HAI BÀI KỆ
Đời Đường có một vị thiền tăng vĩ đại, đó là Lục Tổ Huệ Năng đại sư (Tây nguyên 638-713) “Cao Tăng truyện” ghi chép rằng ngài mất cha, nhà nghèo, và vì phụng dưỡng mẹ già nên phải bán củi để duy trì sự sống. Đối với đoạn truyền ký này, tôi cảm thấy hoài nghi về tính chân thật của nó. Có lẽ người đời sau vì muốn cường độ sự so sánh giữa Lục Tổ Huệ Năng đại sư và đối thủ của ngài là Thần Tú (Đại Thông Thần Tú thiền sư), mà cố ý miêu tả ngài là người nghèo khổ lại mù chữ để nhấn mạnh tánh chất bình phàm và thảo căn của ngài!
Tạm thời xin miễn luận việc chân giả, để chúng ta tiếp tục suy xét về sự nghiệp bán củi để duy trì sinh sống của Lục Tổ Huệ Năng
Một hôm nọ, trong lúc vô tình Huệ Năng đã nghe một vị khách đến từ Huỳnh Mai Am niệm tụng “Kim Cang Kinh” mà khai ngộ. Cũng do chính người khách cho biết là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đại sư đang ở Huỳnh Mai Sơn, thế là ngài phát tâm cầu pháp và liền bái biệt mẹ già để dấn thân đi đến Huỳnh Mai Sơn.
Trên sự thật, sự tu hành của Huệ Năng tại Huỳnh Mai sơn mà người tu hành chúng ta thường biết đến, những tương truyền ấy đã không giống nhau, chỉ biết là mỗi ngày ngài phải đạp cối đá không ngừng ở phòng giã gạo, thế thôi. Đấy là khóa tu hành thường nhật của Tổ Huệ Năng.
Chợt đến một ngày.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn muốn chọn người để kế thừa trong số các đệ tử, nên đã ra lệnh cho những đệ tử mỗi người cần đem cảnh địa mà mình đã liễu ngộ viết thành một bài kệ để biểu đạt. Đương thời trong những đệ tử của ngài, ưu tú nhất là Thần Tú thiền sư. Thiền sư Thần Tú làm và dâng lên Ngũ Tổ một bài kệ như sau:
Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như Minh Kính dài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhá trần ai.
Tạm dịch:
Thân là cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn cần mẫn lau chùi
Đừng để cho bụi bám.
Đại ý là: Chúng ta vốn có sẵn tâm thức thanh tịnh, giống như tấm gương sáng nhưng đang bị che phủ bởi bụi bặm phiền não, vì thế để khôi phục sự chiếu sáng của nó, cần phải lau chùi liên tục bụi bặm đang phủ bám bên trên.
Đối lại, Huệ Năng cũng cũng làm một bài kệ:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh Kính diệc phi đài:
Bản lai vô nhứt vật
Hà xứ nhá trần ai?
Tạm dịch:
Trí giác vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào bụi nhuốm đây?
So sánh hai bài kệ này, quả thật Thần Tú là một vị Thiền sư cố gắng không ngừng để đoạn trừ phiền não mà siêng năng cần mẫn, còn Huệ Năng thì giác ngộ đến tận đầu nguồn đạo lý phiền não vốn là không thật. Bởi vì tự tánh vốn thanh tịnh, căn bản đã không có cái gọi là phiền não. Đã không phiền não, thì cần gì phải khổ cực bận tâm đoạn trừ phiền não? Sự phát biểu của Huệ Năng đích thật là một lời nói đã mở toang (đập vỡ) sự chấp trước của thường nhân đối với phiền não.
Đúng thế, sau khi so sánh hai bài kệ, rõ ràng cảnh giới của Huệ Năng thật cao siêu mầu nhiệm. Nếu xét trên mặt hiện tượng, có thể dùng đao chặt đứt phiền não thành hai đoạn quả thật đó là một vấn đề tương đối khá lợi hại. Người thường vì thế mà đã cho rằng chỉ có thiền tài của Huệ Năng mới là nguồn thiền chân chính, nhưng thực ra, nếu nhận xét như vật thì đã không chính xác. Bởi lẽ, nếu muốn đạt đến cảnh giới mà Huệ Năng đã có, mà không trải qua gia đoạn mà Thần Tú đã đề cập là một điều bất khả. Điểm này tuyệt đối chúng ta không thể thờ ơ.
Đúng vậy, nếu đứng trên lập trường khai ngộ để khẳng định thì căn bản đã không có phiền não để nói, nhưng, muốn đạt đến cảnh giới như thế thì đó không phải là một việc dễ dàng. Hãy lấy thí dụ về kinh nghiệm cai thuốc lá của tôi:
Đã từng bao phen thử cai thuốc, nhưng cuối cùng vì không cách nào khắc chế được mình nên tôi đã tuyên bố thất bại. Rồi có một lần, tôi quyết định thử thả lỏng tâm tình để theo dõi việc cai thuốc, nên đã cố ý mang thuốc lá đặt trong túi áo. Trải qua thời gian không lâu, phương pháp của tôi quả nhiên có hiệu nghiệm, kết quả tôi không phí sức chút nào mà đã cai được thuốc.
Sau khi cai thuốc thành công, tôi mới hiểu rõ rằng phàm sự việc khi bắt đầu không cần thiết phải khổ cực và khẩn trương quá độ như thế, nhưng, những lời nói này chỉ có thể nói được sau khi đã thành công. Đối với một số người đã cố gắng không ngừng để cai thuốc, quá trình kỷ luật chắc chắn là cả một tích lũy của vô số đau khổ, và trước khi cai thuốc thành công, dầu sao thì vẫn phải trải qua cái khảo nghiệm đau khổ ấy. Vì thế, để giác ngộ thấu triệt cái đạo lý phiền não vốn không của Huệ Năng đại sư cố nhiên đó là việc trọng yếu, nhưng trước khi giác ngộ một cách thấu triệt, thì cái giá đau khổ phải trả trong một giai đoạn vẫn là một sự cần thiết.
Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần trải qua giai đoạn tu hành “Thời thời cần thiết phất thức, vất sử nhá trần ai”, mới có thể liễu ngộ cảnh giới “Bản lai vô nhứt vật, hà xứ nhá trần ai”. Tình hình này giống như đạo lý trông thấy một con chim nước với thần thái tự tại đang bơi trên mặt nước, trong khi đôi chân của nó ở dưới nước quạt đi quạt lại không ngừng. Vì thế nếu một mực cố chấp lấy bài kệ ngữ của Huệ Năng đại sư để lý giả sai lầm về thiền, rằng là, không cần thiết phải trải qua bất cứ sự tu hành nào, như thế là rơi vào cạm bẫy nguy hiểm mà tự mình không hay. Đây là điểm cần lưu ý khi bình phẩm và tán dương bài kệ kiến tánh của Huệ Năng đại sư.
Trích: Bước vào thiền cảnh, Chương II: Hướng cao Tăng học tập thiền tâm.
Tác giả: Hirosachiya
Dịch giả: Thích Viên Lý
Nguồn: bodephatquoc.com