Pháp chuyển hóa tâm và gia trì, gia hộ
Sức mạnh của Pháp (Dharma) là ở chỗ nào? Làm cho tâm ta tốt lành hơn. Tại sao tâm ta lại cần phải chuyển hóa thành tốt lành hơn nương vào năng lực chữa lành của Pháp? Như Thầy đã nói ở trên, tâm ta không hoàn hảo. Nó cấu uế. Vì vậy, nó luôn lầm lạc. Vì tâm ta không hoàn hảo nên ta phải chuyển hóa nó. Vậy Pháp có thể làm được gì? Điều phục cái tâm điên đảo cho nó thành thuần tịnh hơn. Đó được gọi là Pháp.
Khi tâm ta nhu nhuyến, an hòa, thanh tịnh hơn tức là lúc Pháp đang thấm. Khi điều đó xảy ra tức là ta đang tu tốt. Tuy nhiên, lắm khi ta nói rằng ta tu Phật, rằng ta có tín tâm nơi Pháp Phật nhưng hình như Pháp chẳng chuyển được tâm tánh của ta. Tâm ta vẫn bất trị, hung hãn, dữ dằn. Khi người ta chất chứa trong tâm nhiều sân hận, điên đảo, dữ dằn thì có nghĩa là việc tu của họ không tốt đẹp. Vì vậy mà phải hiểu ý nghĩa đích thực của Pháp (Dharma) và thực hành đi thực hành lại nhiều lần. Khi ta gặp rắc rối, sân hận, tham luyến hay ganh ghen đố kỵ, khi phiền não khởi trong tâm thì đó là lúc ta cần Pháp hơn bao giờ hết. Đó là cách mà ta áp dụng Pháp vào cuộc sống hàng ngày để thuần hóa tâm điên đảo của mình.
Pháp có hai phẩm tánh: 1. điều phục tâm, 2. cứu ta thoát luân hồi. Tóm lại Pháp chuyển hóa tâm và gia trì gia hộ. Khi một người tu đạo chân chánh tức là người đó đang nỗ lực đoạn phiền não, tránh ác đạo, vượt thoát luân hồi. Hai việc đó làm nên một người tu đạo hoàn hảo.
~ Trích Lời Đạo Sư 1, Hungkar Dorje Rinpoche (Bài giảng 2012 tại Việt Nam)
Dharma tames our mind, gives blessing and protects us
What can Dharma do? To make our mind better. Why does our mind need to be better due to Dharma as remedy. As I said earlier, our mind is not perfect. It has impurity. So, it has much chance to mistake. As our mind is not perfect we have to do something. What does Dharma do? It’s to subdue wild mind, to tame the wild mind, to make mind more peaceful. So that is called Dharma.
Dharma works when one’s mind becomes more peaceful, more calm, more tamed. When that happens we are practicing. Very often although we say we are practicing Dharma, we have faith in Dharma but maybe Dharma is not working for us. It’s because our mind is still very wild, very wrathful and aggressive. When that happens, when people have a lot of anger, very wild, very aggressive that means their practice is not going well. Therefore, we need to know the real meaning, the work of Dharma, try to use that over, over and over. When we have problems, we have anger, attachment, jealousy, and when negative emotions are going around in our mind we need more Dharma. That is how we apply Dharma in daily life to tame our wild mind.
There are two main qualities of Dharma: one is to subdue mental distractions, the other is to protect from samsara. In general, Dharma means to tame our mind and to protect. Whenever one is doing genuine Dharma one is trying to reduce his negative emotions and to protect one from falling into lower realms, from samsara. That’s two things that make one a perfect Dharma practitioner.
Viet Nam - 2012, Hungkar Dorje Rinpoche