Lời Nói Đầu
Bardo Thötröl là một trong một loạt các bộ giáo huấn chỉ dẫn sáu cách giải thoát: giải thoát thông qua sự nghe; giải thoát thông qua đeo, mặc; giải thoát thông qua sự thấy; giải thoát thông qua nhớ tưởng; giải thoát thông qua nếm vị; giải thoát thông qua xúc chạm. Bộ giáo huấn này do ngài Padmasambhava chỉ giáo và người vợ (tâm linh) của ngài là Yeshe Tsogyal ghi lại cùng với sadhana (nghi thức hành trì) về hai mạn đà la (mandalas) của bốn mươi hai vị deity bình yên (peaceful) và năm mươi tám vị deity xung nộ (wrathful).
Ngài Padmasambhava đã chôn cất các bộ giáo huấn này trong vùng đồi Gampo ở miền trung Tây Tạng, nơi này về sau đại sư Gampopa xây một tu viện. Nhiều bộ giáo huấn khác cùng với các vật thiêng liêng cũng được chôn cất như vậy ở nhiều nơi khác nhau trên khắp lãnh thổ Tây Tạng; người ta gọi các bộ giáo huấn đó và các vật thiêng liêng được chôn cất là terma. Ngài Padmasambhava đã truyền oai lực cho hai mươi lăm đại đệ tử để khám phá các nơi chôn cất các terma. Sau này, ngài Karma Lingpa đã tìm ra nơi chôn cất bộ giáo huấn Bardo này, ngài Karma Lingpa là tái sanh của một trong vị đại đệ tử đó.
Theo tôn chỉ này, giải thoát có nghĩa rằng bất kỳ ai dù là người nghi ngờ hay là người có tâm rộng mở, khi tiếp cận được giáo huấn này sẽ nhận được một chợt thấy thình lình giác ngộ thông qua oai lực trao truyền đã được chứa đựng trong các bảo vật (terma) này.
Ngài Karma Lingpa thuộc truyền thống Nyingma nhưng tất cả học trò của ngài đều thuộc truyền thống Kagyü. Ngài thực hiện sự trao truyền lần đầu tiên sáu bộ giáo huấn giải thoát này cho ngài Dödül Dorje, vị Karmapa đời thứ mười ba, đến lượt ngài Dödül Dorje trao truyền lại cho Gyurme Tenphel, vị Trungpa đời thứ tám. Sự trao truyền vẫn tiếp tục tồn tại trong các tu viện Surmang của dòng Trungpa và từ nơi đó sự trao truyền lan ra trở lại trong truyền thống Nyingma.
Người tu tập bộ giáo huấn này thực hành sadhana và nghiên cứu bộ giáo huấn sao cho hai mạn đà lahoàn toàn trở nên quen thuộc nằm lòng như một phần kinh nghiệm riêng của mình.
Tôi nhận được sự trao truyền này khi tôi lên tám tuổi, các vị giáo thọ của tôi đã dạy tôi bộ giáo huấn này, các thầy tôi cũng đã hướng dẫn tôi cách thức xử sự với người đang chết. Kết quả là, từ đó trở đi tôi thường đến thăm những người đang chết hay đã chết, khoảng bốn lần một tuần. Đối với ai tu theo truyền thống này, việc thường xuyên tiếp cận chứng kiến trình tự của cái chết, đặc biệt cái chết của người thân hay bạn bè gần gũi, sẽ được coi là hết sức quan trọng, để sao cho ý niệm vô thường trở thành một kinh nghiệm sống hơn là một quan điểm triết lý.
Quyển sách này nhằm một ý định xa hơn, đó là để cho giáo huấn này được các người tu học Tây phương tu hành. Tôi hy vọng trong tương lai không xa các sadhana (nghi thức hành trì) cũng có thể được dịch ra, để sao cho truyền thống này được tu tập một cách đầy đủ trọn vẹn.
Chögyam Trungpa, Rinpoche
Nội dung đọc web đang cập nhật. Xin vui lòng đọc và tải file PDF tại đây: https://lienhoaquang.com/thu-vien_TU-THU-TAY-TANG--DAI_kpdplmtl_xem-PDF_tuequang.html