Ta mong muốn chúng sinh thoát khổ nhưng chỉ nghĩ thôi chưa đủ - phải biến mong muốn thành hành động
Tâm bi mẫn là gì? Là có mong ước chân thực rằng chúng sinh khác bớt khổ và thoát khổ. Từ sâu tận đáy lòng bạn thực sự mong muốn rằng đau khổ của chúng sinh khác sẽ giảm bớt. Chúng ta muốn chúng sinh bớt khổ, đó là một khía cạnh. Khổ là quả, nhưng còn nhân gây ra khổ nữa, vậy nên có hai phần. Vô minh, sân hận, tham luyến, đố kị là những phiền não, là nhân của khổ đau. Hành động do tâm phiền não này tạo [ác] nghiệp. Vậy nên ta không chỉ mong muốn giảm đau khổ mà cả nhân của khổ đau. Đó là cách phát triển từ tâm chân thực.
Ta nói rằng ta mong muốn chúng sinh thoát khổ. Nhưng chỉ nghĩ không thôi chưa đủ, mà phải biến lời nói thành hành động. Trong tâm ta mong muốn hạnh phúc cho chúng sinh, và bên ngoài ta phải hết sức cẩn trọng không làm hại chúng sinh khác. Nhưng với căn cơ cấp độ như chúng ta, chúng ta không phải lúc nào cũng làm được điều này. Vì cái nhìn tiêu cực, bất tịnh mà ta gây hại cho người khác. Ta ích kỉ, thiếu hiểu biết, cảm thông. Khi đó hành động của ta gây hại cho người khác. Hành xử với tâm vị kỉ thì bạn không làm lợi lạc gì cho ai, bạn chỉ gây hại. Điều đó thường xảy ra với chúng ta.
Trích “Phật Pháp Căn Bản”, Hungkar Dorje Rinpoche Kim Cang Định trích dẫn
Wishing others to be free from sufferings is not enough - we have to put wishes into actions
What is compassion? Compassion means to wish, to have genuine wish that others are able to avoid or reduce sufferings. Compassion means you really wish, from the bottom of your heart, that any sufferings of others will diminish.
We wish beings be able to reduce their sufferings. That's one thing. Suffering is the result, and there are the causes [of sufferings]. So there are two parts. Ignorance, anger, attachment, and jealousy are negative emotions - causes of sufferings. Actions that go along these negative emotions are called karmas. So, we not only wish to reduce sufferings - the results, but also wish to diminish the causes of sufferings. It is how to develop genuine compassion.
We say to wish all sentient beings be able to avoid sufferings. But thinking is not enough, we have to put [words] into action. Internally, we're thinking about others' happiness, but externally we should be very careful not harm others. But at our level, we are not able to do so all the time. Because of our [negative] views we sometimes harm others. We sometimes are selfish, we have no understanding. In this case, our action is harmful to others. When you are being very selfish that means you are not doing any [good] things, but just harms, to others. This is a very common problem that often happens with us.
Hungkar Dorje Rinpoche, Foundation of Buddhism