BA ĐIỂM CĂN YẾU CỦA CON ĐƯỜNG ĐẠO
Mười Bốn Đoạn Kệ do Đại Sư Tông Khách-Ba soạn
Đạo Sư Tôn Quý!
Chí tâm đảnh lễ Chư Vị Tôn Sư và Thánh Tăng.3
1.
Với tất cả khả năng có được, ta sẽ giải thích về
Tinh hoa giáo pháp cao sâu của các Đấng Giác Ngộ,
Con đường mà tất cả các bậc kế thừa đều ca ngợi,
Điểm khởi đầu cho những kẻ may mắn muốn tìm cầu giải thoát.
2.
Hãy lắng nghe với một tấm lòng thanh tịnh,
Hỡi những kẻ may mắn tâm không khát khao lạc thú cuộc đời,
Và những ai muốn đem lại ý nghĩa cho đời sống đầy thuận duyên tốt đẹp4 ,
Hãy hướng tâm về con đường làm chư Như Lai hoan hỷ.
3.
Ngoài tâm từ bỏ thế gian chân chính
Thì không thể còn con đường nào khác
Để chấm dứt sự tìm cầu lợi lạc trong bể khổ luân hồi,
Cũng bởi vì nhũng tham luyến này mà chúng sinh phải chịu bao gông cùm trói buộc;
Hãy phát khởi tâm từ bỏ trước tiên.
4.
Thiện duyên rất khó tìm5, đời người thì ngắn ngủi
Hãy liên tục suy tư về điều này; hãy đoạn diệt mọi khao khát dục vọng đối với cuộc đời này.
Hãy luôn suy niệm để thấy rằng luật nhân quả vốn không bao giờ sai
Và vòng luân hồi chính là khổ não;
Hãy đoạn diệt mọi khao khát mống tưởng cho tương lai.
5.
Khi các con đã quán chiếu được như vậy,
Và tâm không mảy may khởi sinh dục vọng cho tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc sống ta-bà,
Và khi các con bắt đầu suy tư ngày đêm mong cầu giải thoát,
Đó là khi các con đã phát được tâm từ bỏ thế gian.
6.
Cho dù như thế, tâm từ bỏ thế gian sẽ không bao giờ đem lại được
Niềm hỷ lạc viên mãn của Phật-quả tối thắng,
Trừ phi tâm từ bỏ ấy
Được nuôi dưỡng bằng ước nguyện vị tha tột cùng cao quý;6
Bởi thế, các bậc đại trí đều nương vào tâm nguyện Bồ- Tát cao cả7 trên đường tìm cầu giác ngộ.
7.
Chúng sinh bị cuốn phăng theo bốn giòng nước xoáy8;
BỊ xiết trói bởi hành nghiệp của quá khứ, khó lòng tháo gỡ;
Bị giam hãm trong chiếc lồng sắt của ngã mạn;
Nghẽn chết trong bóng tối dầy dặc của vô minh.
8.
Trong vòng sinh tử vô tận, chúng sinh đã chào đời,
Và khi thọ mạng đã phải chịu đau đớn vì ba khổ não9 không phút nào ngơi nghỉ;
Hãy quán tưởng xem chúng-sinh-mẹ hiền của các con10 đang cảm thấy như thế nào,
Nghĩ xem chuyện gì đang xảy ra cho họ,
Và hãy cố gắng phát khởi tâm nguyện Bồ-Tát tột cùng cao cả kia
9.
Các con có thể đã chứng ngộ được tâm từ bỏ và ước nguyện lợi tha,
Nhưng sẽ không thể nào chặt đứt được gốc rễ của vòng trầm luân sinh tử
Nếu như các con không khai mở trí tuệ để thấu hiểu lẽ chân như;
Hãy cố gắng bằng nhiều cách để thấu triệt lý duyên sinh khởi.
10.
Kẻ bước chân vào con đường làm hoan hỷ muôn chư Phật
Là kẻ thấy được lý duyên sinh11 vốn không bao giờ sai,
Đối với kẻ ấy, vạn pháp trong cả hai cõi luân hồi lẫn niết bàn
Đều không mang hình tướng!
11.
Nhưng các con vẫn chưa thật sự quán triệt được tư tưởng của bậc Đại Giác
Nếu như chưa thấy được sự đồng nhất của hai ý niệm này;
Sắc tướng của vạn pháp [chính là] lý duyên sinh, không thể nào khác,
Và Không — [chính là] sự vượt thoát mọi khái niệm, không thể nghĩ bàn.
12.
Đến một lúc nào đó, hai ý niệm12 trên sẽ không còn luân phiên tách biệt
Mà sẽ kết hợp thành một.
Nhận thức rằng lý duyên sinh vốn không sai
Sẽ giúp các con phá vỡ được tâm bám chấp,
Và khi ấy, cái nhìn quán chiếu của các con sẽ trở nên vẹn toàn.
13.
Hơn thế nữa, sắc giúp ta không vướng mắc vào tâm chấp có thường hằng,
Không giúp ta không vướng mắc vào tâm chấp không vô hữu,
Và nếu thấy được sự hóa hiện của tánh Không ngay trong nhân quả,
Các con sẽ không bao giờ nữa phải sa vào những quan niệm cực đoan.
14.
Khi các con đã thấu hiểu được như ta
Nhữhg điều cực kỳ quan trọng ta đã giải thích về ba điểm căn yếu của con đường đạo,
Con ơi, hãy tìm đến một nơi thanh vắng;
Hãy dốc lòng quyết tâm tinh tấn,
Và mau chóng đạt thành ước nguyện tột cùng [của đạo quả Bồ-Đề]
CHÚ THÍCH:
1 Đây là ba điểm căn bản hay ba điểm trọng yếu nhất trên con đường tu mà hành giả phải thấu triệt và hành trì: tâm từ bỏ thế gian (renunciation), tâm bồ-đề (bodhicitta), và tánh Không hay vô ngã (emptiness).
2 Đại sư Tông-Khách-Ba (Tsong Khapa) (1357-1419) là vị tổ khai sáng giòng truyền thừa ‘Gelug' (phái Mũ Vàng) của Mật-Tông Tây-Tạng, một trong 4 giòng truyền thừa quan trọng nhất của Phật-Giáo Tây-Tạng. ‘Gelug’ có nghĩa là ‘đạo hạnh’ và ‘Gelugpa' là danh xưng dành cho những nguời hành trì theo trường phái này. Kể từ thế kỷ 17, giòng Gelug nhận lãnh trách nhiệm chính trị tại Tây-Tạng, với đức Đạt-Lai Lạt-Ma, người đứng đầu giông Gelug, trở thành vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị tại quốc gia này.
3 Theo truyền thống Mật-Tông, trước khi thuyết pháp, các bậc tôn sư đều quy ngưỡng chư Phật, Bồ Tát, Thầy Tổ hay chư vị thánh tăng, ở đây chính là đại sư Tông Khách-Ba (Tsong Khapa) đảnh lễ chư vị thánh tăng trước khi bắt đầu thuyết giảng về ba điểm trọng yếu của con đường đạo.
4 Bản tiếng Anh sử dụng hai danh từ ‘leisure’và fortune' cốt chỉ những điều kiện thuận lợi mà chúng ta có được khi thọ mạng và tái sinh trong một cảnh sống tốt đẹp, có nhiều thiện duyên để được tiếp tục tu học, như được thân người hiếm quý, được gặp thầy, được nghe pháp, không phải sống trong cảnh chiến tranh, v.v. Một danh từ khác mà kinh sách tiếng Anh cũng hay dùng để chỉ thiện duyên là hai danh từ ‘freedoms and endowments’ tức là những yếu tố đóng góp làm cho sự tái sinh và thọ mạng của ta trở nên tốt đẹp hơn.
Xem chú thích #3
6 Bản tiếng Anh sử dụng cụm từ ‘purest wish' và ‘high wish'cốt chỉ hạnh nguyện Bồ-Tát hoàn toàn lợi tha.
7 Xem chú thích #5
8 Bốn giòng nước xoáy ý nói sinh, lão, bệnh, tử.
9 Ba khổ não ý nói vô minh (u mê, không hiểu được chân đế và nghiệp quả), ái (tham muốn, thèm khát) và thủ (chấp giữ, lưu luyến, vướng mắc). Ba khổ não cũng còn có ý nói 3 loại đau khổ khác nhau: (1) đau khổ vì bị đau khổ, (2) đau khổ do vô thường hay những thay đổi bất như ý gây ra, và (3) đau khổ vì phải chịu đựng những hoành cảnh sống đã được an bài, phải chịu đựng những gì không thể thay đổi được cho đúng theo ý mình.
10 Ý nói từ vô thủy vô chung, tất cả chúng sinh đã từng là những bà mẹ của ta trong vô lượng kiếp. Ý niệm này cực kỳ quan trọng trong Mật-tông Tây-Tạng, để giúp chúng ta phát triển tâm Bồ-Đề viên mãn, vô phân biệt.
11 Bản tiếng Anh sử dụng cụm từ ‘cause and effect’ (nhân quả) trong khi nếu hiểu đúng nghĩa của đoạn này thì phải dùng cụm từ ‘cause and conditions' (nhân duyên) mới chính xác vì ở đây, đại sư Tsong Khapa đang bàn về lý ‘nhân duyên,’ vô ngãi, không có tự tánh, chứ không phải bàn về luật nhân quả.
12 Hai ý niệm này là ‘Sắc' và ‘Không' -- đều do duyên sinh mà ra.