Chúng ta phải mạnh mẽ về tinh thần để khổ đau không dễ dàng bám rễ trong tâm
Các Đạo Sư đã liên tục chỉ ra tầm quan trọng của một tinh thần vững vàng. Nhưng người tinh thần yếu đuối thường dễ bị khổ đau.
Thế nào là yếu đuối về tinh thần? Loại người nào dễ bị yếu đuối về tinh thần?
Trong một chừng mực nhất định, sự mạnh mẽ và yếu đuối có thể có nguồn gốc do di truyền; một số người thì bẩm sinh mạnh mẽ, một số người khác thì yếu đuối bẩm sinh Nhưng các nhân tố quan trọng hơn là môi trường, quá trình học vấn và tập khí. Nói một cách tương đối, một người sinh ra trong một gia đình giàu có và được học trong một ngôi trường danh giá thì dễ bị yếu đuối hơn về tinh thần. Hậu quả là người này sống kiểu cách và khó hòa đồng. Khi tập khí này phát triển thành thói quen, thói quen ấy trở nên ngày càng nghiêm trọng rồi đến một mức độ nào đó, người này sẽ cảm thấy chán ngán và bất mãn với mọi thứ. Cuối cùng, người đó sẽ thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và hạnh phúc, và thậm chí họ còn có thể làm những điều tiêu cực.
Do đó, chúng ta phải mạnh mẽ về tinh thần; chúng ta không nên để khổ đau bám rễ trong tâm mình một cách dễ dàng.
Kết luận, nguồn gốc chính yếu của khổ đau chính là tâm bám chấp của chúng ta.
Trích “Bạn đã sẵn sàng đón nhận hạnh phúc chưa?”, Khenpo Tsultrim Lodro (Làm sao để đối mặt với khổ đau và hạnh phúc)An Nhẫn trích dẫn.
We should be strong mentally and not let suffering take root in our mind
Buddhist teachers have repeatedly pointed out the importance of being mentally strong. People who are mentally weak are more likely to suffer.
What is mental weakness? What kind of person is prone to mental weakness?
Strength and weakness may be hereditary to an extent; some people are naturally strong, others are naturally weak. But the more important factors are environment, educational background, and habitual dispositions. Relatively speaking, a person who is born into a wealthy family and educated in a prestigious institution is more likely to be mentally weak. As a result of this weakness, the person is fussy and difficult to work with. When this disposition develops into a habit, it becomes increasingly serious, to a point where all things are repulsive and unsatisfactory. In the end, such a person will find no meaning or happiness in life, and may even take drastic measures.
Thus, we have to be strong mentally; we must not let suffering take root in our mind easily. To conclude, the origin of suffering is primarily our own attachment.
“Are you ready for happiness?” Khenpo Tsultrim Lodro, (How to Face Suffering and Happiness)Citaton by An Nhan.