Ngày hôm nay, ở đây trong thế kỉ thứ hai mươi mốt, nhân loại đã đạt tới một giai đoạn tiến bộ cao cấp về tăng trưởng vật chất và về trí tuệ của nhiều ngành nghề chuyên biệt, và chúng ta tiếp tục tiến bộ trong những lĩnh vực này.Làm cách nào chúng ta có một chính tín căn cứ trong lí hội thông hiểu? Như tôi đã viết trong lời cuối bài “Ca tụng 17 Đại sư Nalanda” (phụ bản 2, gồm 17 bài tụng, in cuối sách này).
Với một tâm khách quan tự nhiên hoài nghi muốn tìm hiểu, chúng ta nên thực hiện sự phân tích cẩn thận và tìm kiếm những suy lí. Kế đến, trên căn bản của những suy lí tìm thấy, chúng ta thực hiện chính tín đi với trí bát nhã. Giờ đây, bất cứ khi nào chúng ta thực hiện một sự phân tích, tỉ dụ như về bản chất của tâm hoặc thực tại tính (the nature of mind or reality), nếu ngay từ đầu, chúng ta đinh ninh sẵn là “Nó chắc hẳn là như thế và như thế” ( “It must be so and so”), thì lúc đó do vì những thành kiến thiên vị của chúng ta, chúng ta sẽ không thể thấy chân lí hiện hoạt (actual truth) sơ của chúng ta. Thế nên điều chính yếu là tâm thực hiện phân tích nên cố gắng khách quan và không bị dao động bởi những thành kiến (swayed by prejudices). Điều chúng ta cần là một tính nhiệt tình tìm hiểu do hoài nghi (skeptical curiosity), trong khi tâm chúng ta di chuyển giữa những khả hữu, chúng ta hãy thật tình băn khoăn có phải nó là như thế hoặc là một cách gì khác nữa. Chúng ta cần bắt đầu sự phân tích một cách khách quan như có thể được.
Tuy nhiên, nếu chúng ta duy trì một thái độ khách quan không bị dao động bởi thành kiến nhưng lại không có cảm thọ hoặc quan tâm vào sự phân tích, thì điều này cũng không đúng nữa. Chúng ta nên đào luyện một cái tâm
tìm hiểu muốn biết (
acurious mind), hướng tới tất cả các khả hữu; từ đó ước vọng điều nghiên thâm sâu sẽ tự nhiên phát sinh.
Nếu tâm tìm hiểu muốn biết này, không mở rộng với những khả hữu, không mở rộng với những tuệ quán mới (open to new insights), thì chúng ta nên tuyên bố buông bỏ công cuộc nghiên cứu, vì nếu tiếp tục thì sẽ chẳng có những lợi ích thật sự.
Thế nên một chủ nghĩa hoài nghi do muốn tìm hiểu (a curious skepticism) thì rất quan trọng. Đối với nơi có chủ nghĩa hoài nghi như thế, các cuộc điều tra nghiên cứu liên tục phát sinh. Khoa học tiến bộ được là nhờ luôn luôn khách quan trong tìm hiểu nghiên cứu và tiến hành các thử nghiệm. Các nhà khoa học thường tự hỏi “Tại sao nó như thế này” với một tâm muốn tìm hiểu được hướng tới tất cả các loại khả hữu. Thế nên chân lí sẽ có cơ hội, phương tiện được sáng tỏ, được thông hiểu đúng đắn.
“Phân tích nghiêm cẩn” chứng tỏ rằng một phân tích thô sơ hoặc thiếu sót thì không cung cấp đầy đủ các đòi hỏi. Tỉ dụ, trong phương pháp phân tích được trình bày trong luận lí Phật giáo và các văn bản nhận thức luận, chính là không làm tròn các đòi hỏi, khi tin cậy vào một bằng chứng đặt trên cơ sở chỉ quan sát bộ phận của một sự kiện, trên một sự quan sát cộng thêm của một sự kiện trong loại tương tự, hoặc chỉ thuần trên sự không quan sát của một sự kiện trong bất cứ một hạng lớp phi tương tự. Đặt cơ sở kết luận của bạn trên những nền tảng bộ phận thì không đủ tốt.
Luận lí Phật giáo và các văn bản nhận thức luận vốn nhấn mạnh nhu cầu chứng tỏ các bằng chứng của chân lí về một luận điểm tiền đề thì được căn cứ trên suy lí đúng đắn không khiếm khuyết do được bắt rễ trong quan sát trực tiếp.
(Buddhist logic and epistemology texts emphasize the need for proving the truth of an assertion based on sound reasoning rooted in direct observation). Những kết luận của chúng ta vững bền và đúng đắn không khiếm khuyết càng nhiều hơn mỗi khi chúng ta phân tích nghiêm cẩn. Khi chúng ta nhận biết sáng tỏ nhiều hơn và thông hiểu tiến trình suy lí trong một bản văn, chúng ta nên kết hợp chúng với chính kinh nghiệm chúng ta có. Một kinh nghiệm hiệu quả trực tiếp chính là một bằng chứng có tính rốt ráo (Ultimately, the final proof is a direct valid experience).
Các văn bản Phật giáo nói đến 4 loại hoặc 4 phẩm tính của thông minh: đại thông minh, thông minh tức thời, thông minh phân biệt sáng tỏ và thông minh thâm nhập (great intelligence, swift intelligence, clear intelligence, and penetrating intelligence).
Bởi vì chúng ta phải phân tích chủ đề một cách cẩn trọng, nên chúng ta cần đại thông minh. Bởi vì chúng ta không thể kết luận một cách ngây thơ rằng cái gì đó là đúng chỉ trừ khi căn cứ vào một sự phân tích cực kì cẩn trọng và chính xác, nên chúng ta cần thông minh phân biệt sáng tỏ. Bởi vì chúng ta cần có khả năng để nghĩ trên đôi chân của chúng ta”, nên chúng ta cần thông minh tức thời. Và bởi vì chúng ta cần theo đuổi những hiệu quả đầy đủ của một đường lối nghiên cứu, nên chúng ta cần thông minh thâm nhập.
Khi chúng ta phân tích như thế để tìm kiếm các hiệu quả, các đặc trưng, thì chúng ta sẽ thông hiểu các kết quả và quan tâm đến các kết luận của chúng ta. Ở đây, trước nhất chúng ta cần xem xét hệ thống suy lí trong văn bản. Kế đến, chúng ta nối kết tương quan văn bản và kinh nghiệm cá nhân trong khi tiến hành suy lí với quan sát trực tiếp và bằng chứng thực nghiệm.
Khi căn cứ trên suy lí và chính kinh nghiệm cá nhân, chúng ta cảm thấy “Vâng, đúng thế, chúng đều thực hữu ích” hoặc “Điều này thì thật sự tuyệt vời”, chúng ta đạt được quyết định xác tín trong Phật pháp. Một sự tín nhiệm như thế thì được gọi là một chính tín căn cứ trong lí hội thông hiểu thực sự (Such a confidence is called a faith grounded in genuine understanding)
Ghi thay lời tựa, trích đoạn từ: “TRUNG ĐẠO - Chánh Tín Căn Cứ Trong Suy Lý”. Nội dung đọc web đang cập nhật. Xin vui lòng đọc và tải PDF tại đây: https://lienhoaquang.com/thu-vien_TRUNG-DAO-Chanh-Tin-Can_scmcgmt_xem-PDF_tuequang.html