Trang chủ »»
Chính tại nơi bạn tự hào sẽ tiềm ẩn khổ đau của xúc tình ganh tị
Nhận biết được từng tâm trạng ganh tị và tự hào vi tế khởi sinh là điều quan trọng. Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực duy trì sự tỉnh thức bởi vì rất khó nhận diện những tâm trạng này. Mỗi khi một ý nghĩ như vậy khởi lên thì con phải áp dụng phương pháp buông xả nó ngay.
Người mà thẳng thắn góp ý vào những sai lầm của bạn là người thầy đáng quý
Sự ganh tị và lòng tự hào có thể trở nên quái ác và khó nhận diện; thỉnh thoảng, chúng xuất hiện như một cảm xúc thù nghịch vi tế. Chẳng hạn như khi có người khen con tuyệt vời thì con cảm thấy dễ chịu. Nhưng khi người đó nói tiếp “Anh thật tuyệt vời nhưng anh kia lại càng tuyệt vời hơn” thì một cảm xúc khó chịu xuất hiện. Khi những người khác được khen ngợi thì chúng ta chẳng muốn nghe.
Việc tu hành đôi khi đem tới đủ thứ chuyện - nó khiến người ta sanh tâm ganh ghen đố kị
"Con người luôn nhiều chuyện, và chuyện người thì dễ nhìn ra. Nhưng nhìn ra được chuyện của ta thì thật thiên nan vạn nan. Mong rằng ai cũng sẽ thay đổi nhiều nhờ tu đạo. Ta cần thay đổi thế nào? Cần chuyến biến tới mức người ngoài nhận thấy được. “Mười năm trước, tôi đầy phiền não, tâm lượng nhỏ nhen, hẹp hòi. Nhờ tu đạo nên tâm giờ đây rộng mở hơn, cảm thông và chấp nhận nhiều hơn.” Thật lành thay khi ai đó nói được như vậy.
Tất cả cũng chỉ vì lối so sánh hẹp hòi với tâm đầy phiền não như vậy
Tại sao thầy phải nhấn mạnh những tai hại của tâm nhị nguyên phân biệt? Phàm ở đời ai cũng hay so sánh: người này quan trọng hơn còn người kia không quan trọng bằng; người này may mắn hơn còn người kia không may mắn bằng. Lối suy nghĩ như vậy tạo trong tâm ta trùng trùng duyên khởi các rắc rối, buồn phiền. Ta bắt đầu ưa người này không ưa người kia. Rồi nhiều cách ứng xử tồi tệ liên tiếp xảy ra như gây hiềm khích, thắc mắc, nghi ngờ, …
Hạnh phúc không luôn luôn tốt - đừng tham đắm, đau khổ không luôn luôn xấu - bạn có thể học từ đó
Có một bản văn rất quan trọng được viết bởi đạo sư vĩ đại Phadampa Sange, trong đó ngài nói về thực hành như sau: “Bạn có thể kiểm tra chính bạn. Nếu pháp đối trị đến ngay khi các ô nhiễm xuất hiện, đó là bạn đang thực hành tốt. Nếu pháp đối trị không có khi bạn cần đến nó, và bạn bị các ô nhiễm che lấp, thì bạn đang thực hành không tốt. Bạn phải thực hành nhiều hơn.” Đây là một lời khuyên nhỏ rất ích lợi.
Câu chuyện về đại học giả “suối nguồn giáo lý” đã chết vì quỷ tự mãn như thế nào
Khi không chứng ngộ và nhận ra được Tâm Trí Tuệ thì dẫu cho một vị thánh có thể có năng lực phô diễn, thực hiện nhiều phép màu kỳ diệu, vĩ đại khác nhau nhưng nếu bản chất phép lạ mà ông ta thị hiện là bản ngã, thì ông ta sẽ chỉ tự tạo ra những ma quỷ của sự tự mãn và tự cho mình là đúng mà thôi – những thứ là chướng ngại to lớn cho sự giác ngộ. Vì lý do này, con đường của bậc hành giả là rất khó khăn. Nói chung, cho tới khi một bậc học giả đã...
Vậy xin hãy giữ mình càng khiêm hạ, càng bình dị càng tốt, để có thể dễ dàng làm việc với cái NGÃ và những ý nghĩ không trong sạch của mình hơn
Thầy thấy nhiều người chạy khắp nơi, chỗ này chỗ nọ, khắp ba thời mười phương (Rinpoche cười). Đồng thời họ tạo nên đủ thứ rắc rối, phiền não ở mười phương. Theo Thầy tâm họ tán loạn khắp nơi và họ không biết trụ tâm mình vào đâu nữa. Đó là một tai họa lớn. Thầy có nhiều kinh nghiệm [về vấn đề này]. Vậy xin hãy giữ mình càng khiêm hạ, càng bình dị càng tốt, để có thể dễ dàng làm việc với cái NGÃ và những ý nghĩ không trong sạch của mình...
Nếu thực hành Đại thừa mà mang tâm đố kỵ thì sẽ tạo ra ác nghiệp to lớn
Đức Bổn Sư Từ Bi thường dạy rằng khi tham, sân và đố kỵ lan tràn, đó là thời đại suy đồi. Đó là lúc mà chúng sinh rơi vào tầm ảnh hưởng của phiền não, vô minh và tà kiến. Vì thế, lúc này càng không thể lơi lỏng việc tu tâm, để ta có thể điều phục được tham và sân. Đức Phật dạy phải rời xa ác hạnh, vốn sinh từ tam độc, phải tu thiện hạnh, vốn có bản chất từ bi, và phải tu luyện tâm, kho chứa của phiền não. Đó là cách thức đúng đắn để thực...
Càng so sánh với người khác, ta càng khó có thể tìm thấy hạnh phúc hơn
Chúng ta càng so sánh với người khác thì chúng ta càng khó có thể tìm thấy hạnh phúc hơn. Ví dụ: một người có một chiếc xe hơi rất hiện đại và xa xỉ; nếu ông ta thích so bì, ông ta sẽ tìm trong số bạn bè của mình xem ai có chiếc xe tốt hơn. Như tục ngữ có câu: người giỏi còn có người giỏi hơn núi này cao còn có núi khác cao hơn. Thậm chí trong hiện tại nếu người đàn ông này vẫn ở vị trí số một, không có gì đảm bảo rằng ông ấy sẽ không bị qua mặt trong...
Mọi Kiêu Ngạo Sẽ Khiến Các Thiện Hạnh Không Kết Thành Quả
"Mọi sự kiêu ngạo nào ta có thể có do các thiện hạnh của ta hay mọi hy vọng được nổi tiếng nhờ ở chúng, tất cả sẽ làm nhơ bẩn các hành động và sự cúng dường của ta, khiến các thiện hạnh không kết thành quả."
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.