Trang chủ »»
Tỉnh giác liên quan đến chủ thể và chánh niệm tập trung nhiều hơn vào đối tượng
Đôi khi tôi nói đùa. Có hai từ: “chánh niệm” và “tỉnh giác”. “Chánh niệm” có phần bảo thủ, còn tỉnh giác thì phóng khoáng hơn. Đó chỉ là một câu đùa. Nhưng đối với tôi, từ “tỉnh giác” có liên quan đến chủ thể. Tỉnh giác là chủ thể. Và chánh niệm có liên quan đến đối tượng.
Tỉnh giác giống như một ngọn đèn chiếu sáng mọi thứ xung quanh nó
Tác giả: Mingyur Rinpoche
Tỉnh giác giống như một ngọn đèn. Trong đèn nến, ngọn lửa có hai phẩm chất: một là nó chiếu sáng mọi thứ xung quanh chính nó — một chiếc cốc, bàn, nước, cây cối, rau củ hoặc bất kỳ thứ gì xung quanh nó — và mọi thứ sẽ trở nên hữu hình. Đó là đối tượng. Tâm trí có khả năng tỉnh giác về đối tượng.
Tu hành là liên tục quán chiếu và chuyển hóa tâm mình về hướng Giác Ngộ giải thoát
Tác giả: Patrul Rinpoche
Một điều quan trọng nữa, đó là biết được tâm của mình. Biết được tâm mình, biết được động cơ khi hành động vốn không phải là một việc dễ dàng. Động cơ vụ lợi cá nhân hay động cơ xuất phát từ tâm Bồ-đề trong sáng? Để nhận biết được tâm mình chúng ta phải tu học.
Thiên nhiên giúp ta trở về cội nguồn của chính mình đồng thời hiểu rằng tất cả chúng ta đều có mối liên hệ gắn kết với nhau
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tôi tin rằng làm vườn là một công việc tuyệt vời, không phải vì tôi yêu cây cối mà còn vì thông qua việc làm vườn, chúng ta sẽ học được cách tri ân thiên nhiên. Tôi biết nhiều sư ni cũng yêu thích công việc này. Khi chúng tôi trồng cây bài trí khu tượng Phật tại Tự viện Druk Amitabha, tôi thấy họ rất thích thú dù việc đó nặng nhọc.
Xe cộ đưa ta tới những chân trời xa, còn bước chân trên đất mẹ lại giúp ta trở về ngôi nhà tâm linh của mình
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tiếp xúc với thiên nhiên là phương thức tuyệt vời để giúp bạn cân bằng với tác hại của đời sống hiện đại. Đó là lý do tại sao tôi lại tổ chức những chuyến bộ hành. Như tôi đã nói “Pad” có nghĩa là “chân” và “Yatra” có nghĩa là “hành trình”. Tôi yêu thuật ngữ này vì nó có ý nghĩa sâu sắc trong việc đưa ta trở về với chính mình.
Nếu bạn sống chậm lại rồi hoà với thiên nhiên nhiều hơn thì bạn sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng điềm đạm
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Giây phút tới nơi làm việc hoặc trở về nhà, việc đầu tiên bạn làm là điều gì? Bạn có kết nối với mọi thứ xung quanh, có ra vườn đón những cơn gió nhẹ mà thiên nhiên ban tặng, hít căng bầu không khí thoáng đãng rồi cảm nhận vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá và bầu trời trong xanh?
Dành phần lớn thời gian cho đồ công nghệ sẽ khiến cho tâm trí quay cuồng không ngừng nghỉ dẫn tới mất kết nối với bản tâm
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Ngày nay, với công nghệ thông tin, chúng ta dành phần lớn thời gian sống trong thế giới ảo và dễ dàng đánh mất sự kết nối giữa mình với thiên nhiên. Chúng ta không thể ngồi yên, lặng im mà không dùng điện thoại hoặc gửi email. Điều này không thể gọi là sự bình an hay thoải mái.
Quan sát thiên nhiên giúp chúng ta về với thực tại và gạt bỏ ưu phiền tạp niệm để trở về với tự tính chân thật của mình
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Cảm nhận vẻ đẹp trên chặng đường đã qua là cách chúng ta tri ân cuộc sống. Càng năng quan sát, ta càng thấy nhiều nguồn cảm hứng và hiểu ra nhu cầu thực sự của mình. Quan sát thiên nhiên có khả năng kéo ta về với thực tại, gạt bỏ ưu phiền tạp niệm để trở về với tự tính chân thật của mình.
Khi nào thấy cuộc sống ngột ngạt bạn hãy hòa mình với thiên nhiên để tâm mình được tĩnh lại và thư giãn
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tất cả chúng ta đều đến từ thiên nhiên và là một phần của thiên nhiên. Ý tôi muốn nói: Chúng ta chính là thiên nhiên! Ngay khi thưởng thức một tách trà, bạn cũng đang hấp thụ dưỡng chất và hương thơm thiên nhiên hòa trong từng búp trà, dù được trồng nghìn dặm cách xa hay được hái ngay sau vườn nhà.
Chăm sóc tỉ mỉ khu vườn tinh thần cuộc đời sẽ nở ra hoa thơm trái ngọt
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tất cả các yếu tố trong thiên nhiên cũng như mọi chúng sinh đều có thể trở thành bạn bè và giúp ích cho ta, nếu chúng ta biết cách tương tác với chúng một cách tích cực, với sự trân trọng và trí tuệ hiểu biết. Điều này cũng giống như với bản chất tự nhiên của con người.
Nghịch cảnh sẽ bộc lộ các khuyết điểm bị che giấu của con
Trong chốn lao tù, Khenpo Münsel Rinpoche đã dạy Thầy điều này: ‘Mức độ chứng ngộ của con sẽ thể hiện khi con lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Con sẽ không thể biết mức độ chứng ngộ của mình nếu mọi việc đều suôn sẻ’. Chỉ khi nào con gặp rắc rối, chỉ khi nào con vô cùng đau đớn, chỉ khi nào một cảm xúc mãnh liệt phát sinh thì con mới biết con đang tu tập đến đâu. Thầy nói thêm: ‘Nghịch cảnh sẽ bộc lộ các khuyết điểm bị che giấu của con.’. Nếu con giữ...
Các bậc tiền bối đã dạy rằng ‘ăn mà nhai không kỹ sẽ gây hại cho bao tử’ nên đừng phát ngôn bừa bãi vì mất chánh niệm
Chúng ta phải cẩn thận khi phát ngôn và đảm bảo cho lời nói của mình là chánh thiện. Sẽ là một sai lầm nếu phát ngôn bừa bãi vì mất chánh niệm, không biết điều gì nói ra là phù hợp. Các bậc tiền bối đã dạy rằng ‘ăn mà nhai không kỹ sẽ gây hại cho bao tử’.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.