Trang chủ »»
Nếu sống được đến 60 tuổi, ta cũng chỉ có 5 năm để hiến mình cho sự thực hành Pháp nghiêm cẩn
"Nếu ta sống một cuộc đời sáu mươi năm và suy nghĩ về tất cả thời gian ta trải qua khi còn bé, tất cả thời gian dùng để ngủ, và thời gian khi ta quá già, thì ta sẽ nhận ra rằng chỉ còn khoảng năm năm để ta có thể hiến mình cho sự thực hành nghiêm cẩn Phật Pháp."
Tinh Tấn hay Gồng Cứng và Ép Tâm?
Tinh tấn (Tanha) trong việc thực hành có thể là bạn hay thù. Trước hết nó thúc đẩy chúng ta đến đây thực hành – ai cũng muốn được chuyển hóa, muốn chấm dứt khổ. Nhưng nếu lúc nào chúng ta cũng muốn điều gì đó, nếu chúng ta muốn sự việc khác hơn với bản chất của chúng, thì điều đó chỉ tạo ra thêm nhiều đau khổ. Đôi khi chúng ta muốn buộc tâm phải im lặng, nhưng nỗ lực này chỉ khiến nó thêm phiền não. Nhưng nếu chúng ta dừng thúc đẩy thì định lại...
Nếu không muốn bị khổ đau và hối tiếc khi cận kề cái chết thì ta nên bắt đầu thực hành ngay không chậm trễ
Tất cả chúng ta đều có một danh sách những việc mà ta trì hoãn tới ngày mai. Điều đó được gọi là lelo trong tiếng Tây Tạng, biểu thị một khuynh hướng mạnh mẽ về sự lười biếng, ngủ muộn, ngủ trưa, và đắm mình trong sự giải trí, xao lãng và tiện nghi tầm thường hàng ngày. Những người lười biếng này thích thú mọi sự tiêu cực hay trung tính. Bê tha quá mức, họ luôn luôn tìm cách để không làm những điều họ nên làm. Cách đối trị cho loại lười biếng này...
Hãy nhớ tới cái chết và giữ cho tâm bạn luôn tập trung vào Pháp
Giống như mọi sự từng cái một luôn luôn tiến gần tới sự tan rã cuối cùng của chúng không chút động tâm, cuộc đời của riêng bạn thì cũng thế, giống như một ngọn đèn bơ, nó sẽ nhanh chóng lụi tàn. Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng trước tiên bạn có thể hoàn thành mọi công việc của bạn và sau đó lui về sử dụng những giai đoạn sau của đời mình để thực hành Pháp. Bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ sống lâu? Cái chết đã chẳng tấn công người trẻ cũng...
Mặc cho tóc bắt lửa hãy tiếp tục thực hành Pháp
Nếu tóc bạn bắt lửa, bạn sẽ làm gì? Bằng mọi cách, bạn sẽ muốn dập tắt ngọn lửa tức thì. Dù bạn đang nấu một món rất đặc biệt cho những vị khách quan trọng, bạn sẽ ngừng lại và quan tâm đến ngọn lửa. Trong Lá thư cho một Người bạn, Long Thọ nói: “Hãy mặc cho tóc bạn bắt lửa. Hãy tiếp tục thực hành Pháp bởi hoàn toàn không có điều gì quan trọng hơn nó.” Ở đây trong bản văn này, tác giả cũng khuyên ta có thái độ này đối với Pháp, khiến ta không...
Tâm bất thối chuyển
Tác giả: Sonam Rinpoche
Nói về kỷ luật của việc học pháp là chúng ta đang đề cập đến một thái độ kiên định tuyệt đối đối với Chánh pháp. Tuyệt đối ở đây có nghĩa là không thay đổi, bất thối chuyển - một sự tinh tấn cao độ. Thông thường khi chúng ta thực hành Pháp thì cũng quy y, cũng phát tâm Bồ-đề, cũng thọ giới v.v... Nhưng tâm Bồ-đề ấy chưa mãnh liệt, chưa đủ tha thiết, sự tinh tấn chưa đủ dũng mãnh, sự kiên định với con đường mình đã chọn chưa đủ chín chắn....
Phải thực hành giống như trâu yak đói đang ăn cỏ
Không nên cảm thấy thỏa mãn khi chỉ mới thực hiện một khóa nhập thất nhỏ bé, hay thực hành được một vài pháp tu hay đạt được một vài thành tựu, tụng đọc được một ít bài cầu nguyện hay làm được một, hai việc tốt. Ngày nào mà bạn còn sống, hãy hứa nguyện thực hành pháp, và quyết định duy trì những nỗ lực của bạn với tất cả sức mạnh bền bỉ của một dòng sông lớn cho tới khi bạn đạt được Phật Quả viên mãn...
Điều quan trọng nhất là nỗ lực tu tập khi còn trẻ
Đạo sư Padma lại nói: Tsogyal, điều quan trọng nhất là nỗ lực trong tu hành khi con còn trẻ. Khi con đã già con có thể muốn nghe giáo pháp nhưng lỗ tai con lại không muốn nghe. Con có thể muốn học hỏi nhưng sự chú tâm của con thì nặng đục và trí nhớ con thất thoát. Con có thể muốn đến với Pháp, nhưng thân con không thể đi hay ngồi. Con có thể muốn thực hành, nhưng sức mạnh của các đại đã tàn và con không thể tập trung ...
Không bao giờ ngừng tịnh hóa bản thân
Tác giả: Patrul Rinpoche
Ngày nay, có những người nổi tiếng là đại thiền giả hay Lạt Ma xuất sắc, thường được nghe người ta nói: “Giờ đây Ngài không còn cần lễ lạy, tụng đọc những bài cầu nguyện, tích tập công đức và trí tuệ, hay cần tịnh hoá những chướng ngại và những thứ tương tự.” Chẳng bao lâu, bản thân họ bắt đầu tin vào điều đó, và tự coi mình là người rất quan trọng, không còn cần tới việc tu tập này nữa. Nhưng, như Ngài Dagpo Rinpoche vô song nói: Nghĩ rằng...
Ba cấp độ hành giả
Các Kinh điển nói rằng có ba cấp độ hành giả. Các hành giả thượng căn có thể tiến bộ mỗi ngày. Hành giả trung căn chậm hơn một chút nhưng vẫn có thể tạo ra vài tiến bộ mỗi tháng. Thậm chí những người hạ căn có thể tiến bộ theo từng năm ...
Cách sử dụng thời gian của các vị đại hành giả
Hiện nay, những người dấn mình vào sự chuyện trò luôn miệng không chỉ làm lãng phí thời gian và năng lực mà còn tạo nên cả chồng hóa đơn điện thoại. Theo cách này, ta lãng phí thời gian cần thiết. Trái lại, những đại hành giả tìm vào núi non và nhập thất nhiều năm ở đó ...
Ngài Marpa cầu Pháp
Hãy lấy tiểu sử của Đức Marpa làm ví dụ—ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa, không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm nóng bức, nơi có...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.