Trang chủ »»
Nỗi sợ được mất trong cuộc sống bình phàm chính là cú thúc khiến ta phát tâm quy y
Tác giả: Dzongsar Khyentse Rinpoche
Có một động cơ trực tiếp khích lệ chúng ta nhận Quy Y. Theo quan điểm thần học thông thường của việc quy y, trong nhiều trường hợp, cú thúc chính là sự sợ hãi, nỗi sợ được mất trong cuộc sống bình phàm.
Ngoại Ngondro là phần quan trọng giúp chúng ta quyết tâm thoát khỏi luân hồi
Tác giả: Sonam Rinpoche
Phần Ngoại Ngondro là một phần rất quan trọng vì nó giúp chúng ta phát triển được hạnh xả ly và quyết tâm thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong kiếp này, đồng thời cũng giúp chúng ta tháo bỏ những dính mắc với cuộc đời này. Nếu chúng ta không liên tục quán chiếu hoặc chỉ quán chiếu một cách hời hợt không chuyên tâm thì sẽ không đạt được kết quả nào cả.
Chẳng có đau khổ nào sánh bằng việc không thể tu hành
Tác giả: Sonam Rinpoche
Ở một khía cạnh nào đó, chúng sanh cõi trời khá sung sướng và có tuổi thọ rất lớn. Nhưng do sung sướng như vậy nên chúng sinh cõi trời thường chỉ ham tận hưởng phước báu của mình mà không lo tu tập. Và do phung phí hết tất cả phước báu nên khi thiện nghiệp cạn kiệt họ thường bị tái sinh xuống những cõi thấp.
Ta không buông bỏ luân hồi vì tin rằng luân hồi vẫn còn lợi lạc nào đó
Luân hồi khởi sinh như thế nào? Cái ngã hư ảo bám luyến vào hạnh phúc của nó. Phàm phu chỉ quan tâm đến những công việc thế tục của mình. Để đoạn diệt sự bám luyến này, trước hết chúng ta phải nhận biết bản chất đau khổ của luân hồi. Do đó, Đức Phật đã dạy trước tiên: ‘Hãy nhận biết khổ đau và sau đó tiêu trừ nguồn gốc của khổ đau.’. Mặc dù chúng ta trải nghiệm tất cả các lạc thú của con người, hạnh phúc trong luân hồi này cũng giống việc...
Bồ Tát Di Lặc lấy các ẩn dụ để giải thích tứ diệu đế
Một thí dụ được sử dụng bởi Bồ Tát Di Lặc trong Đại Thừa Tối Thượng Luận (Uttaratantra Shastra) định nghĩa khéo léo về Tứ Diệu Đế. Khi chữa trị bất cứ một căn bệnh nào, các bác sĩ cần bốn bước: 1) xác định bản chất của căn bệnh; 2) tiêu trừ nguyên nhân của căn bệnh, bởi sẽ là vô ích khi chỉ chữa các triệu chứng; 3) kê đơn; 4) chữa trị.
Tỉnh giác về cái chết để thực hành Pháp
Cái chết sẽ đến dù ta có sợ hay không. Nhưng sự tỉnh giác về cái chết mang lại thôi thúc cần thiết cho việc nghiên cứu và thực hành nghiêm cẩn, sự tịnh hóa mọi lầm lạc và phiền não của ta. Nếu không, ta có thể lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội khi mê đắm trong những tưởng tượng và ảo ảnh của ta. Đức Milarepa nói: “Vì sợ chết, tôi trốn vào núi. Khi lên núi, tôi thực hành bền bỉ bằng cách thiền định về thời gian bất định của cái chết. Nhờ thế,...
Các đại Bồ Tát có thể có nhiều thứ nhưng không tham luyến chúng
Từ bỏ (xả ly) nghĩa là bỏ đi sự tham luyến, tám mối bận tâm thế tục và tất cả những mê lầm khác vốn là nguyên nhân chính yếu của đau khổ. Đôi khi người ta nghĩ rằng điều này có nghĩa là từ bỏ cuộc đời, không có gì hết, không ăn, hay không mặc quần áo. Đó là một loại từ bỏ, nhưng ở đây từ bỏ có nghĩa là không-tham luyến. Với loại từ bỏ này, bạn có thể nổi tiếng nhưng bạn vẫn không tham luyến sự nổi danh của bạn. Nếu bạn có được điều gì...
Các đối tượng giác quan rất giả tạm
CÓ NĂM ĐỐI TƯỢNG của giác quan: các sắc tướng mà ta nhìn; âm thanh ta nghe; mùi thơm ta ngửi; hương vị ta nếm; và những vật chất ta xúc chạm. Trong thế giới này, tất cả chúng ta đều vướng mắc vào những đối tượng này. Ta thường xuyên chạy theo những kinh nghiệm giác quan này và chịu đựng gian khổ ghê gớm để cố chiếm hữu chúng. Nhưng cuối cùng, giống như rác rưởi dơ bẩn, chúng chỉ mang lại đau khổ.
Cần phát triển một tỉnh giác sắc bén về lẽ vô thường để thấy mọi thứ chỉ là hư huyễn
Vào ban ngày, các kinh nghiệm của ta dường như rất thật. Chẳng hạn như bạn có thể nhức đầu ghê gớm trong một lát nhưng rồi điều đó qua đi. Trong khi bạn nhức đầu, sự đau đớn thật đến nỗi bạn không thể ăn hay ngủ. Nhưng khi cơn nhức đầu biến mất, bạn nói: “Tôi hết nhức đầu rồi.” Nó đi đâu? Nó tan biến vào không khí chăng? Nếu bạn suy xét một cách cẩn trọng, bạn có thể hiểu rằng cơn nhức đầu thì hư huyễn. Cuộc đời là như thế. Ta chẳng còn gì...
Ta không nên bị dính mắc vào những hỉ lạc nhất thời
Ta kinh nghiệm hạnh phúc, hỉ lạc, và an bình, nhưng điều này được gọi là hạnh phúc ưu phiền bởi nó được trải nghiệm bởi một tâm thức chưa thoát khỏi những cảm xúc phiền não và vô minh. Điều này không nói rằng không có an bình hay hạnh phúc, nhưng đúng hơn, kinh nghiệm của ta không phải là an bình và hạnh phúc tối thượng. Đó là lý do vì sao ta không nên bị dính mắc vào những hỉ lạc nhất thời. Ta nên hoàn toàn từ bỏ sinh tử và nuôi dưỡng tâm khao khát sự giác...
Hiểu bản chất luân hồi để rồi quyết tâm tu hành không chỉ giải thoát bản thân mà còn lợi lạc chúng sinh – đó là ý nghĩa quan trọng nhất của đời người
Thực hành trọn vẹn bốn niệm chuyển tâm xả bỏ luân hồi và tu luyện tâm. Đó là những gì Thầy luôn luôn nhắc nhở và sáng nay Thầy cũng đã nhắc. Điều này rất quan trọng, và đây là nhân duyên chính yếu giúp chúng ta nuôi hạnh xả ly chân thực, trở thành hành giả chân thực, thực hành Pháp chân thực. Điều này rất quan trọng. Đây là cách tốt nhất để tu luyện tâm.
Tâm xả ly và trí tuệ hiểu biết thực tại của vạn pháp chính là Đại Viên Mãn
Sự thật là các sự vật, hiện tượng, tất cả mọi thứ, tất cả mọi người không tồi tệ vì không đáng trông cậy. Chúng như vậy vì chúng không có tự tánh. Chúng không biết làm sao để sinh ra với một tự tánh cứ trường tồn mãi mãi ở đó. Trái lại, chúng sanh ra với bản chất vô thường.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.