Trang chủ »»
Sám hối và quyết tâm không tái phạm ác hạnh là hai yếu tố then chốt để tịnh hoá nghiệp chướng
Để ác nghiệp có thể trở nên thay đổi được, chúng ta cần tạo ra những điều kiện đối trị này, ở đây tức sự hối hận. Theo Đại thừa A-tì-đạt-ma tạp luận (Mahayanabhidharma-sangiti-shastra), cách thức để biến mọi nghiệp xấu đã phạm phải từ vô thủy thành nghiệp biến đổi, chính là sự hối hận và thệ nguyện sẽ không tái phạm nữa.
Nghiệp báo là quy luật của tự nhiên cần phải biết dù có niềm tin tôn giáo hay không
Một số người nghĩ rằng bởi sát sinh và trộm cắp là trái ngược với những niềm tin tôn giáo, nên họ từ bỏ những việc làm này. Sự thật là sát sinh và trộm cắp cần được từ bỏ bởi chúng đối nghịch với quy luật tự nhiên và vì thế sẽ đem đến sự trừng phạt không thể tránh được. Ví dụ, uống thuốc độc có trái với giáo lý Phật Đà hay không?
Tận dụng thân người trân quý để thực hành giáo Pháp là con đường duy nhất để ta đạt được giác ngộ
Trong mỗi chúng ta đều có đầy đủ các khả năng để đạt đến quả Phật viên mãn. Ta có được thân người quý báu, lại sở hữu đầy đủ thân, khẩu, ý là những phương tiện hoàn hảo. Vì vậy, không có lý do gì khiến ta không tin rằng mình có thể thành Phật hay giúp chúng sinh khác thành Phật.
Có đủ nhân và duyên mới thành quả
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Sự thật là mọi hành động thiện lành được làm đã được lưu lại trong A- lại-da thức. Do bởi những điều kiện liên quan chưa hội đủ mà nghiệp từ những hành động này chưa đem kết quả. Giống như một người nông dân gieo hạt giống vào mùa xuân và phải chờ năm hay sáu tháng mới có thể thu hoạch.
Sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta sẽ sống lâu nếu không mắc bệnh nan y
Tác giả: Lama Zopa
Một số khái niệm thông thường của chúng ta là không phù hợp với thực tại. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng ta chỉ chết sớm nếu như mắc phải các bệnh ung thư, AIDS hoặc các bệnh hiểm nghèo khác, và nếu không bị những bệnh nan y như thế thì chúng ta sẽ được sống lâu.
Nhớ đến cái chết giúp ta buông bỏ mê lầm, tham luyến, bám chấp vào những thứ giả tạm
Tác giả: Lama Zopa
Vì tâm vị kỷ và sự tham đắm đối với cuộc đời này khiến chúng ta phát sinh nhiều ham muốn được sung sướng, giàu có, quyền lực, tiếng tăm và rồi chúng ta phải gánh chịu nỗi lo lắng, sợ hãi khi những ham muốn này không được thỏa mãn. Việc nhớ lại rằng chúng ta có thể chết ngay hôm nay, thậm chí chỉ trong giờ tới, sẽ giúp chúng ta loại bỏ ngay lập tức tất cả vọng tưởng mê lầm và ham muốn.
Không chỉ luân hồi chịu sự chi phối bởi nhân quả mà cả Niết bàn và giải thoát cũng vậy
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Cũng trong A-tì-đạt-ma-câu-xá luận có nói, một số người con có thể chịu ác nghiệp ghê gớm mà cha mẹ đã tích lũy. Nếu con cái có thể chịu đựng kết quả của ác nghiệp từ cha mẹ, điều này có trái với giáo lý Phật Đà rằng người ta nhận lãnh điều họ đã gieo trồng và không ai có thể nhận nghiệp của người khác?
Không hiểu đúng đắn về nhân quả chúng ta sẽ chịu đau khổ và đau khổ còn quay lại nhiều lần
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Giáo lý cốt lõi của Phật giáo là duyên sinh khởi (phụ thuộc duyên khởi) của mọi hiện tượng, bao trùm nhiều chủ đề lớn. Từ quan điểm của Chân Lý Tương Đối, đó nghĩa là khi có nguyên nhân, sẽ có kết quả. Niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời, sự chia ly và đoàn tụ, thực sự, mọi hiện tượng xảy đến với các nguyên nhân tương ứng. Chúng ta có thể thấy một số, số khác thì không thể thấy. Chỉ những người rất đặc biệt mới có thể nhìn được toàn cảnh...
Cách duy nhất để thoát khỏi khổ đau là quy y Tam Bảo
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Bởi vì chúng ta đã chịu nhiều đau khổ, chúng ta hiểu thật sự rằng luân hồi đầy rẫy khổ đau bất kể giàu nghèo, sang hèn, không ai tránh khỏi.
Câu chuyện Đức Phật thị hiện cơn đau đầu giúp chúng sinh tin tưởng sự thật về nhân quả
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Một khả năng khác có thể được kết luận từ ví dụ sau đây. Sau khi thành tựu Phật quả, Đức Thích Ca Mâu Ni mãi mãi thoát khỏi ảnh hưởng của nhân quả. Tuy nhiên, Ngài thị hiện bệnh tật để chỉ ra cho hữu tình chúng sinh tính không thể tránh khỏi của nghiệp.
Buông thả theo dục lạc thế gian chúng ta sẽ không có gì để nương tựa khi tuổi già và cái chết ập tới
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Những người chưa nghiên cứu hay thực hành giáo lý Phật Đà có thể không quan tâm nhiều về khổ khi còn trẻ. Nhưng khi họ lớn tuổi hơn, cảm giác về sự trống rỗng, vô nghĩa tăng lên theo thời gian bởi về mặt tinh thần họ dường như không thể nương tựa vào bất cứ điều gì. Họ dành tuổi trẻ và sức lực để tích lũy của cải nhằm sống thoải mái lúc về già. Nhưng khi tuổi già xảy đến, cùng với bệnh tật và cái chết, của cải không hữu ích.
Hạnh phúc trong luân hồi là giả tạm vì luôn luôn ẩn giấu khổ đau ở trong đó
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Nếu chúng ta thấy một người lạ chết vì tai nạn ô tô trên đường, chúng ta có thể sẽ không cảm thấy điên cuồng vì thống khổ. Tuy nhiên, nếu người chết hóa ra lại là cha mẹ hay người yêu thương của chúng ta, nỗi thống khổ sẽ rất mạnh mẽ và sẽ xảy ra ngay tức thì do bởi cảm xúc luyến ái mà chúng ta có với người đó.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.