Trang chủ »»
Đạo sư là Phật
Để theo chân vị Thầy, bạn phải có nhiều lòng tin nơi Ngài tới nỗi bạn xem Ngài đích thật là một vị Phật. Bạn phải có sự phân định và thấu suốt giáo lý tới nỗi bạn có thể nhận ra được trí tuệ ẩn tàng dưới những hành động thiện xảo của Ngài, và nắm bắt bất kỳ những gì Ngài truyền dạy cho bạn...
Bổn Tôn Chính là Sự Hiển Bày của Đạo Sư
"...từng vị bổn tôn thiền định đều là sự hiển bày của đạo sư. Và hãy nhớ rằng bạn không thể nhận được nhiều hơn sự gia trì từ thực hành mở rộng và ít hơn từ thực hành giản lược. Trong cả hai trường hợp, gia trì là như nhau – nó tùy thuộc vào sự chân thành và mức độ sùng mộ của bạn."
Tâm chí thành sâu sắc hơn niềm tin, nó nằm ngoài sự tưởng tượng của chúng ta và không thể diễn đạt bằng ngôn từ
Nếu như bạn có niềm tin mãnh liệt vào việc bạn là người thực hành tâm linh thì đó là đức tin, và điều này có nghĩa là bạn có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Đó là niềm tin nhưng ta không coi đó tâm chí thành. Tâm chí thành không phải là một kiểu niềm tin, nó vượt trên niềm tin, nằm ngoài sự tưởng tượng của chúng ta và không thể diễn đạt bằng ngôn từ. Tâm chí thành thực tế đang hòa nhập trong đời sống của chúng ta nhưng chúng ta lại không hiểu nhiều về...
Đạo sư là những gì cao quý nhất
"Vị Thầy với tất cả những phẩm hạnh cũng giống như một chiếc thuyền lớn vượt qua đại dương luân hồi mênh mông. Giống như một hoa tiêu lão luyện, Ngài luôn luôn vạch ra con đường dẫn tới giải thoát và toàn giác cho chúng ta. Như một giọt cam lồ, Ngài dập tắt ngọn lửa dữ của ác nghiệp và của cảm xúc bất thiện..."
Thực hành thực sự là trung thành và làm theo những ước nguyện của vị thầy theo bất cứ cách nào mà họ có thể
“Đừng nghĩ rằng phục vụ bằng thân và khẩu không phải là thực hành. Thực hành thực sự là trung thành và làm theo những ước nguyện của vị thầy theo bất cứ cách nào mà họ có thể. "
Đó là dấu hiệu cho thấy tình thương yêu chân thật của Đạo sư đối với đệ tử
"Bạn phải biết rằng nếu Bổn sư của bạn đã nghiêm khắc và hết lòng chỉ cho bạn thấy điều này, đã dạy đi dạy lại mãi về nền tảng căn bản ấy, mà không dạy bất cứ một giáo lý thâm diệu nào cả cho tới tận khi điều này đã bén rễ chắc chắn trong tâm của người học đạo - thì đó là dấu hiệu cho thấy tình thương yêu chân thật của Ngài đối với đệ tử."
Những thành tựu lớn lao có được chính là nhờ nhấn mạnh Bổn Sư Du Già - cánh cửa dẫn tới chứng ngộ
“Một người đơn giản với niềm tin sẽ tiến gần hơn giác ngộ, trong khi một người thông minh xem xét tỉ mỉ sẽ không đạt được gì.” Kế đó ngài nói, “Như ta hiểu điều này, dù con hiểu thế nào, sự tin tưởng hay niềm tín tâm là nhân tố quyết định cho tất thảy những thành tựu mà các con thấy trong truyền thừa Kagyu và Nyingma. Đó là bởi họ nhấn mạnh Đạo sư Du già như là thực hành quan trọng nhất, cánh cửa quan trọng dẫn tới chứng ngộ."
Chạy theo nhiều thứ quá các bạn sẽ mất tất cả
Thầy thấy có nhiều người không có hiểu biết về Pháp và Đạo Sư. Thầy chân thành khuyên các bạn nên chầm chậm lại một chút. Nếu các bạn chạy theo nhiều thứ quá các bạn sẽ mất tất cả. Kết cục các bạn sẽ bỏ phí đời người. Nếu các bạn thật sự muốn có được một cái gì đó, một kết quả, một sức mạnh nào đó từ bậc Thầy, từ Đạo Sư của mình, thì cần phải chầm chậm lại một chút và bình ổn hơn, vững vàng hơn, chân thực hơn. Nếu không, như...
Hãy luôn nhớ bậc Thầy phải được coi như lý Trung đạo
Thuật ngữ “Guru” có nghĩa là một người gánh nhiều trách nhiệm nặng nề trên vai. Tôi nghĩ điều này là sự thật; bậc Thầy có rất nhiều thứ phải đảm trách. Giờ phút được hạnh ngộ hay lân mẫn Ngài, bạn không nên coi Ngài như một con người thế tục, mà cần thấy Ngài là Trung đạo, là Đại toàn thiện. Khoảnh khắc mà bạn thấy hình ảnh con người phàm tục của bậc Thầy, đó là lúc bạn chấp thủ - không phải nói thêm gì nữa. Đó chính là chấp thủ và tôi nói...
Làm sao để tu giới thanh tịnh về Guru
"Đôi khi rất khó để người tu có thể thấy rằng Guru của mình là luôn luôn thanh tịnh. Mặc dầu chúng ta biết rằng tri kiến thanh tịnh là quan trọng, nhưng đôi khi chúng ta vẫn nhìn thấy lỗi lầm của Guru, hành vi không thanh tịnh của Guru. Khi đó chúng ta phải tự nhủ mình: “Ồ đây là lúc tôi phải tu luyện tâm. Đây là lúc tôi phải giữ tri kiến thanh tịnh đối với đức Bổn sư.” "
Ngài Jamyang Chokyi Lodro đã tịnh hóa nghiệp nhờ những trận đòn của Guru
Trong ba năm, khi thầy giáo thọ của Ngài ốm, Đức Jamyang Khyentse vất vả gánh nước, nhặt củi, chăm sóc vị thầy và v.v. Ngài không nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai khác, mà tự làm tất cả. Sau này, Ngài nói rằng đây là phương pháp thù thắng để tích lũy công đức và tịnh hóa các che chướng...
Xá lợi tôi không phải những viên tròn tròn làm từ xương, đó là diệu pháp âm tuôn ra từ kho báu ở nơi cổ họng tôi
"Pháp kinh điển, pháp tu chứng là chân thật xá lợi Phật. Giáo lý tánh Không và Thanh tịnh Quang chính là xá lợi của Pháp thân. Đó là Vua của xá lợi. Khi giáo lý này được trao truyền cho bạn thì việc bạn có thành tựu hay không phụ thuộc vào chính bạn. Đức Phật đã nói: “Phải biết rằng giải thoát phụ thuộc vào các ông.” Cũng thế, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực và tâm chí thành chí tín của bạn."
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.