THEO CHÂN MỘT VỊ THẦYi
Bài Giảng Hungkar Dorje Rinpoche
14.8.2018, Golok
Song ngữ chép Anh dịch Việt
Thầy đã nói một đôi điều muốn nói trước lễ Moon-lam. Và Thầy sẽ [lại] nói một đôi điều, vẫn những điều đã nói rồi ba ngày trước đây.
Trước hết, tu viện, chư tăng ni, các nhân viên [phục vụ tại tu viện], tất cả mọi người đều vui mừng đón tiếp các bạn tới đây. Cá nhân Thầy rất cảm kích nỗ lực, thời gian, công sức các bạn đã bỏ ra, đặc biệt là động cơ [đúng đắn] và lòng tốt của các bạn.
Thầy nghĩ tất cả chúng ta ở đây thật may mắn vì có được thân người này. Lại nữa, ta được gặp giáo lí Phật đà, được gặp Đạo Sư – những bậc Đạo Sư như Lama Sang. Cái gì làm cho chúng ta trở nên đặc biệt? Không chỉ thân người này, mà chính Pháp của Phật là cái làm cho con người trở nên tuyệt vời. Đời người rất quý hiếm nhưng không có hiểu biết và lòng tin nơi Phật, Pháp và Tam Bảo thì nó cũng không mấy quý báu. Bởi vì Phật và Pháp của Phật dạy chúng ta làm sao để trở thành người tốt, trở thành người có từ bi, có trí tuệ.
Đối với con người, tâm từ ái là điều quan trọng nhất. Tất nhiên, con người ai cũng có ít nhiều từ tâm, nhưng tâm từ này còn quá nhỏ bé. Người ta chỉ có tâm từ đối với gia đình, đối với những ai là quyến thuộc như cha mẹ, vợ chồng v. v. Nhưng nếu nói về tâm từ đối với chúng sinh các cõi khác, đối với các chúng sinh khác thì họ chưa có được. Cha mẹ rất thương yêu con cái. Nhưng Pháp của Phật dạy cho chúng ta một tình thương chân thật, đó là tâm Đại Bi, không chỉ dành cho những ai đặc biệt đối với ta, mà dành cho tất cả chúng hữu tình. Đó là lí do tại sao Pháp của Phật làm cho chúng ta thành [con người] tuyệt vời.
Mục đích của đời người là làm lợi lạc cho tất cả chúng hữu tình, chứ không chỉ riêng cho cá nhân mình, hay những ai có kết nối nghiệp với mình. Xin hãy cố gắng nghĩ tới tất cả chúng sinh. Đó là một điều rất tốt đẹp và rất đặc biệt. Do vô minh, bám chấp, do thói quen, tập khí tích tụ nhiều đời mà có được lòng tốt, tình thương dành cho tha nhân là điều không mấy dễ dàng. Nhưng ta cần phải cố gắng và cố gắng. Đừng bao giờ quên cố gắng làm một người có tâm từ đối với tất cả chúng hữu tình. Điều này không dễ đối với chúng ta, những kẻ sơ cơ mới bước vào cửa đạo. Những kẻ sơ phát tâm tu như chúng ta thật dễ bỏ mất tâm từ, tâm bi, bỏ mất trí tuệ và trái tim rộng mở.
Do những thói quen [xấu] huân tập nhiều đời chúng ta thường hay lãng quên. Chúng ta thường hay hung hãn, xấu bụng, hẹp hòi, chấp thủ đối với những người quanh chúng ta và ta mắc lỗi lầm. Chúng ta làm người khác tổn thương và mình cũng tổn thương. Vậy nên Phật dạy chúng ta giữ chánh niệm. Thầy nhắc tới điều này bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào có thể. Thậm chí trong lễ Moon-lam Thầy đã nhắc các vị được gọi là đạo sư, là học giả về việc cần giữ chánh niệm. Thầy nhắc họ rằng nếu quý vị không làm được như vậy thì quý vị sẽ mắc lỗi lầm, sẽ hủy diệt những chất thiện lành trong chính bản thân mình. Vậy nên, hiểu được giá trị của chánh niệm là điều hết sức quan trọng.
Tinh túy của Pháp, của người tu đạo là không làm điều sai trái. Phải luôn nhớ mình không mắc điều sai trái. Cái gì là nhân gây ra điều lầm lỗi? Vô minh. Cái điều phục được phiền não chính là chánh niệm. Chánh niệm cho bạn trí tuệ, chánh niệm che chở bạn khỏi những cảm xúc tiêu cực, vậy hãy giữ chánh niệm.
Có những người rất cố gắng tạo lập thiện hạnh, nhưng do thiếu chánh niệm họ vẫn mắc phải lỗi lầm. Điều đó làm giảm đi chất thiện lành [trong hành động của họ]. Đó là lí do tại sao chúng ta nỗ lực tu hành nhiều mà sự tiến bộ thì vẫn rất nhỏ nhoi. Tại sao vậy? Tại vì ta thường gây nhiều sai trái. Vì vậy, hãy luôn nhớ giữ chánh niệm và bạn sẽ vượt lên. Nếu mắc ít lỗi lầm hơn thì ta sẽ đạt được tiến bộ lớn. Nhưng do ta mắc sai trái quá nhiều mà tiến bộ của ta rất chậm chạp.
Hi vọng rằng mọi người hiểu được điểm rất quan trọng này và nỗ lực đưa nó nào thực hành. Đôi khi chúng ta bỏ công sức làm nhiều việc rất vô nghĩa, vì vậy mà kết quả nhận được thật nhỏ nhoi. Chúng ta thường trộn lẫn Pháp [chân thực] với pháp thế gian. Và chúng ta thường ngụy tạo: một cái gì đó thật ra không phải là Pháp, nhưng ta ngụy tạo cho nó là Pháp. Chúng ta làm một cái gì đó mà ta tưởng là Pháp, là thiện hạnh, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Pháp luôn là việc của tâm. Tâm thiện thì đó là Thiện Pháp, Pháp chân thực. Tâm bất thiện thì đó là Pháp đã bị nhiễm chất độc. Tổ Atisha có nói nếu bạn không tu hành đúng chánh Pháp thì chính [việc tu] Pháp sẽ khiến bạn đọa lạc. Cho dù bạn nghĩ bạn đang tạo thiện hạnh, nhưng thực tế tất cả mọi hành động bạn làm đều không phải là Pháp.
Lời đề nghị [của Thầy] là: hãy luôn chánh niệm, từ tâm, luôn an bình, không giận dữ, không ích kỉ. Thế nhưng chúng ta cứ làm điều trái ngược. Chúng ta bất lực không điều phục được tâm phiền não. Vậy phải làm sao đây? Chúng ta biết rằng chúng ta bất lực không điều phục được tâm phiền não, ta thường xuyên làm điều sai trái, thường xuyên giận dữ, buồn khổ, nói lời không tốt với bạn đồng tu, và làm nhiều việc lầm lỗi. Khi làm điều sai trái, ta cần nhận biết đó là sai: “Ồ, ta không được làm như vậy!” Và ta phải chân thành nghĩ: ”Ồ, như vậy không tốt. Mình phải sửa sai.” Và phải gặp người khác để nói lời xin lỗi. Không nên đợi người khác xin lỗi mà phải tự mình phải làm việc đó. Nếu không làm được điều đó theo tôi bạn sẽ mất đi một ít thiện tâm trong mình. Nếu bạn không làm được điều đó, bạn sẽ lại tiếp tục mắc vào chuyện sai trái, tiếp tục làm một kẻ sân hận, ích kỉ và bất hạnh.
Xin lỗi Thầy đã nói quá nhiều. Thầy cũng phải xin lỗi (Rinpoche cười). Xin lỗi đã giữ các bạn quá lâu. Đây là đạo lí rất quan trọng, rất tốt lành mà Phật đã truyền dạy cho chúng ta. Nếu các bạn có thể áp dụng nó, đưa nó vào thực hành thì các bạn sẽ thành một người tu hoàn hảo.
Bây giờ phải nói gì nữa đây? Các bạn có hi vọng Thầy có thể nhớ mình cần phải nói gì nữa không? Hay là để các bạn đi ăn tối. (Có người thỉnh Rinpoche kể về Lama Sang). Nếu Lama Sang ở đây thì Ngài sẽ làm cho các bạn chảy nước mắt rất dễ dàng.
Vì các bạn có kết nối với Phật Giáo Tây Tạng, người Tây Tạng, các lạt ma Tây Tạng, khắp nơi có khoảng 10 000 lạt ma Tây Tạng. Các bạn phải thấy, phải theo cả 10 000 các vị lạt ma, các vị đạo sư có phải không? Nếu không thì các bạn sẽ không thỏa mãn. Đó là bản chất của các bạn. Thầy rất hiểu điều này.
Các bạn nói: “Ồ, vị lạt ma này tốt hơn vị kia, có đúng không?” “Vị lạt ma này tốt hơn vị kia, vì vị ấy nói Hi với tôi.” “Vị ấy rất tốt vì vị ấy mỉm cười với tôi.” “Vị ấy rất tốt vì vị ấy nhận cúng dường của tôi.” (có người nói: “Nhưng Thầy không nhận cúng dường của chúng con.”). Ồ, Thầy nhận chứ. Nhận 100 %, hay 200 % (Rinpoche cười và mọi người cùng cười ồ).
Đó là cách các bạn đánh giá phẩm chất của một bậc đạo sư. Vậy cho nên, trí tuệ của các bạn còn chưa đủ mạnh để xem xét, thẩm định phẩm chất của một bậc thầy. Xin lỗi, Thầy không phải là vị quan tòa. Nhưng thực sự mà nói, cách nhìn như vậy là quá méo mó, lệch lạc.
Thầy thấy có nhiều người không có hiểu biết về Pháp và Đạo Sư. Thầy chân thành khuyên các bạn nên chầm chậm lại một chút. Nếu các bạn chạy theo nhiều thứ quá các bạn sẽ mất tất cả. Kết cục các bạn sẽ bỏ phí đời người. Nếu các bạn thật sự muốn có được một cái gì đó, một kết quả, một sức mạnh nào đó từ bậc Thầy, từ Đạo Sư của mình, thì cần phải chầm chậm lại một chút và bình ổn hơn, vững vàng hơn, chân thực hơn. Nếu không, như Thầy đã nói ở phần trên, các bạn sẽ mất tất cả.
Bởi vì, hiện có rất nhiều đạo sư Tây Tạng dổm. Và Thầy tin rằng ở Việt Nam, Trung Quốc cũng có những đạo sư dổm. Những lạt ma như vậy có nhiều ở Tây Tạng. Hiện nay, các bạn chưa có đủ năng lực để nhìn thấu suốt và nhận ra ai là đạo sư tốt và ai không phải là chân đạo sư. Vì vậy cho nên, như Thầy đã lấy ví dụ ở trên, [các bạn nói] “Ồ, Ngài là một đạo sư tốt vì Ngài cho tôi một chiếc khăn kakta bự.” “Ồ Ngài là một lạt ma tuyệt vời vì Ngài cho tôi một tràng hạt.” Thầy sẽ tặng các bạn cái [bình] này. Liệu các bạn có cho rằng Thầy là một đạo sư tốt không? (Rinpoche giơ một chiếc bình đẹp lên, cười. Mọi người cười).
Một cái gì đó tương tự như vậy.
Các bạn chỉ thấy cái [nổi] trên bề mặt, chỉ thấy cái [thể hiện] ở bên ngoài. Các bạn hoàn toàn không nhìn sâu [để thấy] tận bên trong. Một số trong các vị lạt ma này, họ có gia đình ở Tây Tạng, Nepal, Việt Nam v. v. và ở đâu họ cũng nói: “Ồ, cưng là gia đình duy nhất của ta!” (Rinpoche cười và mọi người cùng cười.)
Thông thường có một phương cách phổ biến để gây cúng dường nhiều hơn. Đó là tán dương: “Ồ, bạn là một tái sanh cao cấp,” hay: ”Ồ, bạn là một dakini.”
- “Theo tôi bạn là một dakini.”
- “Ồ, thật thế sao? Thật thế sao?”
Đó là phương cách để kiếm được nhiều cúng dường hơn. Các bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thực sự là dakini nếu có ai bảo bạn như vậy không? Thầy không nghĩ như vậy. Và đó là lí do tại sao Thầy hết lòng khuyên các bạn hãy tự biết mình. Các bạn cần phải tự rõ ràng về bản thân mình để khỏi quá rộn ràng, phấn khích khi có ai đó nói rằng bạn là một dakini tuyệt vời, hay là một tái sanh cao ấp, là Guru Rinpoche hay Dakini Yeshe Sogyal, Tara xanh, Tara Trắng v. v.
Theo Thầy, cách người Tạng tạo thiện cảm với ai đó là buông lời tán dương: “Ồ, bạn là tái sanh cao cấp.” Còn cách người Hoa, người Việt tạo cảm tình với người khác là nói: “Ồ, trong kiếp trước tôi đã là một người thân thuộc, có thể là thầy của bạn.” Cả hai cách đều nhằm mục đích gây sự chú ý, thiện cảm? Có đúng vậy không? (Thính chúng: “Có ạ”)
Vậy nên các bạn cần phải minh bạch hơn, vững vàng hơn, chân thực hơn. Hãy nương tựa vào trí tuệ của mình. Hãy nương tựa vào giáo lí Phật dạy. Đừng chạy theo quá nhiều thứ và đừng vội cả tin vào những gì người khác nói.
Như Thầy đã nói ở phần đầu, chúng ta thật may mắn đã gặp Phật Pháp và truyền thừa của Lama Sang. Những ai đã gặp Lama Sang và trực tiếp thọ nhận giáo lí từ Ngài được may mắn hơn một chút. Chúng ta có thể học hỏi từ nhiều thứ. Lama Sang là một Đạo Sư chân thực, một Đại Thành Tựu giả. Thầy không tán thán Lama Sang vì Ngài là thân phụ của Thầy. Thầy nói điều này vì có nhiều lí do chắc chắn. Vì vậy, Thầy thấy chúng ta thực sự may mắn có được giáo lí, có phục điển vi diệu của Lama Sang. Các phục điển này bắt nguồn từ Đức Liên Hoa Sanh, nhờ Lama Sang, ngày nay chúng ta có thể hành trì.
Có một vị đại học giả, đại Đạo Sư tên là Agong Khenpo, một trong những vị học giả nổi tiếng nhất trong lịch sử Golok. Ngài là đệ tử của Lama Sang và cũng là Bổn Sư của Lama Sang. Phục điển đầu tiên Lama Sang khai mở là sadhana Vajrapani kết hợp với Hiyagriva và Garuda. Phục điển đó được đưa cho Agong Khenpo để khảo sát xem nó là phục điển thật hay không. Và Agong Khenpo nhận nó rồi nhập thất dài hạn. Ngài có những linh kiến, những giấc mơ, những dấu hiệu kì diệu. Một số bệnh của Ngài biến mất trong thời gian nhập thất. Ngài đã viết bài luận về phục điển này: “Đây là một trong những phục điển hùng mạnh nhất, đầy lực gia trì và thanh tịnh nhất.”
Trong một phần khác của bài luận Ngài viết: “Trong tương lai những ai may mắn được thọ nhận và thực hành phục điển này từ Lama Sang phải thấy rằng mình giống như kẻ hành khất gặp được viên ngọc ước trong nhà mà không phải bỏ chút công nhọc nhằn nào cả. Bởi vì Lama Sang xuất hiện, khai mở phục điển, giáo lí và nó được trao cho các bạn. Các bạn không phải nhọc công để tìm ra nó. Công việc duy nhất bạn phải làm là đưa nó vào hành trì.”
Thầy đã giới thiệu đôi điều với các bạn về Lama Sang. Chúng ta có thể nói nhiều về Lama Sang và có thể nói bất tận. Nhưng đó không phải là điều chính yếu. Cái chính yếu là ta cần biết tinh túy của cuộc đời Lama Sang và phục điển của Ngài. Và cái đó Thầy đã giới thiệu với các bạn.
Chúng ta có ít ngày để cùng tu Vajrakilaya. Chương trình nhập thất này kéo dài 3 tuần và tu viện phải hoàn tất 100 triệu biến minh chú Vajrakilaya. Tất cả 800 tăng, ni, yogi không bao gồm các bạn. Cuối kì chúng tôi phải hoàn thành 100 triệu biến Vajrakilaya. Và vì các bạn chân thành, tín tâm tham gia kì nhập thất này nên chúng tôi sẽ giữ các bạn trong lời cầu nguyện, trong pháp tu của mình, và kết thúc chúng ta sẽ cùng hồi hướng công đức.
Hết bài giảng chiều ngày 14.8.2018
Lotsawa (Hiếu Thiện) chép lại và Việt dịch.
-----
TO FOLLOW A MASTER
Hungkar Dorje Rinpoche
14.8.2018, Golok
I already said something I want to say before Moon-lam. And I will say a few things, the same thing I already said three days ago.
First of all, our monastery, the monks, nuns, workers, everyone are happy for you to be here. I personally very much appreciate everyone’s efforts, time, energy, and the most important part is your motivation, your kindness.
Somehow, I think everyone here we are lucky because we have this human body. Secondly, we meet Buddha’s teaching, and Masters, Buddhist Masters like Lama Sang. What makes us special? Not this human body, not only that, but Buddha’s Dharma is what makes people wonderful. Human life is special. But without understanding, believing in Buddha, Dharma, Three Jewels [then it is] not so much [special]. Because Buddha and Dharma teach us how to be a good person, how to be a kind person, how to be a smart person.
Because for human beings the most important thing is kindness. Of course, all people have some kindness but this kindness is too little. Only you have kindness for your family, or for someone who you have [relations] like parents, husband and wife. But the kindness for other realms, for other beings - they do not have that kind of kindness. Parents are very kind to their kids. But Buddha’s Dharma teaches us a genuine kindness, Great Compassion, to not only who are your special people, but kindness to all sentient beings. That is why Buddha’s Dharma makes us wonderful.
Therefore, the purpose of life is to benefit everyone not to benefit only oneself, or those who have karmic connection to oneself but to everyone, to all sentient beings. Try, try to think of all beings. That is something very special and beautiful. Due to our ignorance, attachment, bad habitual tendencies it is not easy for everyone to be kind to others. But we need to do, we need to try, and try. Do not forget to try to be a kind person to all sentient beings, to everyone. It is not easy for us, the beginners, beginners of Dharma. For practitioners of Dharma it is easy to forget about compassion, kindness, wisdom, open heart.
It is easy to forget because of our habitual tendencies. People are sometimes very aggressive, very negative, very narrow-minded to people around you therefore we make a lot of mistakes; and we hurt others, we hurt ourselves. Therefore, Buddha teaches us to be mindful. I say [about] this anywhere any time. I always mention the importance of mindfulness. Even during Moonlam I mentioned to the people, I mentioned to so called masters, scholars here. I always say to the people if you do not do that you will make mistakes and you destroy your positive things by not being enough mindful. So understanding the quality, positive part of mindfulness is something important.
The essence of Dharma practitioner is not to make mistakes. To remember not to make mistakes. What is the cause for making mistakes? The ignorance. What controls negative emotions is mindfulness. Mindfulness is something that gives you wisdom, it protects you from making bad things therefore, be mindful.
Even though sometimes people try very hard to create good actions, but because not enough mindfulness we often make mistakes. That reduces the goodness [in thier action]. Therefore, even if we try very hard to practice but very slow improvement. Why? Because we make lots of mistakes. So, remember [to keep mindfulness] then you will be able to pass. If we make fewer mistakes then we can have big improvement. But because we make mistakes more than often, therefore our improvement is very slow.
So hopefully people understand this very important part and very useful things and then try and apply. Sometimes we try to do many things but not very meaningful, therefore the result we get is very little. We mix together Dharma and worldly Dharma. And sometimes we make up something that is not Dharma but we make up that is Dharma. Sometimes, we do something we think we doing Dharma or good action, but actually the opposite [is true].
Dharma is always something to do with the mind, with your motivation, the pure part of your motivation in the mind. If the motivation is not pure, your mind is distractive, everything becomes non-Dharma. When for example, when you are angry, sad with your negative emotions even though you are reciting mantras, your reciting is worldly part but not Dharma. But when your mind is pure and peaceful even though you are sitting there doing nothing but due to the purity of your mind, the sitting there is a good action.
Dharma is person’s mind. Mind is good Dharma is real Dharma. Mind is bad, then Dharma is poisoned, poisoned Dharma. Atisha said if you do not follow correctly the path of Dharma, instructions of Dharma, then Dharma will cause you go down, will bring you to the lower place. Even though You think you do good things but every [your] action is not Dharma.
Request is to be mindful, to be kind, to be peaceful, to be not angry, to be not selfish. But we do the opposite all the time. We are powerless to control negative emotions. Now, what to do? Now we know we are powerless to really control our negative emotions, we often make mistakes, we often get angry, unhappy, say bad words to Dharma brothers and sisters and make lots of mistakes. When we make mistakes then we should know that is something bad, “I shouldn’t do that”. Now we should think sincerely: “Oh, that is no good, and should make some change.” And we meet the people, say sorry to him. We do not expect people to say sorry but we should say so. If you do not [do so] I think you loose some of your goodness. If you do not do that then you continually make more mistakes, and be selfish, angry person, unhappy person.
I’m sorry I said too much. I should say sorry (laughing). Sorry for keeping you for too long. It is very important, very good teaching Buddha teaches us. If you are able to apply, to do that you will be a perfect practitioner.
What to say. Do you hope I remember what to say. Or let you go and have dinner. (Someone suggests Rinpoche talks about Lama Sang). If Lama Sang were here, Lama sang could make you cry very easily.
Since you have connection with Tibetan Buddhism, Tibetan people, Tibetan lamas, everywhere … you know there are 10.000 lamas, masters. You have to see, you have to follow 10.000 masters, right? Otherwise you do not feel satisfied. That is your nature. I see that. You say: “Oh this lama is better than the other, right?” “Oh, that lama is better than the other because he said “Hi” to me.” “He is very kind because he shows me smiling face.” “Oh, he is very kind, he accepts my offering.” (Someone says: “You sometimes do not accept our offerings”). Oh, I would [accept] 100%, or 200%.
That is how you see quality of a teacher. Therefore, your wisdom is still not good to judge, to see qualities of a teacher. I’m sorry. I’m not a judge. But really to understand it, [this seeing] is too ugly.
I see people sometimes really do not understand about Dharma, Dharma Teachers. I sincerely recommend you that we should slow down a little bit. If you follow too much you will loose everything. You will loose your life at the end. If you really want to get something, to get some result, some power, from Lama, from your Teacher, you should slow down and be more stable, more reliable. Otherwise, I said earlier, you will loose everything. Because there are many folly Tibetan masters. And I believe in China, Vietnam there are folly ones. But there are a lot in Tibet such lamas. Right now you do not have the power to see through which is good Dharma teacher, and which is not really [good Dharma teacher]. That is why I said to you earlier, “Oh he is so good, he gives me a big kakta.” “Oh a beautiful mala, he is so great!” I can give you this, would you think I’m a good Teacher? (Rinpoche shows a beautiful vase, laughing. Everyone laugh.)
Something like that.
You only see the surface, only see the external things. You don’t see deep inside at all. Some of these lamas, they have families in the Tibet, Nepal, Vietnam etc. and everywhere they say: “You are my only family!” (Rinpoche laughs and eveyone laugh.)
There is a very common way, very common method to get more offerings. It is to say: “Oh, you are a high reincarnation.” Or to say: “Oh, you are great dakini.”
- “I think you are a dakini.”
- “Oh, really? Really?”
That is how to be successful to get more offerings. Do you think you become a dakini just because someone says you are a dakini? Or [you are] a high reincarnation because someone says so? I don’t think so. That is why I highly recommend you to recognize yourself. One must be clear about oneself so you shouldn’t get too excited when someone says you are a great dakini or a great reincarnation, or Guru Rinpoche, or Dakini Yeshe Sogyal or something, you are Green Tara, you are White Tara etc.
I think Tibetan way to make [good] connection with people is to say: “Oh, you are a great reincarnation.” And Vietnamese or Chinese way to get good connection or attention from people is to say: “Oh, I was someone important to you is the past. Maybe your teacher in the past.” Both ways is to make people accept [them] and to get more [good] attention. Do you agree? (Audience: “Yes.”)
So you should be more clear, or more steady, reliable. Rely on one’s wisdom. Rely on the real teaching of Buddha. Not follow too much and don’t believe too much what others say.
As I said at the beginning, we are lucky as we have met Buddha’s Dharma, and we have Lama Sang’s tradition. And those who have met Lama Sang and directly got teaching from Lama Sang, you are a little luckier. We can learn from many things. Lama Sang was a genuine Master, was a Mahasiddha. I’m not trying to praise Lama Sang because He is my Father. I’m saying this because of many good reasons. Therefore, I feel we are really lucky because [we have] great teaching, great treasures of Lama Sang. Treasures from Guru Rinpoche originally, through Lama Sang, now we can practice.
There was a great master, scholar, Agong Khenpo, one of the most famous scholar in the history of Golok. He was disciple of Lama Sang and also He was Root Teacher of Lama Sang. The first treasure Lama Sang discovered, the sadhana of Vajrapani, combined with Hiyagriva and Garuda, three together. That sadhana, treasure was given to Agong Khenpo, to investigate that was a real treasure or not. And Agong Khenpo accepted and took a long retreat. And He had great visions and great dreams, great sounds, and some of His diseases disappeared during His retreat. So He wrote a commentary on Lama Sang teaching: “This is one of the most blissful, powerful, and pure treasure.” One part of commentary says: “In the future people who are lucky enough to receive and practice this treasure from Lama Sang, you should see that treasure [and you] like a beggar who finds a wish-fulfilling jewel in his home without any efforts. Because Lama sang appeared, discovered the teaching, the treasure and had given it to you. You do not have to make efforts to find it. The only thing you have to do is to practice it.”
I have introduced something about Lama Sang to you. Many things we can talk about Lama Sang, and we can talk for ever; but that is not the most important part. The most important part is that we need to know the essence of Lama Sang life and His treasure. And that I have just introduced to you.
We have a few days to practice Vajrakilaya together. This program is for three weeks and we have to accomplish 100 million Vajrakilaya mantras. And there are 800 monks, nuns, yogis, not including you. And at the end we make 100 million Vajrakilaya mantras. And because you sincerely, faithfully participate in this Vajrakilaya practice, so after you go home we will keep you in our prayers, practice and at the end we will make dedication together.
The end of 14.8.2018 teaching
_____________________
i Tựa đề do người dịch đặt tên để tiện cho người đọc. Ngài Hungkar Dorje giảng tại tu viện Lungon, Golok cho các Phật tử Việt Nam và nước ngoài nhân lễ hội CẦU NGUYỆN SHAMBHALA.