Phải có tâm rất trong sáng, rất tốt lành thì mới làm được việc thiện, cử chỉ đẹp
Hành động phải luôn luôn an hòa, đó là lời Phật dạy. Vì vậy, chúng ta phải có một phương cách tốt để tạo nên hành bất bạo động. Cũng lại [phải đề cập tới] động cơ ở trong tâm. Để có thiện hạnh thì tâm phải thiện lành. Phải có tâm rất trong sáng, rất tốt lành thì mới làm được việc thiện, tạo được cử chỉ đẹp.
Chúng ta phải học cách tu tâm từ bi, tâm Bồ Đề để sao cho hành động của chúng ta chân thật hơn, nhẹ nhàng, an hòa hơn. Với động cơ là tâm bi, hành vi bất bạo động, hành vi thiện lành sẽ rất tốt đẹp. Cốt tủy tám vạn bốn ngàn pháp môn Phật trao truyền là động cơ giác ngộ, Bồ Đề Tâm. Bồ Đề Tâm là trung tâm của giáo lý Phật đà, Bồ Đề Tâm là nhân tốt nhất, duyên tốt nhất để bất cứ ai đang tu luyện tâm có thể tạo thiện hạnh, thực hiện hành vi bi mẫn chân thực.
Bất cứ pháp tu, hay thiện hạnh nào ta đang làm đều không được quên lòng bi mẫn và tâm Bồ Đề. Chỉ bằng cách đó ta mới có thể làm được một cái gì đó chân thực, có ý nghĩa, thực sự lợi lạc tất cả, trong đó có bản thân. Khi ta quên động cơ giải thoát, khi tu hành nhưng đánh mất cái cốt tủy của việc tu, thì ta sẽ không đạt được kết quả tốt như mong muốn. Vì vậy, điều rất quan trọng cần ghi nhớ: phải tu luyện tâm bằng động cơ giải thoát, giác ngộ.
Trích “LÝ NHÂN DUYÊN VÀ BẤT BẠO ĐỘNG: Kiến và Hành của Phật Giáo”, Hungkar Dorje Rinpoche Kim Cang Định trích dẫn
We should have very pure, very kind mind in order to have kind and sweet actions
The action should be peaceful action, always requested by the Buddha teaching. Therefore, we have to have a good way of creating non-violence action or karma, conduct. Also, motivation in the mind. We have to have a good mind, so that we can have good action. We should have very pure or very kind mind so that we can have kind action and sweet action.
We should study how to practice compassion and kindness, bodhicitta so that our conduct, our action be more genuine, softer, more peaceful. Because every motivation [should be] compassion, then it is very beautiful to have a good conduct, non-violence conduct. So, the essence of all the 84000 teachings of the Buddha is enlightenment motivation, Bodhicitta. Bodhicitta is center of all Buddha’s teachings. Bodhicitta is the best condition, best cause for anyone training the mind to create good action, to create genuine compassionate action.
Any Dharma practice, any good action, one tries to accomplish, one must not forget thinking of this compassion and Bodhicitta development. By only that way one is able to accomplish something real, something meaningful, something that is truly beneficial for everyone, including oneself. When one forgets enlightenment motivation, when one is going to practice [but] loses the essence for that practice, one does not achieve such a good result. Therefore, it is important part to remember: to train one’s mind through enlightenment motivation.
Hungkar Dorje Rinpoche, Interdependent Origination and Non-Violence: View and Action in Buddhist Tradition