Trang chủ »»
Tranh biện và thảo luận để nghiền ngẫm về giáo lý chính là người thực sự sống với Pháp
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Phải thảo luận, tranh biện nhiều hơn, nhiều hơn nữa với chính bản thân mình để những gì đã nghe không chỉ lưu lại trong bộ óc mà còn cả trong trái tim của các bạn.
Trong các hệ thống thế gian như xã hội, trường lớp, gia đình, công sở có rất nhiều quan điểm giáo dục sai lầm
Tác giả: Sonam Rinpoche
Trong cuộc sống của chúng ta hiện giờ, tồn tại rất nhiều hệ thống tín ngưỡng. Những hệ thống tín ngưỡng thế gian này vốn được truyền từ đời này qua đời khác. Qua thời gian lâu dài được tồn tại và ăn sâu vào cuộc sống con người nên đã hình thành một thứ thói quen. Không thể nào trong một thời gian ngắn mà thói quen này sửa đổi ngay được. Con phải rất kiên nhẫn.
Mỗi người phải tự khám phá con đường tâm linh cho chính mình
Mỗi người phải tự phám phá con đường tâm linh cho chính mình. Chúng tôi với bổn phận là những đạo sư, những bậc Thầy hiển diện nơi đây đơn giản chỉ là người nâng đỡ, khai thị giáo pháp cho bạn. Ví dụ như, tôi có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm của tôi về cách sống, và làm thế nào để hoàn thiện chính mình, nhưng sau đó bạn phải tự suy nghĩ và quyết định về những điều này...
Thật sự sẽ chẳng có nghĩa gì nhiều nếu việc trì tụng không xuất phát từ sự hiểu biết chân thật của bạn
Chủ đề và động cơ chính nên thảo luận là bằng cách nào chúng ta có thể hoàn thiện được chính mình. Nếu không, điều đó sẽ giống như giờ đây tôi đang bình tọa trên chiếc ngai trang hoàng lộng lẫy này, tôi được coi là người có vị trí cao nhất ở đây, có tầm hiểu biết sâu rộng và tôi có thể thấy mình có quyền ra lệnh cho bạn được phép làm hay không được phép làm điều gì đó. Tôi có thể yêu cầu bạn phải quy y Phật, Pháp, Tăng hay hàng ngày, trì tụng...
Siêu việt luân hồi sinh tử nhờ thực chứng bardo đời sống
Tất cả các Đại thành tựu giả và những bậc đại giác ngộ như Đức Thượng sư Liên Hoa Sinh, các Ngài Tilopa, Naropa, Marpa và Đại dịch giả Varocana đều đã thực hành và thực chứng Bardo đời sống. Nhờ thế, các Bậc giác ngộ đã siêu vượt qua được luân hồi sinh tử và không phải trải qua tất cả những Bardo còn lại như Bardo cận tử, Bardo chết và tái sinh. Các ngài đã giác ngộ tự tính chân như nơi chính mình. Có điều, trước khi đạt được trí tuệ đại giác ngộ...
Hiểu để sống cuộc đời ý nghĩa
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tâm từ bi không chỉ tồn tại trong mối tương quan với con người hay các chúng sinh khác mà còn hướng về toàn thể vũ trụ, nghĩa là chúng ta phải hiểu rõ về toàn bộ thế giới chứ không phải hiểu từng phần hay đôi chút.
Để có thể vượt qua tà kiến, chúng ta phải nhận ra những cách nhìn sai thông qua văn-tư-tu
Trong tâm thức chúng ta, loại tâm kém điều phục nhất là tà niệm, tà kiến. Khi được nghe hiểu và làm quen với giáo pháp (văn), ta dần dần phát triển [hiểu biết] đến mức độ khởi nghi. Có 3 cấp độ của lòng nghi: cấp độ thấp nhất là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng nghiêng về những điều sai trái, cấp độ trung bình là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng cân bằng hướng về cả những điều sai trái cũng như đúng đắn, và cấp độ cao nhất là khởi lòng nghi...
Ta có thể đem tri thức học hỏi được sang kiếp sau trong dòng tâm thức của mình
Khi ta học hỏi nhiều hơn thì ta có thể đem tri thức đó sang kiếp sau trong [dòng] tâm thức của mình. Vì vậy mà Phật dạy: "Thân xác không tới được kiếp sau nhưng tri thức [của ta] sẽ tới được kiếp sau." Vì vậy, có nhiều hiểu biết hơn, học hỏi nhiều hơn có nghĩa là sẽ trở thành người giỏi giang, uyên bác hơn ở kiếp sau. Bể học vô bờ. Ta không thể nói: "Tôi quá già, tôi quá bệnh" vân vân. Hãy học và mở rộng tầm hiểu biết.
Trí tuệ và từ bi được trải nghiệm quan trọng hơn kiến thức và giới hạnh thuần túy
Trí tuệ và từ bi được trải nghiệm quan trọng hơn kiến thức và giới hạnh thuần túy, thậm chí [quan trọng hơn] cả giới hạnh có vẻ tốt nhưng không dựa trên nền tảng của trải nghiệm. TRẢI NGHIỆM một cái gì đó trong Pháp (Dharma) đến từ TU hành THẬT.
Để có trải nghiệm thật sự từ những gì mình hiểu, người tu phải công phu tu hành thật nhiều lần
Phật luôn dạy: trước hết hãy lắng nghe giáo lý của ta (VĂN). Nghe và nghe đi nghe lại thật nhiều lần, lặp đi, lặp lại. Và chỉ khi đó mình mới có thể nghe ý nghĩa của nó.
Học Pháp là cơ hội hiếm hoi
Các bạn có may mắn to lớn được nghe Giáo Pháp, nhưng tâm thức các bạn lại không hoàn toàn thấu hiểu tầm quan trọng của nó. Trong đời bạn, không có gì quý báu hay quan trọng hơn việc học Pháp, thực hành Pháp và nhận thức rõ rằng vị Thầy có khả năng ban cho bạn món quà to lớn nhất mà bạn sẽ thọ nhận mãi mãi ...
Giáo pháp khó gặp là vô giá!
Trong quá khứ, dân Tây Tạng đã đeo túi đựng nhiều đồ dự trữ cột chặt vào ngực và vượt qua những quãng đường thật xa để nghe Pháp. Họ có thể du hành nhiều tuần hay nhiều tháng để tìm một vị Đạo sư có phẩm chất mà từ ngài họ có thể nhận lãnh các giáo lý thuộc loại này. Giáo Pháp rất khó được thọ nhận. Chúng cực kỳ quý giá! Thật hi hữu mới gặp được một vị Thầy nắm giữ những dòng truyền thừa này và đang ước muốn truyền dạy giáo lý.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.