Trang chủ »»
Điều đó có nghĩa là bạn không có lòng tin chân thật
"...nếu bạn có cái vẻ tu hành tử tế bên ngoài, nhưng sâu kín tận bên trong vẫn giữ mối nghi ngờ bạn nghĩ tới việc học pháp với một vị thầy khác thay vì Bổn sư của bạn, và tự nhủ: “Nếu thầy ta không dạy điều gì đó thì ta có thể học từ một vị thầy khác; cũng có gì khác nhau đâu”. Điều đó có nghĩa là bạn không có lòng tin chân thật. Và cho dù bạn có cố hành trì bao nhiêu đi nữa, cũng sẽ không có được mấy lợi lạc."
Những người hướng dẫn điên rồ sẽ đưa dẫn bất kỳ ai theo họ rơi xuống con đường lầm lạc
Những người dẫn đường điên rồ. Đó là những vị thầy có rất ít kiến thức, chưa bao giờ nỗ lực theo chân một vị Thầy uyên bác nào và chưa tu tập các pháp môn theo Kinh điển và Mật điển. Những cảm xúc bất thiện cùng với chánh niệm và tỉnh giác rất yếu ớt của họ khiến họ lơ là trong việc gìn giữ giới nguyện. Mặc dù trí lực thấp kém hơn người thường, họ bắt chước những vị thành tựu giả và cư xử như thể hành động của họ còn cao hơn bầu trời....
Bất cứ điều gì Guru nói bạn phải chấp nhận không nghi ngờ - nhưng hiện nay chúng ta không như vậy
"Để đạt tới cái kiến cao như vậy, trước hết cần tu pháp Guru Yoga nhiều, nhằm nuôi dưỡng tâm tín thành kiên định, mạnh mẽ, bất thối chuyển và chân thực đối với Guru. Có nghĩa là bất cứ điều gì Guru nói bạn phải chấp nhận, không một nghi ngờ nào cả. Không có ý nghĩ thứ hai. Chỉ nói “Vâng” với bất cứ điều gì Guru nói."
Một trong những lỗi nghiêm trọng nhất của một bậc Thầy là chỉ dạy đệ tử mà không lường được năng lực học trò
Một điều bạn cần tìm kiếm ở bậc thầy của mình là vị ấy đã có được kỹ năng dẫn dắt bạn đúng theo khả năng của bạn. Con đường Mật thừa không nên đưa bạn đi với tốc độ tối đa để hủy diệt bản ngã của bạn, nếu bạn chưa sẵn sàng. Trên thực tế, một bậc thầy Mật tông sẽ phá vỡ những thệ nguyện Mật thừa nếu vị thầy chỉ dạy đệ tử mà không lường được năng lực học trò mình. Đây được coi là một trong những lỗi nghiêm trọng nhất của...
Chúng ta không có loại tâm chí thành đặc biệt đó bởi vậy chúng ta cần phải trưởng dưỡng bằng cách thông thường
Có hai cách trưởng dưỡng tâm chí thành. Hầu hết thì tâm chí thành đều bắt nguồn từ sự yêu thích thông thường và dần chuyển thành một loại tâm chí thành, sau đó chuyển hóa thành tâm chí thành thanh tịnh. Đó là cách rất thông thường của việc trưởng dưỡng tâm chí thành – thông qua những cảm giác và sự yêu thích thông thường. Đây là cách thông thường. Trong tâm chí thành thanh tịnh chúng ta không phải kinh qua sự thích và không thích thông thường, bởi vì nó tự nhiên...
Các Bạn Chỉ Thấy Cái Nổi Trên Bề Mặt, Cái Thể Hiện Ở Bên Ngoài
"...các bạn cần phải minh bạch hơn, vững vàng hơn, chân thực hơn. Hãy nương tựa vào trí tuệ của mình. Hãy nương tựa vào giáo lí Phật dạy. Đừng chạy theo quá nhiều thứ và đừng vội cả tin vào những gì người khác nói."
Đạo sư bên ngoài chính là người mà bạn thuê mướn để làm công việc phá vỡ đi cái tôi của mình
Tác giả: Dzongsar Khyentse Rinpoche
Trong Phật Giáo Kim Cang Thừa, đấng đạo sư không chỉ là một con người mà còn chính là con đường tu. Mục đích ở đây là nhận chân ra được rằng đạo sư tối thượng là tuệ giác của chính chúng ta. Và bằng cách nào chúng ta vén mở được đạo sư tuệ giác bên trong ấy? Bằng cách xé bỏ lớp kén của cái tôi, xé bỏ lớp kén của sự chấp ngã. Sau rất nhiều công phu phân tích và quán chiếu, [bạn sẽ thấy ra rằng] đạo sư bên ngoài chính là người mà bạn thuê mướn...
Nếu bạn chỉ mong đợi một bậc Đạo sư hoàn hảo thì đây là một chướng ngại lớn bởi vì bạn không thể tìm ra được một Đạo sư hoàn hảo
Nếu bạn chỉ mong đợi một bậc Đạo sư hoàn hảo thì đây là một chướng ngại lớn bởi vì bạn không thể tìm ra được một Đạo sư hoàn hảo. Mà nếu có thể thì nghĩa của từ “hoàn hảo” thực sự là gì? Bạn không biết sự hoàn hảo là gì hoặc loại hoàn hảo nào mà bạn đang tìm kiếm. Có lẽ bạn đang tìm kiếm một hình thức hoàn hảo bề ngoài, một sự hoàn hảo trong dáng đi, trong cách ăn mặc hay trong điệu cười…nhưng tất cả điều đó chỉ là hình thức bề...
Lòng kính ngưỡng chân thành hướng về Đạo sư quan trọng hơn là hình thức bề ngoài của Ngài
Chúng ta có thể có những cảm xúc khác nhau trong việc tìm cầu Đạo sư, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì lòng chí thành đối với Đạo sư quan trọng hơn hình thức bề ngoài của Ngài. Khi bạn nghe thấy pháp danh hay chiêm ngưỡng hình ảnh của Đạo sư thì ngay lập tức cảm thấy trào dâng một niềm cảm xúc sâu xa. Cảm xúc này chứng tỏ rằng, bạn đã có sự kết nối với Đạo sư. Nhưng thậm chí điều đó cũng chưa phải chắc chắn tuyệt đối, mà bởi vì do nhân duyên đời...
Nếu bạn có lòng tin thì chỉ hành trì một pháp Guru Rinpoche là đủ
"Trong truyền thống Phật giáo Ấn Độ: một người một Bổn tôn, một người một pháp tu. Còn ở Tây Tạng thì một người nhiều Bổn tôn, một người nhiều pháp tu. Vì vậy, các đạo sư Ấn Độ cười giễu các hành giả Tây Tạng: “Vì có quá nhiều Bổn tôn nên họ không thể phát khởi tín tâm với một Bổn tôn.” Đôi khi điều này là một chướng ngại. Vì vậy, nếu bạn có lòng tin để chỉ hành trì một pháp Guru Rinpoche mà thôi thì như vậy là đủ."
“Guru Yoga” chính là công phu thiền định về Guru
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
"Khi bạn tu pháp Guru Rinpoche thì chữ “Yoga” trong “Guru Yoga” cũng có nghĩa là “công phu”, “hành trì” hoặc là “thiền”. Như vậy, “Guru Yoga” chính là “công phu thiền định về Guru”. Đây là thiền định cao cấp, là pháp công phu đặc biệt nhất, hiệu quả nhất. Tập trung vào hình tướng của Guru đem lại nhiều phẩm chất, nhiều lực gia trì và nhiều sức mạnh hơn tập trung vào những đối tượng thế tục."
Xem đạo sư tâm linh như một vị Phật
"Ta nên coi một Đạo sư tâm linh chân chính như một vị Phật, bởi nhờ đó ta sẽ nhận được đầy đủ những gia hộ."
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.