Tâm nhìn tâm là tánh quang minh!
Khi quan sát niệm tưởng (suy nghĩ) trong thiền định, các niệm tưởng [lưu lại] không lâu; khi chúng ta đi theo các niệm tưởng và bám chấp vào chúng thì chẳng có gì ở đó. Thông thường, chúng ta thấy chúng rất thật, rất đặc chắc; các niệm tưởng tạo ra các khía cạnh (nội dung) của cuộc sống bình thường của chúng ta. Nhưng khi chúng ta chăm chú nhìn vào các niệm tưởng với trí tuệ này (tánh giác biết phân biệt) thì các niệm tưởng biến mất. Các niệm tưởng không đặc chắc, không có thực chất. Khi chúng ta lấy tâm nhìn tâm, đầu tiên chúng ta thấy những ý niệm tạo tác này, nhưng sau đó chúng tan rã.
Vậy cái gì còn lại [sau khi các niệm tưởng tan rã]? Nó là tâm nhìn tâm. Sau đó chúng ta tự hỏi, “Ai là người nhìn?” Chính tâm là người nhìn. Tâm nhìn tâm, hay tâm CHỨNG NGỘ tâm có hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là tánh sáng tỏ (tánh quang minh). Tánh sáng tỏ là những gì ta đạt được khi ta loại bỏ được hầu hết các niệm tưởng và hình ảnh xao lãng [trong tâm]. Sau đó là tánh không. Tánh không giống như một bầu trời rỗng rang không mây. Đó chính là bản tâm.
Khi ta nghe được những giáo lý này, nó giúp ta hiểu được bản tâm. Nhưng chúng ta THỰC SỰ PHẢI THỰC HÀNH, LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN, và khi ta làm được điều đó thì tâm sẽ trở nên ngày càng sáng tỏ. Sau đó ta sẽ đạt được sự tin tưởng thực sự bởi vì ta có được kinh nghiệm trực tiếp về bản tâm. Sau đó, ta nỗ lực nhiều hơn để kéo dài kinh nghiệm này và tịnh hoá tất cả những khía cạnh tiêu cực. Để làm được điều này, ta cần một năng lực động cơ tâm vĩ đại của TÌNH YÊU THƯƠNG & LÒNG BI MẪN - một thái độ bồ tát. ĐÓ LÀ NỀN TẢNG CỦA MỌI THỰC HÀNH CHÂN THẬT. Đó là những gì truyền động lực và duy trì thực hành của ta.
~ Garchen Rinpoche
Nguồn bài viết: fanpage Garchen Vietnam - Drikung Garchen Phuntsok Cholin
Nguồn ảnh bìa: sưu tầm.
MIND SEEING ITSELF IS CALLED CLEAR LIGHT!
In observing thoughts in meditation, they are ephemeral; when we reach out to grasp them, there is nothing there. Ordinarily, they seem so real, so solid; they make up the content of our ordinary lives. But when we look at them carefully with this wisdom (discriminative awareness), then they just dissapear. They are insubstantial. When we use the mind to look at the mind, first we see these mental constructs, but then they dissipate. So what’s left? It’s the mind looking at the mind. Then we have to ask, “who is doing the looking?” It’s the mind itself. Therefore, the mind looking at the mind, or the mind REALIZING the mind, has these two aspects. First is the aspect of clarity. And the clarity is what you get when you get rid of the large portion of these distracting thoughts and images. Then there’s emptiness. It’s just like empty sky, free from its cloud. That is the NATURE OF THE MIND!
When you hear these teachings, it gives you something to go on in understanding the nature of the mind. But YOU HAVE TO ACTUALLY PRACTICE, OVER AND OVER AGAIN, and as you do that, it will become clearer and clearer. Then you get to a point where you have real confidence because you experience direct perception of mind; then you make more and more efforts to extend that and purify all of those negative aspects. In order to do that, you need this great motivating power of the mind of KINDNESS AND COMPASSION - a bodhisatva attitude. So THAT IS THE BASIS OF ALL REAL PRACTICE! That is what motivates you and sustain your practice!
H.E. Garchen Rinpoche