Trang chủ »»
Phật giáo là một nền giáo dục nhằm đạt tới Phật tính
Phật giáo là một hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca, tương tự như nền giáo dục của Khổng Tử, vì cả hai hệ thống này trình bày những quan điểm và những phương pháp giống nhau. Mục tiêu của nền giáo dục Phật giáo là đạt tới trí tuệ. Trong Sanskrit, cổ ngữ của Ấn Độ, trí tuệ Phật giáo được gọi là “Anuttara-Sanyak-sambhodi”, tức “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” hay “trí tuệ của hoàn hảo tối thượng”. Đức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của...
Không có một thực thể nào có thể làm nền tảng cho một cái tên
Tất cả mọi sự đều hiện hữu trong một môi trường gọi là duyên sinh. Gắng tìm cho ra một điều gì, sẽ chỉ gặp cái tên do khái niệm gán đặt lên tổ hợp của nhiều thành phần ... Hơn nữa, chính ý thức phân biệt chủ động đặt tên kia cũng lệ thuộc vào dòng tâm thức: điểm tâm thức trước sinh ra điểm tâm thức sau, liên tục không khởi đầu. Hoàn toàn không có một thực thể nguyên thủy nào có tự tánh có thể đặt làm nền tảng chắc thật cho cái tên.
Pháp Dzogchen là con tàu thần tốc
Các giáo lý là những phương tiện vận chuyển khác nhau và Kim Cương Thừa là phương tiện nhanh nhất. Dzogchen thậm chí giống như tàu vũ trụ, giúp ta tới đó cực kỳ nhanh chóng. Đây là lí do tại sao pháp này rất đặc biệt, rất thâm diệu. Thể của tâm giống như khoảng không. Đây là khoảng không bao la nhất. Để tới được đó, cũng vậy, chúng ta cần một phương tiện. Đây là một trong những cái dụng của giáo lý Dzogchen. Chúng ta dùng tàu vũ trụ để tới đó.
Khi một con chim bay lên ta nhìn thấy bóng của nó
Khi một con chim bay lên, ta có thể nhìn thấy bóng của nó. Nhưng ngay khi con chim đáp xuống, cái bóng biến mất. Đức hạnh và ác hạnh thì như thế. Khi vào lúc đầu ta thực hiện một hành vi, và dù nó thiện lành hay ác hại, ta biết ta đã làm gì. Nhưng sau một thời gian, ta quên lãng đi mất. Điều này không có nghĩa là nghiệp ta tạo nên đã biến mất.
Trụ trong tánh là phương tiện tối thắng đoạn diệt che chướng
Mục đích tu Dzogpa Chenpo hay Longchen Nyingthik là để có thể trực nhận chân tánh của tâm. Vì vậy, cần phải nghiên cứu các giáo lý Dzogchen, về phương pháp làm sao để trực nhận chân tánh của tâm mình, và làm sao để có thể an trụ ở trong chân tánh ấy.
Trực nhận tánh không là phương thuốc trị bá bệnh
“Trong tất cả các giáo lý, giáo lý tuyệt hảo nhất là tánh Không mà lòng từ bi lại chính là cốt tuỷ của tánh Không ấy,” vị Thầy trả lời. “Nó giống như một loại thuốc cực mạnh, một loại thuốc trị bá bệnh, một loại thuốc có thể chữa lành mọi bệnh tật trên thế gian. Và cũng giống như loại thuốc chữa bá bệnh đó, việc nhận ra chân lý của tánh Không, bản tánh của thực tại, là phương thuốc cho tất cả những cảm xúc ô nhiễm tiêu cực khác nhau.”
Phật tánh - Giải thoát tất cả
Tâm cũng là rỗng không về mặt thực hữu, hay sự hiện hữu riêng biệt tự nó [không phụ thuộc vào gì khác bên ngoài]. Phẩm tính này của tâm còn được gọi là Phật tánh, cho phép chúng ta có khả năng tự mình giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, kể cả bệnh tật, cùng với nguyên nhân của khổ đau và đồng thời đạt tới bất kỳ hạnh phúc nào mà chúng ta muốn, kể cả hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ ...
Phật là không-gì-cả, nhưng Phật là không-thể-nghĩ-bàn
Đức Phật nói rằng nếu ai đó muốn hiểu Phật trọn vẹn, muốn biết về Phật trọn vẹn, thì người đó phải hiểu rằng Phật là không hình sắc, không âm thanh, Phật là không-gì-cả, nhưng Phật là không-thể-nghĩ-bàn. Phật là không-gì-cả. Đừng nghĩ rằng Phật là một cái gì đó, mà Phật là không-thể-nghĩ-bàn. Phật không phải là không-gì-cả, mà Phật cũng không phải là một-cái-gì đó, vì Phật là siêu vượt mọi khái niệm. Như vậy, vì Phật là siêu-vượt-khái-niệm,...
Đấng sáng tạo thực sự chính là tâm
Phật giáo không công nhận có đấng sáng tạo. Ðấng sáng tạo thật sự, chính là tâm. Tâm vốn trong sáng. Nếu động cơ trong sáng thì làm gì, nói gì cũng đều là hành động tích cực, tạo quả tốt lành, mang lại kinh nghiệm bình an hạnh phúc ...
Phật không ở đâu ngoài tâm con
Đừng lo lắng về chuyện giác ngộ; Phật vốn đã ở nơi tâm con, sẵn sàng thị hiện. Nhưng bởi vì chúng ta không hướng được vào bên trong mà thường xuyên bị phóng tâm nên chúng ta không nhận ra được Phật. Khi một niệm (tư tưởng) quá khứ đã ngừng dứt và niệm tương lai chưa khởi lên, thì trong khoảng cách giữa các [niệm] bám chấp ấy, con có thể thoáng nhìn thấy được chân tâm đang an trú như không gian; đây chính là Phật ...
Vật chất và tánh không đồng thời tồn tại
Tính Không được định nghĩa bởi Đức Phật không phải là điều gì đạt được nhờ quá trình chuyển hóa. Cũng thế, quan niệm về năng lượng (một hiện tượng có tồn tại) biến thành Không là điều cũng chẳng thể chấp nhận nếu dựa trên quy luật về bảo toàn năng lượng. Mà cho dù được chấp nhận, nguồn gốc của một kết luận như vậy cũng không tương ứng với tư tưởng về tính Không của Phật giáo. Thực sự, tính Không đích thực không phải là vật chất biến...
Tâm chúng ta tạo ra cuộc đời ta
Nguồn gốc những bất ổn của chúng ta nằm ở trong tâm. Đó là những cách suy nghĩ không khéo léo. Chúng ta phải nhận biết [phân biệt] được những cách suy nghĩ đúng đắn, vốn mang lại hạnh phúc, và những cách suy nghĩ sai trái, vốn dẫn tới đau khổ. Có những cách suy nghĩ làm phát sinh vấn đề bất ổn, có những cách suy nghĩ khác không gây bất ổn. Nói cách khác, hạnh phúc hay khổ đau đều từ tâm ta mà ra. Tâm chúng ta tạo ra cuộc đời ta.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.