Trang chủ »»
Có hai lợi lạc mà giáo lý của Phật đem lại một là hạnh phúc cho đời này và hai là hạnh phúc cho kiếp vị lai
Như vậy có hai mục đích, hai kết quả, hai sức mạnh để chúng ta thực hành pháp. Thứ nhất, trong đời này ta có thể tự tại cho dù điều gì đang xảy ra. Tâm ta thường an bình cho dù hoàn cảnh nào xảy ra. Nếu tu hành rất tốt thì ta có thể làm được điều đó, chắc chắn làm được. Thứ hai, ta chuẩn bị cho tương lai, để cho kiếp sau sẽ có nhiều hạnh phúc, an bình, và thành công hơn. Tóm lại, có hai lợi lạc mà giáo lý của Phật đem lại: một là hạnh phúc cho đời này,...
Thiện hạnh đầu tiên Phật yêu cầu chúng ta làm là tránh hãm hại chúng sinh
Có những điều kiện căn bản đối với chúng ta để trở thành một Phật tử; một trong những điều kiện căn bản này là không hại bất cứ ai, không cướp đi mạng sống của bất cứ chúng sinh nào. Đây là yêu cầu căn bản đối với bất cứ ai muốn tu theo Phật bởi vì Phật không cho phép bất cứ một ai hãm hại hoặc sát hại các chúng sinh khác một khi họ là người tu. Phật không cho phép dung hợp hai điều này, và chỉ chấp nhận người có không hãm hại chúng sinh.
Bạn hãy khảo sát giáo lý Phật nếu bạn thấy nó đúng sự thật thì khi đó hãy làm theo lời Phật dạy
Trước hết phải khảo sát, kiểm tra. Đừng vội vàng theo truyền thống này mà không có suy nghĩ, hiểu biết gì cả. Trước hết hãy nghiên cứu, học tập. Nếu bạn thấy tốt bởi vì bạn đã tìm hiểu, bởi vì bạn thấy nó đúng sự thật, thì khi đó hãy làm theo lời Phật dạy. Và Phật cũng dạy rằng một khi đã trở thành Phật tử, đã thọ giới, đã chấp nhận các điều kiện thì đừng phạm giới, bởi vì bạn sẽ tạo ác nghiệp và điều này rất không tốt cho bạn.
Để thành công trên đường tu thì khi bạn thọ nhận Giáo Lý nào đó bạn cần rõ ràng về cái mình đang làm và những yêu cầu đi kèm
Ví dụ, khi chúng ta quy y Tam bảo, ta muốn làm Phật tử, làm hành giả Phật giáo thì có những điều kiện, yêu cầu gì kèm theo không? Tất nhiên là có. Có nhiều điều kiện, yêu cầu đối với chúng ta nếu ta muốn làm người tu. Người ta có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn sau khi đã trở thành một Phật tử hay không? Câu trả lời là “không”. Có nhiều yêu cầu chúng ta cần phải tuân thủ. Chúng ta cần phải gìn giữ, tuân thủ tất cả những điều kiện cần thiết làm...
Giữ giới thanh tịnh là cách duy nhất để tiến bộ trên đường tu và để thành tựu giải thoát
Là người tu hành chúng ta đã thọ nhiều giới nguyện. Chúng ta đã chấp nhận nhiều yêu cầu đối với pháp tu, chúng ta đã phát nhiều thệ nguyện khác nhau về đường tu của mình. Điều rất quan trọng là phải hiểu chúng ta đã phát thệ nguyện gì, đã thọ giới gì, và phải trì giữ các giới nguyện này thật miên mật. Đó là vì giữ giới thanh tịnh là cách duy nhất để tiến bộ trên đường tu, để thành tựu giải thoát. Nếu người tu không trì giữ giới nguyện nghiêm cẩn,...
Đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo
Tác giả: Mingyur Rinpoche
Đúng là thiền định đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Không nghi ngờ gì về điều đó. Điều tương tự cũng đúng với việc nghiên cứu các tư tưởng và triết học Phật giáo. Nhưng theo nhiều cách, đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo.
Nghiệp quả xảy đến với tất cả những người có liên quan đến hành động sát sinh đều bằng nhau kể cả với những ai chỉ cảm thấy vui thích về điều đó
Một số người tưởng rằng chỉ có những ai sử dụng thân thể để thực hiện việc sát sinh mới tạo ra hậu quả của ác nghiệp, còn người chỉ ra lệnh thì không - hay nếu có tạo thì cũng chỉ tạo một ít hậu quả mà thôi.
Các cấp độ động cơ sát sinh
Sát sinh có nghĩa là cố ý làm bất cứ điều gì để kết thúc sinh mạng của một chúng sinh khác, dù là người, súc vật hoặc bất kỳ sinh linh nào khác.
Hành vi cướp đi mạng sống được hoàn tất khi bao gồm đầy đủ bốn yếu tố của một ác hạnh
Hành vi cướp đi mạng sống được hoàn tất khi bao gồm đầy đủ bốn yếu tố của một ác hạnh. Hãy lấy ví dụ về một người thợ săn giết một con dã thú.
Bất kính với bậc thầy truyền giáo pháp cho ta là tự tạo nghiệp xấu đọa lạc
Nếu ta không kính trọng một bậc Thầy như vậy và nói những điều không xứng với Ngài, thì ta sẽ tạo vô lượng ác nghiệp trong kiếp này và các kiếp vị lai; nó sẽ khiến chúng ta đọa lạc. Đó là quan điểm của mọi Kinh điển và Mật điển, bởi thế đây là điều mà bạn không được phép quên.
Nếu chúng ta nghi ngờ rằng một người nào đó đã phá vỡ samaya của họ do ta đã nghe thấy, hoặc nhìn thấy, hoặc có nghi ngờ về họ thì, với tư cách là người tu hành, chúng ta phải rút lui khỏi mối quan hệ với họ
Trong kinh điển và mật điển nói rằng nếu một đệ tử, hay một đạo sư, thọ samaya với Guru gốc của họ rồi phá vỡ samaya, nguyền rủa vị thầy đó, chống lại vị thầy đó v. v. thì mối quan hệ của ta với người đó sẽ làm ô nhiễm ta và [mối quan hệ này] cần được dẹp bỏ. Nếu chúng ta nghi ngờ rằng một người nào đó đã phá vỡ samaya của họ do [ta] đã nghe thấy, hoặc nhìn thấy, hoặc có nghi ngờ về họ thì, với tư cách là người tu hành, chúng ta phải rút lui...
Là đệ tử Kim Cương Thừa nhưng không kính trọng nữ giới thì bạn không thể tu học Kim Cương Thừa tốt
Là những môn đồ của Phật giáo Kim Cương thừa, chúng ta biết rằng có rất nhiều Bổn tôn nữ và có cả ngày Dakini [Không Hành Nữ]. Vì thế, nếu bạn là những môn đồ Kim Cương thừa, nhưng không kính trọng nữ giới, bạn không thể học hỏi Kim Cương thừa tốt!
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.