Xuyên qua các hiện tượng ở bề mặt thì mọi đau khổ đều do tâm bám chấp mà ra
Giai đoạn đầu tiên, lòng từ của bạn xuất hiện khi nhìn thấy ai đó bị khổ sở bởi đói khát, đau ốm, mất người thân, hay là do bất hạnh khác. Điều đó là tốt, nhưng đây là lòng từ bi giới hạn. Bạn cần phải nhìn vào nguyên nhân đau khổ của họ. Một người sẽ không bị đau khổ trừ phi có một nhân trong quá khứ, và sự đau khổ đó là quả. Nhân không phải là ở đó, nhưng là nguyên nhân khiến họ bị đau khổ. Nhận ra như vậy, vì có một nhân khác sau đây.
Nếu quán xét kỹ hơn, chúng ta có thể quan sát các mức độ của nguyên nhân tạo ra đau khổ. Có nhân trực tiếp, thí dụ, một người bị thương vì tai nạn. Tai nạn là kết quả của một vài điều người ấy đã từng gây ra, có thể ở kiếp sống khác. Nỗi khổ đau do tai nạn là kết quả. Nếu ai đó giết hay làm hại người khác, quả của hành vi này sẽ là khổ đau trong kiếp sống hiện tại hay là kiếp sống khác. Tuy nhiên, cũng có những nhân đau khổ vi tế hơn. Bất cứ loại hoạt động hay tư tưởng nào mà hỗ trợ cho tham ái, sân hận, vô minh, đố kị, hay là bản ngã, đều là nhân đưa đến đau khổ, do vậy nó không chỉ là vài hành động xấu.
Cái tôi, bản ngã, “tôi” mà mọi người có, ngay cả một đứa trẻ mới sinh khoảnh khắc này – cũng là nhân ban đầu của khổ đau. “tôi đói”, tôi lạnh”, “tôi không thoải mái”, “tôi mệt”. Một bé sơ sinh chưa thể nói, nhưng nó cảm thấy, và do không nói được nên nó khóc. Làm thỏa mãn đứa trẻ bằng cách cho nó ăn và đặt lên giường chỉ là giải pháp tạm thời. Khi mong muốn chúng sinh thoát khỏi khổ đau, lúc đó tư tưởng này của chúng ta không được hạn chế ở riêng nỗi khổ, mà phải bao phủ cả các nhân trực tiếp và những mức độ sâu sắc hơn của nhân. Điều trị bệnh nhân chỉ bằng thuốc là không đủ, trừ phi nhân đã được giải quyết, nếu không bệnh nhân sẽ không khỏi bệnh, hoặc là sẽ phát bệnh ra theo những cách khác. Bồ đề tâm không giới hạn có thể giải quyết những vấn đề của đau khổ và nguyên nhân của đau khổ, bởi vì nó là vô hạn và có thể đạt tới bất kỳ độ sâu nào.
Trích “Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ”, Tai Situpa XII (Chương 2: Bồ Đề Tâm)Kim Cang Định trích dẫn