IM LẶNG VÀ ỒN ÀO
Khi Maulingaputta, một học giả nổi tiếng và rất vĩ đại vào thời của Phật, tới gặp Phật, ông ấy tới thực sự để tranh cãi với Phật. Ông đi với năm trăm người theo ông ấy. Những loại người này bao giờ cũng có thể lôi kéo những người ngốc nghếch khác, người bị ấn tượng bởi thông tin của họ. Bao giờ cũng có đủ người ngốc trên thế giới. (Nếu con là người ngốc, đừng ngã lòng - con vẫn có thể trở thành guru vì có những kẻ ngốc nhiều hơn con! Và không bao giờ có tận cùng cho điều đó.)
Năm trăm kẻ ngốc đã đi theo Maulingaputta và ông ấy du hành khắp nước đánh bại các học giả khác. Bây giờ chỉ còn lại Phật; ông ấy nghĩ ông ấy đã chinh phục được mọi người.
Đó là hiện tượng thường lệ ở Ấn Độ, rằng các học giả thường đi lang thang khắp nước, thảo luận, tranh cãi, tranh luận, đánh bại, chinh phục. Điều đó cũng hệt như người khác làm với cây kiếm - họ làm bằng tâm trí sắc bén của họ. Họ dùng tâm trí của họ như chiếc kiếm, và “chặt họng” lẫn nhau.
Ông ấy tới truớc Phật, rất kiêu căng, hiển nhiên, vì ông ấy biết mọi Vedas (Kinh Vệ Đà), mọi Upanishads (Thánh Kinh Tối cổ), và ông ấy biết mọi học vấn cổ đại. Ông được giáo dục tốt, có văn hoá tốt. Ông thuộc vào một gia đình học giả rất nổi tiếng; trong nhiều thế hệ họ đã từng nổi danh. Và tên của ông lan đi như lửa hoang - tất nhiên, năm trăm đệ tử của ông tới cùng ông.
Phật nhìn ông ấy, và điều đầu tiên Phật làm, là Phật cười.
Maulingaputta rất bực bội. Ông ta nói:
- Sao Ngài cười?
- Ta cười vì có lần ta đã ở lại một ngôi làng trong mùa mưa...
Vào mùa mưa, Phật thường ở lại một chỗ trong bốn tháng vì việc đi lại là không thể được. Bạn có thể nghĩ tới những con đường hai mươi lăm thế kỉ trước - đường Ấn Độ!
Thậm chí bây giờ vào mùa mưa, chúng cũng không đáng đi, và Phật đã đi bằng chân, điều đó là khó khăn, gần như không thể được. Cho nên Ngài thường ở lại một chỗ trong bốn tháng; tám tháng Ngài sẽ đi để lan toả lời của Ngài.
Phật nói: - Có lần Ta đã ở lại một ngôi làng trong bốn tháng. Mọi ngày Ta thường gặp một người ngồi trước nhà, anh ta đếm bò cái - trâu - bò đực đi ra sông uống nước và quay về từ sông. Ta đã trở nên quan tâm rằng tại sao anh ta liên tục đếm mọi ngày bao nhiêu bò cái, bao nhiêu bò đực, bao nhiêu trâu, đã đi ra sông. Thế là ta hỏi anh ta: “Vấn đề là gì vậy? Những bò cái - bò đực - và trâu này có thuộc vào ông không? Sao ông liên tục đếm?”
- Không, chúng không thuộc vào con, chúng thuộc vào người của làng này. - Anh ta trả lời
- Bao nhiêu bò cái thuộc về ông? - Ta hỏi anh.
- Không ai đã bao giờ hỏi con điều này. Con là người nghèo. Con thậm chí không có lấy một con bò cái!
- Thế thì tại sao ông liên tục đếm? Và ông có vẻ hạnh phúc thế khi đếm bò cái và bò đực và trâu của người khác. Con có là kẻ ngốc không? Tại sao làm phí thời gian của con? Mà lại còn mọi ngày nữa! Tốt hơn cả là cố gắng có một con bò cái riêng của mình, cho dù người ta chỉ có một con bò cái, vì điều đó sẽ cho con sữa và chất nuôi dưỡng.
“Thấy ông, Ta nhớ tới người đó, Maulingaputta!”
Maulingaputta nói,
“Làm sao tôi có liên quan tới người đó được? Ngài có điên hay cái gì đó không? “
Và Phật nói,
“Ta nhớ tới người đó vì bất kì cái gì ông biết đều không thuộc về ông. Đây là những con bò cái của người khác - nào Kinh Vedas, nào Kinh Upanishads.
Ta có thể thấy đầu ông đầy những thứ đó, những lời nói hay, những lời khôn ngoan. Chúng đã làm cho ông có vẻ khôn ngoan, nhưng ông không phải là người trí huệ. Ông nói cho ta một điều nhé: ông biết tất cả hay ông nhắc lại kinh sách?”
Câu hỏi này đã tới một cách bất thình lình thế. Không ai đã hỏi nó trước đây vì Maulingaputta chưa bao giờ diện kiến một vị Phật. Ông ấy đã gặp các học giả khác những người đã đếm cùng điều - “bò cái và bò đực và trâu của người khác” - và tất nhiên ông ấy đã đếm nhiều hơn cả họ đã đếm.
Phật nhìn sâu vào bên trong ông ta và Phật nói:
- Lại gần Ta đây, để Ta nhìn vào mắt ông và trả lời Ta một cách thực thà • đây có là kinh nghiệm của ông không? Ông có trải nghiệm Thượng đế không? Ông có trải nghiệm Samadhi không? Ông có trải nghiệm chân lí không?
Maulingaputta cảm thấy xấu hổ, bắt đầu nhìn xuống, không thể ngẩng đầu lên trước Phật.
- Ít nhất ông là người chân thành, người thực thà. Ta kính trọng sự chân thành của ông - ông không thể nói dối được. Ông muốn trải nghiệm chân lí, hay ông nghĩ chỉ cần người khác biết là đủ và ông có thể tiếp tục lặp lại lời của họ như con vẹt?
- Vâng, thưa Thầy, con muốn biết. Maulingaputta nói.
- Ngồi cạnh Ta và trong hai năm tuyệt đối im lặng - không nói, không hỏi, không biện luận, không học tập. Vứt mọi kinh sách đi và trong hai năm ngồi im lặng bên cạnh ta. Sau hai năm, ông có thể hỏi bất kì cái gì ông muốn hỏi.
Sau hai năm đó Phật hỏi Maulingaputta:
“Bây giờ ông muốn hỏi cái gì?”
Maulingaputta cúi người, chạm chân Phật: - Bạch Thế Tôn, con biết ơn!
Sự im lặng đã dạy cho con mọi thứ, im lặng của hai năm đó ngồi cạnh thầy. Con đã trải nghiệm. Bây giờ không có nhu cầu nói bất kì cái gì với con. Con thuộc về Thầy, muốn phụng sự cho Thầy. Thầy đã không tranh cãi, nhưng thầy đã chinh phục. Thầy đã không đánh bại con, vậy mà Thầy đã đánh bại con.
Lời bình: Thế đấy, hiểu biết nảy sinh từ im lặng; im lặng nghĩa là vô trí (không bận rộn xoay xở điều khiển trí). Hiểu lầm là mọi loại ồn ào trong tâm trí. Dharmaraj, là chuyển từ tâm trí sang vô trí, từ tiếng ồn sang miền tĩnh lặng.
Sưu tầm