TÂM CHÍ TÍN THÀNH LÀ CỐT TỦY –
Không Phải Thông Minh hay Tài Giỏii
Bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche
3.8.2019, Dawu, Golok
Song ngữ - chép Anh dịch Việt
(trích đoạn) “Cái có thể giữ bạn trên con đường đạo đúng đắn
chính là tâm chí tín thành.” Xác tín nội tại - khi bạn làm một cái gì đó đúng. Đặc biệt là thiền vô niệm, thiền tánh không, thiền Rigpa (giác tánh) - không còn khái niệm, không còn vọng niệm. [Để biết] mình đang làm đúng hay sai trước tiên bạn cần có một giáo huấn rõ ràng. Và bạn phải rèn luyện thói quen an trụ trong tánh. Bởi khi bạn chưa quen với nó, chưa huân tập được thói quen tốt thì rất khó trụ lại trong cảnh giới đó - bạn sẽ bị tán tâm. Các tạp niệm cứ khởi lên như những đám mây, liên tục không ngừng và không tự giải thoát được. Tuy nhiên, khi bạn có có năng lực [an trụ] đó rồi, bạn biết phải làm như thế nào rồi, thì tất cả mọi thứ trở nên hoàn toàn tự nhiên. Đồng thời lúc đó bạn có được một xác tín rất mạnh mẽ, rõ ràng, sáng tỏ ở bên trong. Xin hãy nhớ: chúng ta nói rằng đó là chánh niệm tự nhiên, xác tín tự nhiên; và điều này hoàn toàn không giống như những khái niệm, những ý nghĩ thông thường.
Để đạt tới cái kiến cao như vậy, trước hết cần tu pháp Guru Yoga nhiều, nhằm nuôi dưỡng tâm tín thành kiên định, mạnh mẽ, bất thối chuyển và chân thực đối với Guru. Có nghĩa là bất cứ điều gì Guru nói bạn phải chấp nhận, không một nghi ngờ nào cả. Không có ý nghĩ thứ hai. Chỉ nói “Vâng” với bất cứ điều gì Guru nói. Nhưng hiện nay chúng ta không như vậy. Chúng ta tranh cãi, chúng ta sử dụng trí thông minh của mình để tranh đấu và lý sự với Guru. Các bạn nói rằng Guru nói như thế nhưng điều đó có thể không đúng. Khi các bạn có loại ý nghĩ, khái niệm kiểu như vậy trong tâm thì các bạn chưa hòa được tâm mình vào cảnh giới [hợp nhất với tâm của Guru]. Nghĩa là không còn khái niệm, không còn vọng niệm, mà rất xác tín, sự xác tín rất an bình, rất chân thực ở bên trong. Điều này [hoàn toàn] không giống như sự tin tưởng bằng tâm trí vào một cái gì đó. Đây là một điều hoàn toàn khác. Đây là tin tưởng tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, tỉnh giác tự nhiên, xác tín tự nhiên.
"Không phải tài giỏi, thông minh, khôn ngoan
mà là tâm chí tín thành chân thực." Đối với một hành giả Phật giáo, đặc biệt một hành giả Kim Cương thừa, và thậm chí đặc biệt hơn – một hành giả Dzogchen, thì cái quan trọng nhất là tâm chí tín thành. Không phải tài giỏi, thông minh, khôn ngoan mà là tâm chí tín thành chân thực. Chỉ tâm chí tín thành chân thực mới có khả năng trực nhận, thấu hiểu chân tánh thực tại. Có nhiều người rất thông minh, tài giỏi – họ nhớ được nhiều bộ kinh và có thể đánh thắng Phật Thích Ca. Họ rất thông minh, biết ý nghĩa của nhiều giáo lý, nhưng do thiếu tâm tín thành họ không đạt được được trải nghiệm nội quán và vẫn lang thang trong huyễn cảnh của luân hồi. Cuối cùng họ bị đọa ác đạo, đọa địa ngục.
Vì vậy tất cả mọi giáo lý, tất cả chư đạo sư [các đạo sư của giáo lý Kim Cương thừa và Dzogchen vĩ đại] luôn đặc biệt yêu cầu trước hết là tâm chí tín thành, rồi sau đó mới là trí óc thông minh. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì chúng ta có thể thấy có những đệ tử thân cận của Phật, họ đã không đạt được tri kiến thanh tịnh và chứng ngộ mà chỉ nuôi lớn tâm ngã mạn, đố kỵ, thù hận. Họ gây ra rất nhiều chướng ngại, khó khăn và thậm chí mưu toan sát hại Phật. Vì vậy, không có tâm chí tín thành thì không có thành tựu nào cả. Bạn có thành công trên đạo lộ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào lòng tin và tâm chí tín thành.
“Nếu các bạn nghĩ rằng mình rất thông minh
thì có nghĩa là các bạn đang nuôi lớn cái NGÃ của mình.” Thầy khuyên tất cả các bạn ở đây: trước hết hãy tự kiểm tra [bản thân] và chế ngự cái NGÃ của các bạn. Nếu các bạn nghĩ rằng mình rất thông minh thì có nghĩa là các bạn đang nuôi lớn cái NGÃ của mình. Điều đó có nghĩa là các bạn không có lòng tin, các bạn đang làm suy giảm tâm tín thành đối với Tam Bảo, với giáo lý, với Guru và pháp tu của mình. Khi bạn học quá nhiều, khi các bạn đi đây đó quá nhiều, thấy quá nhiều thứ thì bạn không còn làm việc với cái tâm của mình nữa, mà chỉ đang tạo thêm nhiều nghi ngờ, do dự trong tâm. “Ồ, cái này tốt hơn, cái kia thì không tốt lắm!” Và bạn đánh mất cân bằng nội tại trong tâm. [Khi đó] sẽ có nhiều vọng tưởng nhị nguyên trong tâm hơn [so với nếu] bạn tự giữ mình một cách khiêm hạ.
“Vậy xin hãy giữ mình càng khiêm hạ, càng bình dị càng tốt, để có thể dễ dàng làm việc với cái NGÃ và những ý nghĩ không trong sạch của mình hơn.” Thầy thấy nhiều người chạy khắp nơi, chỗ này chỗ nọ, khắp ba thời mười phương
(Rinpoche cười). Đồng thời họ tạo nên đủ thứ rắc rối, phiền não ở mười phương. Theo Thầy tâm họ tán loạn khắp nơi và họ không biết trụ tâm mình vào đâu nữa. Đó là một tai họa lớn. Thầy có nhiều kinh nghiệm [về vấn đề này]. Vậy xin hãy giữ mình càng khiêm hạ, càng bình dị càng tốt, để có thể dễ dàng làm việc với cái NGÃ và những ý nghĩ không trong sạch của mình hơn.
Đây là sự thật: càng thấy nhiều thứ bạn lại càng có nhiều ý nghĩ tán tâm. Thầy không nghĩ rằng bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Khi bạn thấy một thứ, bạn khởi một vọng niệm. Khi bạn nghe một thứ, bạn sẽ khởi ít nhất vài vọng niệm. Càng nghe nhiều, thấy nhiều thì càng nhiều vọng niệm khởi lên. Đây không phải là một phương cách tốt lành để tu đạo. Theo Thầy, chúng ta nên cố gắng giữ mình bớt bận rộn. Bởi vì khi bạn chạy đây chạy đó, bạn sẽ để tâm tán loạn. Bạn không còn trụ trong chánh niệm và bình an nữa. Bạn sẽ phan duyên. “Ồ cái này đẹp, nhưng không đẹp như cái kia!” Bạn khởi lên nhiều nhận xét, phê bình trong tâm.
“Vì vậy, hãy cố gắng làm mòn tọa cụ bằng cách ngồi hành trì,
đừng làm mòn đôi giày của bạn bằng việc đi lòng vòng.” Làm như vậy chẳng ích lợi gì. Và chúng ta cần kiểm soát bản thân như Ngài Milarepa đã nêu một tấm gương sáng. Ngài không chạy đây chạy đó. Ngài giữ mình ở một nơi yên tĩnh, bởi vì chỉ bằng cách đó Ngài mới quán tâm mình dễ dàng. Nếu bạn chạy khắp nơi thì tâm bạn cũng chạy khắp nơi, và không cách nào đưa nó về [chánh niệm] được. Theo Thầy, các bạn nên cố gắng làm được điều này. Người Tạng có câu: “
Ngồi có sức mạnh hơn
đi.
Đi lòng vòng đó đây, bạn chỉ làm hỏng đôi giày của mình mà chẳng được gì cả.
Ngồi có thể làm mòn tọa cụ nhưng ít nhất bạn được một cái gì đó nhờ tụng niệm.” Đây là một câu nói rất quan trọng ở Tây Tạng. Vì vậy, hãy cố gắng làm mòn tọa cụ bằng cách
ngồi hành trì, đừng làm mòn đôi giày của bạn bằng việc
đi lòng vòng. Đây là suy nghĩ của Thầy và điều này rất quan trọng.
Nói chung, chúng ta đều biết
ngồi thì khó hơn
đi. Có đúng không?
Đi thì dễ hơn. “Tôi đi đằng kia, tôi đi đằng này.” Hãy ngồi đây yên lặng nửa tiếng đồng hồ. Bạn không muốn ngồi quá lâu bởi vì “Tôi thấy chán, tôi thấy mệt, tôi muốn ngủ.” Và bạn không thể ngồi ngay ngắn được. Tóm lại, điều này (ngồi) khó hơn nhiều. Và
ngồi có nghĩa là bạn đang làm một cái gì đó rất thật, còn
đi nhiều chẳng có mấy ý nghĩa gì. Có thể bạn cũng chỉ trông cái nọ rồi ngắm cái kia – toàn những chuyện tầm phơ vô ích mà thôi. Còn
ngồi có nghĩa là bạn đang quán chiếu những thứ trong tâm và đây là sự khác biệt. Và
ngồi thật không dễ dàng [so với]
đi.
“Còn nếu bạn thiếu lòng tin mà lại có đủ thông minh,
tài giỏi thì bạn đang tạo ra nhiều tai họa và chướng ngại.” Người ta thường không
ngồi nhiều. Họ chỉ ngồi khi mệt mà thôi. Thầy không nghĩ rằng họ đang tỉnh thức, đang tu chánh niệm, tỉnh thức. Tóm lại, cái mà mà người tu hành [thường] thiếu chính là
ngồi. Ngồi đòi hỏi nhiều nỗ lực. Chúng ta có thể mệt mỏi, chân có thể đau vân vân. Không dễ dàng. Tất nhiên, chúng ta phải giữ cân bằng. Nếu bạn ngồi và không cử động nhiều giờ thì cũng không tốt. Tuy nhiên, việc ngồi thiền có thể kết hợp với thả bộ. Thả bộ khác với
đi. Thả bộ là bước ít bước như một bài rèn luyện thể chất.
Đi có nghĩa là
đi trong luân hồi,
đi theo tâm tham hoặc một cái gì đó. Đây là sự khác biệt.
Vì vậy, khi bạn có đủ khiêm tốn và lòng tin thì bạn đang nỗ lực thành tựu một cái gì đó. Còn nếu bạn thiếu lòng tin mà lại có đủ thông minh, tài giỏi thì bạn đang tạo ra nhiều tai họa và chướng ngại. Tóm lại, cái làm cho chúng ta trở thành hành giả tốt là tâm chí tín thành chứ không phải thông minh và tài giỏi. Trong truyền thống Kim Cương thừa đặc biệt nhấn mạnh: “Tâm chí tín thành, tâm chí tín thành và tâm chí tín thành.”
“Không có lòng tin và tâm chí tín thành thì
giáo huấn không có tác dụng gì cả. Giáo huấn trở thành vô dụng.” Một đệ tử hỏi Ngài Atisha: “Xin Đức Atisha ban cho con giáo huấn tốt lành.” Đức Atisha trả lời: “Lòng tin và tâm chí tín thành, chí tín thành, chí tín thành. Đây là giáo huấn.” Chúng ta không hề biết rằng tâm chí tín thành tự nó là giáo huấn, có phải không? “Con có tâm chí tín thành nhưng con không có giáo huấn.” Thật ra không có sự khác biệt giữa tâm chí tín thành và giáo huấn, bởi vì không có lòng tin và tâm chí tín thành thì giáo huấn không có tác dụng gì cả. Giáo huấn trở thành vô dụng. Vì vậy, giáo huấn có thật sự sống [hay không] phụ thuộc vào tâm chí tín thành. Điều này rất quan trọng. Và Thầy có kinh nghiệm của nhiều năm thực hành Pháp. Điều quan trọng nhất là tâm chí tín thành chứ không phải đầu óc thông minh.
“Có tâm chí tín thành chân thực đã, rồi sau đó mới
học hành, nghiên cứu, mới công phu thiền định.” Tất nhiên việc học tập là rất quan trọng nhưng tâm chí tín thành còn quan trọng hơn. Khi có tâm chí tín thành thì văn, tư, tu và tất cả mọi thứ đều quan trọng; bởi vì [khi đó] tất cả mọi thứ trở nên rất lợi lạc và hiệu quả. Còn khi bạn không có tâm chí tín thành thì việc văn, tư, tu của bạn là rỗng tuếch, chỉ là hình tướng bên ngoài, không có mấy lợi lạc. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực để trước hết có lòng tin, trước hết có tâm chí tín thành chân thực đã, rồi sau đó mới học hành, nghiên cứu, mới công phu thiền định.
Chúng ta có đủ duyên lành để nuôi dưỡng tín tâm, bởi vì chúng ta đã nghe và biết những lợi lạc của lòng tin. Nhưng như Thầy đã nói, chúng ta cũng biết rằng có nhiều vị tăng Tây Tạng rất uyên bác nhưng thiếu lòng tin và tâm tín thành đối với Tam Bảo. Thậm chí họ không tin nhân quả. Họ phê phán lý nhân duyên và luật nhân quả. Điều đó hiện đang xảy ra ở Tây Tạng. Việc này cho thấy thông minh, tài giỏi đôi khi có thể trở thành những nhân xấu. Cái có thể giữ bạn trên con đường đạo đúng đắn chính là tâm chí tín thành. Nếu bạn khảo sát điều này một cách trung thực thì bạn sẽ hiểu được [điều này].
“Đôi khi chúng ta cần phải cẩn thận để đừng quá thông minh.” Hiện giờ chúng ta quá bận rộn nên không thể quán chiếu cẩn thận, kỹ lưỡng được. Chúng ta không có thời gian để suy nghĩ thử xem óc thông minh là quan trọng hay lòng tin là quan trọng. Chúng ta không thực sự tư duy quán chiếu. Trong xã hội ngày nay, thiên hạ thường coi trọng trí thông minh. “Ồ, tôi phải có trí khôn, đầu óc thông minh.” Nhưng đôi khi loại kiến thức đó, hiểu biết đó có thể mang đến tai họa cho cuộc sống con người. Đôi khi chúng ta cần phải cẩn thận để đừng quá thông minh. (
Rinpoche cười). Quá thông minh đôi khi thành ra lừa đảo. Bạn sẽ làm những điều lén lút, vụng trộm, mà chính tự bạn cũng không biết bản thân mình thật rõ ràng. Bạn tự nhủ: “Tôi có thể làm được điều này. Tôi có thể cố gắng làm điều này,” nhưng thật ra bạn đang lừa dối mọi người. Bạn đang lừa dối mọi người và đôi khi bạn đang tự lừa dối bản thân. Đó cũng là một loại thông minh nhưng không phải là cái chúng ta muốn.
Có hai vị tăng rất nổi tiếng là thị giả của đức Phật Thích Ca. Một người là anh của Ngài Ananda, anh em họ của Phật Thích Ca, tên là Devadatta (Đề-bà-đạt-đa). Còn người kia là một vị tỳ kheo rất nổi tiếng tên là Sunakwatra
ii (Thiện Tinh). Giữ giới rất nghiêm - bên ngoài các hành vi của ông ta là hoàn hảo nhưng bên trong ông ta thật đảo điên vì không có lòng tin và tâm chí tín thành.
Đề-bà-đạt-đa là anh em họ, là thị giả của Phật. Ông ta rất thông minh. Đề-bà-đạt-đa chế ra nhiều thứ theo cách riêng của ông ta. Ông ta đã xây dựng một dòng phái riêng và công kích, chê bai Phật. Ông ta tạo nhiều ác nghiệp vì có cái nhìn sai lạc và ác tâm đối với Đức Phật. Ông ta không có một chút lòng tin hay tâm thành tín. Đề-bà-đạt-đa không có lòng kính trọng đối với Đức Phật, tuy nhiên ông ta rất thông minh, tài giỏi và thậm chí đắc một số thần thông. Đề-bà-đạt-đa rất khỏe và về mặt thể chất ông ta có thể đánh bại Đức Phật. Ông ta đã mưu toan sát hại Đức Phật nhiều lần. Không có lòng tin vào Đức Phật nhưng ông ta lại có đủ khôn ngoan để tấn công và làm hại Phật.
Vị tăng khác có tên là Sunakwatra (Thiện Tinh), thị giả rất quan trọng của Phật suốt 25 năm. Sau 5 năm phục vụ Đức Phật ông ta tuyên bố: “Tôi không nhìn thấy bất cứ một phẩm hạnh nào của ông. Ông chỉ có một vầng hào quang xung quanh thân mà thôi. Ngoài điều này ra ông không có một phẩm hạnh nào khác. Ông và tôi cũng giống như nhau thôi. Cái ông biết tôi cũng biết. Tất cả những bộ kinh ông dạy tôi đều nhớ thuộc.” Khi vị tỳ kheo này chết, ông ta liền tái sanh làm ngạ quỷ - một quỷ đói dễ sợ. Người anh em họ Đề-bà-đạt-đa khi chết cũng lập tức bị đọa địa ngục.
“Nếu không có tâm chí tín thành thì sẽ không có Pháp.
Trí thông minh và tri thức sẽ không làm việc một cách đúng đắn.” Thiếu vắng lòng tin, cho dù bạn có ở trong môi trường của Phật, Pháp, Tăng thì cũng vô ích mà thôi. Thậm chí bạn sẽ biến [thiện] duyên ấy thành hiểm họa cho bản thân mình. Bất cứ khi nào có dịp Thầy đều nói về những điều này. Có thể lời giảng của Thầy đã thành quá quen đối với các bạn. Các bạn nghĩ: “Ồ, Rinpoche lại nói về tâm chí thành chí tín!” Bởi vì tâm chí tín thành quan trọng đến như vậy. Bởi vì, nếu không có tâm chí tín thành thì sẽ không có Pháp. Trí thông minh và tri thức sẽ không làm việc một cách đúng đắn. Bạn có thể biết nhiều bộ kinh, có thể là một geshe vĩ đại, khenpo vĩ đại nhưng nếu thiếu vắng lòng tin bạn chỉ là kẻ rỗng tuếch.
Hình tướng rỗng tuếch và tâm rỗng tuếch. Không có gì cả. Vì vậy, nếu muốn thành tựu trên đường tu, trong cuộc đời qua việc tu hành Pháp Phật thì bạn phải hiểu được cái cốt tủy, cái quan trọng nhất để thành công.
Hết trích đoạn Việt dịch: Lotsawa (Hiếu Thiện) Chép lời giảng tiếng Anh: Quang Minh Hải (Tú Lan) Trích từ MP 3 bài giảng ngày 3.8.2019: https://lienhoaquang.com/q_rndlucs ______________________
Chú thích: i Tên do người dịch đặt để tiện cho người đọc. Đây là trích bài giảng 3.8.2019 tại Dawu, Golokii Tiếng Phạn Sunakwatra, Pali Suna-kkhatta, Việt - Thiện Tinh.
DEVOTION IS ESSENTIAL –
Not Intellighence or Smartnessiii
Hungkar Dorje Rinpoche
3.8.2019, Dawu, Golok
(excerpt) The inner confidence - when you’re doing something correct; especially meditate on non-conception, like emptiness or meditate on Rigpa, awareness - there are no concepts, no thoughts. Whether you’re doing it correctly or not - you need to have a clear instruction first. Then you have to make a custom to remain in nature. Because when you are not used to it, not familiarized with it, it is difficult to remain in that state - you get distracted. Thoughts arise like clouds, without stopping, without liberating themselves. But when you have that kind of ability, you know how to do it, then everything becomes very natural. Then at the same time there is such clear and strong inner confidence. Remember, we say that is natural mindfulness, natural confidence; that is not really the same as a concept or thought.
Then to be able to recognize that kind of view, we need to practice Guru Yoga first, a lot, to establish the good, genuine, strong and unchangeable devotion to the Guru. It means whatever Guru says, you accept and there is no doubt. No second thought. Just only “YES” to anything that Guru says. But now we are not like that. We argue, we use our intelligence in our mind to fight and to argue with our Guru. You say Guru said something but that may be not correct. As long as you have that kind of conception and thought in your mind, you are not merging in that state yet. That means no conception, no thought but very confident, very calm, like very genuine believing inside. Also it is not the same as minded believing in something. This is different from that. But natural believing and natural mindfulness and natural awareness and confidence.
As a Buddhist practitioner, especially Varjayana practitioner, and even more specially a practitioner of Dzogchen, the most important [thing] is devotion. Not smartness, not intelligence, not wisdom, but genuine devotion. Only genuine devotion can perceive or understand the reality of nature. Because there are many intelligent people who are very smart; they can memorize many volumes of Sutras and they can beat the Shakyamuni Buddha. [They are] very smart and know a lot of teachings' meaning, but because no devotion they did not develop the inner experience and they were still wandering in illusion of samsara. In fact end up, they are going down and reborn in the lower realms, reborn in hell realm.
Therefore, all the teachings, all the masters of the teaching, the great Vajrayana or Dzogchen [masters] request highly the devotion first and then the intelligence. This makes sense because we see disciples who were very close to the Buddha they could not develop such view, such realization but only pride, jealousy and hatred. They caused a lot of troubles, even tried to kill the Buddha. So when no devotion, no success at all. So whether you are successful in the path or not, definitely depends on the faith and devotion.
I recommend everyone here: first thing is to check and subdue your ego. If you think you are smart then at the same time you arise your ego. That means you have no faith and you reduce your devotion to the Three Jewels, to the Guru, to the teachings, and your own practice. When you learn too much, when you go around too much, when you see too much, you don't really work with your mind but you creating more hesitation in your mind. “Oh this is better, the other one is not so good”; but there is no balance in the mind. There are more dualistic thoughts than [if you are] keeping yourself in a humble way.
I see a lot of people are running so many places, here and there, like three times and ten directions (laughing). Then, at the same time, they create all problems from ten directions. And I think their minds are everywhere, all over ten directions and they don't know where to use their own mind. That is a big problem. I have a lot of experiences [with this kind of people]. So keep yourself in a humble and simple way as much as possible, so that it is easy to handle your ego, your negative thoughts.
It is true - when you see more things then, you have more thought of course. I don't think you see nothing. When you see one thing, you have one thought. When you hear something, at least you have some thoughts. So the more you hear, the more you see, the more thoughts arise. This is not a great way of practicing of Dharma. Therefore, I think people should try to keep themselves less busy. Because if you run here and there, you get distracted actually; and you are not in mindfulness and in your calmness anymore. You get distracted. “Oh this is beautiful, but not beautiful like the others!” You are making a lot of judgments in your mind.
That is not useful. We need to control oneself like Milarepa was a good example. He did not go too much. He kept himself in a quiet place because only that way he can check his mind easily. If you go ten directions, your mind are all over and cannot bring back. Therefore, I think we should do this. There is a saying in Tibetan: "Sitting is much more powerful than going. By going around you can break your shoes but you don’t get much. Sitting can break your cushion but you can get something by chanting at least". This is very important saying in Tibetan. So try to break your cushion by sitting, don’t try to break your shoes by going too much. That is my thinking and it is very important.
Generally, we can see sitting is harder than going. Right? Going is easier. “I go there, I go here.” Sit here quietly for half hour. You don’t want to sit there too long because “I am bored now, I am tired and I want to sleep,” then you are not sitting correctly. So it is much harder. And sitting means you are doing something real, but walking does not mean much. Maybe you are just hanging around and watching the external things. Sitting means you are watching internal things, so there is the difference. And not easy to do the sitting [as compared with] going.
People usually don’t sit much. If they sit because they are tired, that is it. I don’t think they are aware or practice their awareness. So, what is lacking of Dharma practitioner is sitting. Sitting needs a lot of work. We can get tired, legs are hurting pains etc. Not easy. Of course, we need to keep balance. If you sit there and don’t move for many hours, then it is not very good. But [that can be] combined by walking. Walking is different from going. Walking is physically to take some steps and take a walk to do exercise. Going means going for samsara or going for your attachments or something. That is the difference.
Therefore, when you are humble enough and faithful enough, you try to accomplish something. When you are not faithful and you are smart enough, you create troubles and problems. So what makes people to become a good practitioner is devotion, not intelligence. In Varjayana system specifically say: "Devotion, devotion and devotion."
A disciple of Atisha asked him "Oh! Atisha give me a good instruction." Atisha said: "Faith and devotion, devotion, devotion. That is the instruction." We never know devotion is the instruction, right? “I have devotion but I don’t have instruction yet.” IAn fact, no difference between devotion and instruction, because there are no faith, the instruction don’t work. It is useless. Therefore, the instructions alive [or not], that depends on the devotion. This is very important. And I have a lot of experience for these many years of practicing Dharma. The most important is devotion not intelligence.
Of course studying is very important but even more important is devotion. As of devotion, studying, hearing, thinking and meditation and everything is important; [and] everything becomes very useful and every effective. When you don’t have any devotion, [then] your learning, your hearing, your meditation are empty, empty form, not very useful. Therefore, we must try to have faith first, the genuine devotion first, then study, then practice, then meditate.
Of course, we can develop [faith] and we have good conditions [for] good faith because we’ve heard the reason to have all the benefits of having faith. Like I said, we have seen a lot of Tibetan monks who are very scholarly but they don’t have enough faith and devotion in the Three Jewels. They even do not believe in cause and effects. They even criticize the view of interdependent origination, cause and effect. In Tibet it happens right now. It shows that intelligence and smartness sometimes can turn into the bad cause. What can fix you in the correct path is the devotion. If you can investigate this honestly, only then you can understand.
Right now, we too busy to think carefully. We don’t have time to think this is good or not, intelligence is important or faith is important. We are not really thinking. In this society, generally speaking, wisdom is very important. “Oh I must have wisdom.” But sometimes that kind of knowledge can bring troubles to people's life. Sometimes we need to be careful not to be too smart (laughing). Too smart sometimes like cheatings. You try to be sneaky, but you don’t know yourself very well. You think: “I can do this. I can try this,” but actually you are cheating people. You are cheating people and sometimes you are cheating yourself. That is also one kind of smartness but not what we want.
There are two very famous monks that were the attendants to the Shakyamuni Buddha. One was brother of Ananda, cousin of the Gautama Buddha, called Devadatta. And the other one is the monk Sunakwatra, a very famous bhikhu. Very good discipline - the external conducts were perfect but he was mentally crazy, because [he had] no devotion, no faith.
Devadatta was cousin to the Buddha and also attendant to Him. Also, he was very smart. He created many things in his way. He created his own tradition to criticized the Buddha. Then he created a lot of negative karmas because he had bad view and bad-minded to the Buddha. He did not have any devotion. He did not respect the Buddha at all, but he was very smart and even accomplished some miracles. He was very powerful, and physically so he could beat the Buddha actually. He tried many times to kill the Buddha. He did not have enough devotion to the Buddha but he was smart enough to attack the Buddha, actually.
The other monk, called Sunakwatra, was very important attendant to the Buddha who served Buddha for 25 years. After 5 years of serving the Buddha, he said “I have not seen any qualities of you. You have only one brightness, light around your body. Except for that you have no qualities. You and me are the same. What you know, I also know. All the sutras you taught I already remember and memorize.” As soon as he died, he was born in the Preta realm - a scary hungry ghost. The cousin Davedatta, as soon as he died he went directly to the hell realm.
When no faith, even you are in the environment of Buddha, Dharma and Sangha, there was no use. And even you can make such situation dangerous for yourself. Whenever I talk about these things. Maybe my speech is very familiar to you. You may think: “Oh Rinpoche, we are talking about the devotion!” Because the devotion is such important [thing]. Because if there is no devotion, then no Dharma actually. Smartness and knowledge are not working properly. Even though you know a lot of Sutras, you become a great geshe, or a great khenpo, but having no faith you are empty. An empty form, empty mind. Nothing. Therefore, if you want to accomplish something for your path, for your life through practicing the Dharma, you must understand the essence and what is the most effective condition.
End of the quoted part Transcript by Quang Minh Hải (Tú Lan) Excerpt from MP 3 Dawu - 3.8.2019 [1]: https://lienhoaquang.com/q_rndlucs ________________________
iii The title is created by the translator for the reader’s convenience. This is an excerpt from the Dharma lecture 3.8.2019 at Dawu, Golok.