn luôn tin vào nó – đây là lửa thật và nó thiêu đốt. Và nó là như vậy, bản chất duy nhất của lửa là như vậy. Có một bản chất khác vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta mà chúng ta không biết. Chúng ta không thể hiểu được điều đó, vì thế chúng ta gặp rắc rối. Chúng ta cảm nhận mọi thứ với tâm phiền não, theo cách ta thấy, theo cách tôi muốn, chúng tôi muốn. “Tôi chỉ chấp nhận mọi thứ theo cách tôi muốn. Tôi không chấp nhận mọi thứ theo cách của anh mà chỉ theo cách của tôi.” Đây là một rắc rối lớn. Vì vậy, hiểu chân tâm, hiểu bản tánh của vạn pháp là việc thực sự vượt quá khả năng của chúng ta vào lúc này. Vì vậy, chúng ta cần được giáo dục để biết Kim Cương Thừa giáo dục con người như thế nào, Kim Cương Thừa nhìn bản chất của vạn pháp như thế nào. Vì lẽ đó, chúng ta thọ nhận quán đảnh, thọ nhận các giáo lý và nỗ lực xây dựng một cách hiểu mới để đạt chứng ngộ.
“Mật nguyện thứ hai trong số năm mật nguyện gốc
là tôn kính đức Kim Cương Thượng Sư.”
Mật nguyện thứ hai trong số năm mật nguyện gốc là tôn kính đức Kim Cương Thượng Sư. Tất nhiên chúng ta biết rằng đạo sư là rất quan trọng đối với đệ tử để thành tựu mục tiêu giải thoát. Vì vậy, đặc biệt trong Kim Cương Thừa, chúng ta đòi hỏi người tu phải thấy đức Bổn sư của mình, đức Kim Cương Thượng Sư, chính là Phật. Điều này rất quan trọng. Chúng ta có thể tìm hiểu tiểu sử, các câu chuyện đời của đức Milarepa, Naropa, của các bậc đạo sư vĩ đại để thấy họ chấp nhận mọi thứ như thế nào, họ xem đức Bổn sư của họ như thế nào. Tóm lại, giới nguyện thứ hai cần phải giữ là không được phá vỡ mật nguyện giữa mình và đức Bổn sư. Điếu rất quan trọng đối với người tu Phật, và có thể đối với các tôn giáo nói chung, là phải coi đạo sư là rất quan trọng. Bởi vì điều này phổ biến và ai cũng biết nên Thầy không cần phải nhắc lại hoặc đi vào chi tiết.
“Lựa chọn duy nhất mà chúng ta có bây giờ
là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn chúng ta đang có về đức Bổn sư …”
Đôi khi rất khó để người tu có thể thấy rằng Guru của mình là luôn luôn thanh tịnh. Mặc dầu chúng ta biết rằng tri kiến thanh tịnh là quan trọng, nhưng đôi khi chúng ta vẫn nhìn thấy lỗi lầm của Guru, hành vi không thanh tịnh của Guru. Khi đó chúng ta phải tự nhủ mình: “Ồ đây là lúc tôi phải tu luyện tâm. Đây là lúc tôi phải giữ tri kiến thanh tịnh đối với đức Bổn sư.” Nếu bạn thấy lỗi lầm của Guru thì bạn không nên nói: “Ồ Ngài đang mắc sai lầm, Ngài rất tệ. Bây giờ tôi sẽ phá vỡ mật nguyện, phá vỡ kết nối.” Đây không phải là ý tưởng tốt, không phải là lối hành xử thông minh. Vì vậy, cần hiểu rằng tri kiến của chúng ta chưa thanh tịnh. Chưa đủ thanh tịnh. Đây là cách duy nhất, lựa chọn duy nhất chúng ta có vào lúc này. Bởi vì chúng ta đã xây dựng kết nối sâu sắc, đã thọ nhận nhiều giáo lý và giáo huấn. Vì vậy, nếu bây giờ bạn nói rằng: “Ồ thật tệ tôi dừng lại ở đây.” Thì đó là một sai lầm lớn cho bạn. Tóm lại, như đã nói ở trên, lựa chọn duy nhất mà chúng ta có bây giờ là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn chúng ta đang có về đức Bổn sư, dòng truyền thừa, dòng phái, giáo lý. Và theo chúng ta sẽ dần dần tiến bộ, sẽ hoàn thiện cái nhìn thanh tịnh của mình.
“Tuy nhiên điều duy nhất lôi chúng ta tuột trở lại,
điều khiến chúng ta chậm tiến bộ chính là sự lười biếng.”
Việc này đòi hỏi thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể hoàn thiện được cái nhìn của chúng ta. Chúng ta có thể hy vọng, có nhiều hy vọng. Các hành giả trong quá khứ đã làm được điều đó thì tại sao chúng ta không làm được? Tất nhiên là chúng ta có thể làm được. Tuy nhiên điều duy nhất lôi chúng ta tuột trở lại, điều khiến chúng ta chậm tiến bộ chính là sự lười biếng. Thực sự đó là sự lười biếng. Khi lười biếng nổi lên thì bạn không tu luyện tâm mình, bạn không muốn trưởng dưỡng tri kiến thanh tịnh. Bạn chỉ ngồi đó và suy diễn cái này cái nọ. Đây là một trở ngại lớn. Đây là một cách tu hành không tốt, rất không tốt. Vì vậy, cách làm có ý nghĩa thực tế, cách làm thực sự cần thiết cho chúng ta là hết sức nỗ lực, thực sự nỗ lực để có được hiểu biết đúng đắn; và thực sự quan tâm tới việc rèn luyện, trau dồi [tâm] một cách liên tục. Hãy luôn luôn chuyên cần, tinh tấn. Đừng nên lúc thì thế này, lúc thì thế khác mà phải luôn luôn [tinh tấn].
Tóm lại, tinh tấn, kham nhẫn là cái chúng ta cần phải có để trưởng dưỡng tri kiến thanh tịnh về đức Bổn sư, về dòng truyền thừa. Chúng ta cần phải có nhiều phẩm tánh. Kham nhẫn là phẩm tánh đầu tiên. Tinh tấn, tất nhiên. Hai phẩm chất đó sẽ làm nên khác biệt lớn lao. Một phẩm chất nữa là sự hiểu biết - nó cũng rất quan trọng. Mà việc ta thấy được tầm quan trọng của những phẩm chất đó cũng là điều rất quan trọng. Thông thường các thói quen nổi lên, và do đó chúng ta không nhớ được những điều quan trọng. Chúng ta quên tất cả mọi thứ. Nhưng các bạn thường không thực sự nhận ra rằng các bạn đang quên mọi thứ. Các bạn nghĩ rằng: “Mọi thứ của tôi đều ổn.” “Đây là sự thật, anh ta không tốt, chị ta không tốt. Tôi tốt. Tôi hiểu tất cả. Thầy không cần phải nói tôi phải làm gì.”
“Nhưng vấn đề của chúng ta nằm ở chỗ: cái ngã của chúng ta quá lớn.”
Đây là một cung cách rất Mỹ. (cười) Nhưng đây là một rắc rối lớn. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận bản thân mình một cách giản dị. Hãy khiêm tốn càng nhiều càng tốt, hãy đơn giản càng nhiều càng tốt để chúng ta có thể thấy những người khác cao hơn; đặc biệt là thấy Guru, đạo sư, thấy bậc thầy của mình là cao hơn nhiều, quan trọng hơn bản thân mình nhiều. Nhưng vấn đề của chúng ta nằm ở chỗ: cái ngã của chúng ta quá lớn. “Tôi biết mọi thứ. Tôi thấy anh không tốt. Tôi thấy chị không tốt.” Chúng ta luôn phán xét kiểu như vậy. Điều này mâu thuẫn với hệ thống Kim Cương Thừa. Vì vậy chúng ta cần kham nhẫn, tinh tấn và hiểu biết. Ba phẩm chất này chúng ta cần ghi nhớ, từ bây giờ và luôn luôn như vậy.
“Tôn kính đức Kim Cương Thượng Sư
có nghĩa là lấy lại sức mạnh của tâm, sức mạnh của hiểu biết, của thực tại.”
Việc cần phải luôn luôn tôn kính đức Kim Cương Thượng Sư bất cứ khi nào, ở đâu là điều rất quan trọng. Tại sao chúng ta gọi đạo sư là Kim Cương Thượng Sư? Bởi vì đạo sư dạy cho bạn chân tánh của tâm, chân tánh giống-như-kim-cương. Chân tánh của tâm giống như kim cương, nó bất hoại, bất biến. Rất khó để chúng sinh phàm phu có thể hiểu được bản chất đó. Và điều đó gọi là vô minh. Khi vô minh nổi lên tất cả mọi chúng sinh hữu tình đều đánh mất bản tâm. Điều đó cũng có nghĩa là chúng sinh hữu tình bị đọa vào luân hồi. Đau khổ. Vì vậy tôn kính đức Kim Cương Thượng Sư có nghĩa là lấy lại sức mạnh của tâm, sức mạnh của hiểu biết, của thực tại. Đây là con đường duy nhất như đức Phật đã dạy.
“Con đường ngắn nhất, con đường thẳng nhất, con đường dễ nhất để theo
là con đường mà Kim Cương Thượng Sư đã chỉ.”
Không có Kim Cương Thượng Sư, không có các vị thầy thì không thể nào chúng ta có thể nhận ra chân tâm bản tánh của mình. Không có hiểu biết này, trí tuệ này thì không thể đạt được giải thoát. Vì vậy nếu giáo pháp là quan trọng đối với ai đó thì Kim Cương Thượng sư cũng như vậy, quan trọng không kém. Nếu ai thấy được điều này là quan trọng thì đó là một đệ tử tốt, một đệ tử Kim Cương Thừa tốt. Và đây là con đường duy nhất chúng ta cần phải theo. Đây là con đường duy nhất mà chúng ta có. Bất cứ con đường nào khác đều hoặc là cong queo, hoặc là quá dài hoặc là lạc hướng. Như vậy con đường ngắn nhất, con đường thẳng nhất, con đường dễ nhất để theo là con đường mà Kim Cương Thượng Sư đã chỉ.
“Giới thứ ba trong năm giới trọng cấm là ‘Không được ngừng trì chú’.”
Giới nguyện thứ ba. (giải thích lịch trình) Theo Thầy, giới này rất quan trọng. Chúng ta bây giờ là Kim Cương hữu, vì vậy rất cần hiểu những điều này và làm rõ những điểm này. Giới nguyện thứ ba trong năm giới trọng là không được ngừng trì chú.
Giới thứ ba trong năm giới trọng cấm là “Không được ngừng trì chú”. Ý nghĩa [của giới này] là gì? Nghĩa là bởi vì bạn đã trở thành một hành giả Kim Cương Thừa nên trách nhiệm của bạn là phải hành trì hàng ngày, hành trì ba pháp Tam Căn có tên gọi là Lama, Yidam và Dakini. Chúng ta phải hành trì một trong ba pháp đó hoặc cả ba pháp đó hàng ngày. Điều này rất quan trọng. Nếu một người hành trì nghiêm túc, là một hành giả tốt, một hành giả chân tu, thì họ thường muốn có bốn hay sáu thời khóa mỗi ngày. Bởi vì những hành giả đó đã dâng trọn cuộc đời cho Pháp nên họ có thể làm được điều đó. Rất tiếc là chúng ta thì không thể. (cười)
“Nếu bạn thực hành ngondro đầy đủ tức là
bạn đang thực hành cả ba pháp [Tam Căn] cùng một lúc.”
Vì vậy nên việc trì chú là rất quan trọng. Và các bạn có thể đưa vào [hành trì] ba pháp đã nêu. Thầy biết nhiều người trong các bạn đang tu Guru Yoga. Điều này rất tốt vì nó bao gồm [thực hành] Tam Căn. Guru Yoga chính là thực hành Guru. Còn thực hành pháp Vajrasattva là thực hành Yidam. Và quán mình là Vajrayogini, nhập vào Vajrayogini là thực hành Dakini. Tóm lại, nếu bạn thực hành ngondro đầy đủ tức là bạn đang thực hành cả ba pháp [Tam Căn] cùng một lúc.
Đây là một điều rất hữu ích và thực tế. Đó là tại sao Thầy hay nói “ngondro, ngondro, ngondro.” Nhiều người hỏi: “Vị này có sao không? Tại sao lúc nào cũng ‘ngondro’?” Thế nhưng Thầy biết điều này quan trọng, và Thầy cũng biết bệnh lười biếng của các bạn. (cười). Thật ra Thầy đã rút bản kinh dài và bản trung thành bản ngắn nhất. Một số người phàn nàn: “Ồ, quá ngắn.” Thầy biết khi tâm trạng họ tốt thì nó là quá ngắn, nhưng khi tâm trạng họ không tốt thì thậm chí bản ngắn cũng là quá dài đối với họ. (cười).
Hết bài giảng ngày 24.8.2013
Bản tiếng Anh chép từ MP 3 bài giảng ngày 24.08.2013, Hungkar Dorje Rinpoche.
Việt dịch: Lotsawa (Hiếu Thiện)
___________________________________
Chú thích:
i Tiêu đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc
FIVE ROOT DOWNFALLS OF VAJRAYANAii
(Part I)
Hungkar Dorje Rinpoche’s Teaching
24.8.2013, Golok
So you have received many empowerments this time. I also have given you many empowerments. And of course I know many of you have received many empowerments before this time. What makes the empowerment useful is to keep the commitment, the samayas related to those empowerments and to know what kind of commitments, requirements related to these empowerments, these teachings.
So I am going to discuss a little bit of what samayas are. And, generally speaking, in the Mahayana and Vajrayana systems there are many kinds of samayas. But a really common one is called “Fourteen Root Downfalls and Eight Branches”. Also, [it is included] in the tantra called “the Secret Essence”. It is also called “King Tantra” or “King Tantra of Nyingma Lineage”. [This tantra] is very common and it covers everything. It includes all yanas. So this tantra talks about five root downfalls that somebody has accepted and the ten branches. Today I am going to discuss a little bit of these five root samayas, five root downfalls.
So the first of those five it is called “not to abandon the nature or the reality”. It is difficult for us beginners to understand what the supreme nature is. What might that bring is to establish pure view toward the lineage, pure view toward the Mandala, the Yidam, and the Guru. This is the first of those five root downfalls, or samayas.
We have to check with oneself whether we have this kind of interest in Vajrayana, to practice Vajrayana, or not. Then, we go from there. Of course, it is our option to practice Vajrayana or not. But, then what we need to do is to establish a good understanding and faith in Vajrayana, to establish understanding that all phenomena has the same essence, same nature, as what is taught in Mahayana. They share the same: the emptiness part is the same in Mahayana and Vajrayana. But to understand or to believe in this, of course we have to take some examinations, some investigation, to get some ideas of what is emptiness, what is the nature of things, or things are not truly established. It is not so important at the beginning to fully realize, to have full realization of emptiness, but at least it is important to understand what is emptiness, what is reality.
And [we should know] the reasons for Mahayana and Vajrayana to say that everything has nature - emptiness. So, that is important thing for the beginners.
So, what is “not abandoning supreme nature”? That is we have to establish a belief in the pure nature of phenomena. And then, what keeps the view go well, what keeps the view reach the result, is to keep that kind of pure vision that is a very important part. And then [we should know that] with our ignorance, with our mental distractions, negative emotions, always we see things negative ways; but that is not the reality of the things, that is not the reality. The nature of your view is also pure, and the object of things, phenomena, are also pure. Therefore, to think, to believe that there is something for the phenomena, [their] nature is pure.
We, on the regular basis of perception, cannot see [the nature]. It is not the objects or the things’ problem, but it is the perception’s problem. So, when you have impure perception, when you see things negative ways, then you remember, you must remind yourself that this is illusion. And we have to try to get the point, get to the nature. And we have to remember what the Buddha says, what the teaching says, how they describe the phenomena naturally empty or pure - the purity part of the things. And then it is sometimes beyond of our perceptions. Then we must understand: “Oh, I am not there yet. It is not that this is the only reality, of course not. But the reality, the nature, is beyond my ability to see precisely.” So this is how we, generally, how we usually set up our efforts, to accept the real nature, in Vajrayana.
So let me put this in an even simple way. As beginners, people like us, real beginners, especially beginners for the Vajrayana system, then I think what we need to do is we have to believe in this. This is something truthful, real, and [it is] for bringing some positive things to yourself on your path to the liberation. And it is the shortest way to the liberation. We have to understand this way and believe in this way. If we do not have belief, then it is better not to accept, better not to attempt, better not to practice, better not to jump into this whole situation.
But we are understanding that Vajrayana is something good - that is the basis. Without having this kind of understanding there is no way to enter the gate to the Vajrayana system. So, we already have that [understanding]. That is the best. We have to keep that. We have to take care of that mind and to establish, to improve from there, to add more sort of realization, understanding and diligence, patience. These [qualities] are important for mind, for this piece of understanding [of nature].
The reason for me to say, what makes something a bit different is the realization, is the pure perception. When I say things, phenomena, do not have an independent essence, because, we, for us, at this level, fire is fire. Fire is burning. Fire burns you up very easily. But those who have high realization, high pure perception, they cannot be burned up by fire. Like Guru Rinpoche. Why? Because divinization, the pure perception makes a big difference. The pure perception protected Him from these attacks, from the big fire. But for us, of course, we always believe in it - this is real fire, and it is burning. And this is it, this is the only nature that fire is. There is another nature beyond our perception [but] we do not know. We are not capable of understanding that, therefore we get trouble. We perceive things with our emotions, the way we see, the way I want, we want. “I only accept things the way I want. I don’t accept things [like it] may be for you, but only for myself.” This is a big problem. Therefore, to understand the nature, the reality of phenomena is actually beyond our perception, our understanding at the moment. Therefore, we need to enter the education, how Vajrayana educates people, how Vajrayana sees the nature of things. Therefore, we are actually attending these empowerments, receiving these teachings and try to establish a new understanding and [get] realization.
The second, the second samaya of those five, is to respect the Vajra Master. Of course, that we know, teacher, Dharma teacher, is very important for disciples to establish liberation, or to accomplish those goals. So in the Vajrayana, especially in the Vajrayana, we request people to perceive one’s own root guru, Vajra Master, same as Buddha. This is very important. We can learn the biography, the stories like Milarepa, Naropa, those high, great masters, how they accepted things, how they see their one root guru. Therefore, the second thing is what we should not do: not to break samaya between one’s self and the guru. It is very common for Buddhist, or maybe religious society, that teacher is very important, and to see [him] as very important. So, that is very common, and everyone knows so I do not really have to repeat many things and describe more about this.
But it is also sometimes difficult for people to see one’s own guru always being very pure. Even though we know that [pure view] is important, but sometimes we see mistakes of the guru, or maybe sort of not very impure behaviour or action of the guru. So that time we have to tell that: “Oh, this is a time I have to train my mind. This is the time for me to establish my pure vision toward the guru.” If you see mistakes of the guru, but then you cannot say: “Oh he is really making [mistakes]. He is really bad. Now I am going to break up the samaya or the connection.” That is not a very good idea, not a very smart way of doing. Therefore, the only thing we need to do is to understand, and to understand that our perception is not being pure, not being pure enough. This is the only way, the only option we have now. Because we already built the strong connection, received many teachings and many instructions. So now if you say: “Oh no good, I stop here”, that is a big mistake, for yourself. So the only option, I said earlier, the only option that we have now is to change the thought, the vision that we have toward the guru, the lineage, the school, the teachings. And then I think we have to slowly, slowly make some progress, make some improvement with our pure perception. It takes some time, but that does not really mean there is no hope to improve that [view]. There is a hope always, a big hope. Because those people in the past, they were able to do that, why I cannot. Of course, we can. But the only thing, or what brings us back, what makes us slower, is the laziness. [It] really is the laziness. When laziness comes you do not train your mind, you do not really want to establish your pure perception. You just sit there and you want to guess it. That is a big problem. That is a very bad, and a very bad way of being a Dharma person. So, what is practical, what is really necessary for us to do is to really try, really hard to really sort of establish that kind of understanding, interest, really strong interest for yourself to do things continually. To be diligent all the time. Not this time and the other time, but all the time [diligent].
So, diligence, patience, we actually, for us to be able to have that kind of pure perception toward the guru, toward the lineage. We need to have many things. Patience is the first thing. Diligence, of course. Those two make a big difference. But the other thing is understanding, [it] is more important. And to see that as important, is important. Many times our habitual tendency [comes], because of that we don’t remember the important things. We forget everything. But you do not really realize that you are forgetting things. You think: “I’m fine.” “This is the reality. He’s the bad. She’s the bad. I am good. I understand everything. You don’t tell me what to do.”
This is American way. (Laughing) But this is a problem. Therefore, we need to see ourself simple. To be humble as much as possible, simple as much as posible so that we can see others higher, especially the guru, the teacher, the instructor are much more higher, much more important than oneself. But the problem we usually have is that we have a big ego. “I know everything. I see you bad. I see her bad.” We make this kind of judgement. This is contradictory to the Vajrayana system. Therefore, we need to be patient, dilligent and understanding. Those three you have to remember, from now, forever.
So it is has always been very important to do this way and to respect all the time, at any time, the Vajrayana master. Why do we call that master Vajrayana master? Because the master instructs you the Vajralike, the nature of the mind. The nature of the mind is like a Vajra, it is changeless. But changeless. That part of the nature, it is difficult for sentient beings to understand that. And that is called ignorance. Since ignorance arises, all sentient things take departure from that nature. That is same as sentient beings jump into samsara. Suffering. Therefore, to respect Vajra master is to rebuild the strength of the mind, the strength of understanding and the nature. This is the only way, as Buddha said. Without having these Vajra masters, instructors, there is no way to see the nature, the nature or one’s own mind. Without having this understanding it is difficult to reach the liberation. So, if the liberation is important for someone, the Vajra master is the same, equally important. To see that important, as important, is, so-called, good disciple, a Vajrayana disciple. And this is the only path that we need to take. This is the only path that we have. Any other path, may be very crooked, may be too far, may be even the wrong direction. So, the shortest path, the straightest path, the easiest to take is the one that the instructor, the Vajra master instructor shows.
The third thing. (explaining about the schedule). I think it is very important, because we are Vajra brothers and sisters right now, so it is really important to understand these things, to clear these things. So the third of those five root samayas is called not to stop reciting mantras. So what is the meaning? That means that since you already became a Vajrayana practitioner, so what is the responsibility for us to do is to practice daily, of course to practice those three root, so-called Lama, Yidam, Dakini. We must practice, one of those, or three of them, daily. That is very important. If someone is seriously practicing, a really genuine, good practitioner of Vajrayana, they want to practice four times a day, or six times a day. Because those who dedicate their life for Dharma, they are able to do that. Unfortunately you are not (laughing).
So, recitation of mantra is something very important. But you can include those three as I mentioned earlier. I know many of you are practicing the guru yoga, which is very good, because actually it includes Three Roots. Guru Yoga itself is the Guru practice. And then the Vajrasattva practice is the practice of Yidam. And then one self being Vajrayogini, realization of Vajrayogini, is practice of Dakini. So, if you are doing the complete ngondro, which means you are really doing the three together. It is something very practical. Therefore I always say “ngondro, ngondro, ngondro.” People say, “What is wrong with that guy, he always say ‘ngondro’.” But I know [that is] the important part, I know your laziness also (laughter). I actually made the long version, the longer version into a shorter version. Some people also complain, “Oh, this is too short”. I know when they are in a good mood, this is too short, when they are in a bad mood, even the shorter one is too long for them. (laughter).
The end of the teaching on 24.8.2013
Transcript taken from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching, 24.08.2013, Golok.
______________________________________
ii The title is created by the translator for the reader’s convenience.