Ba cách đối mặt với một vấn đề bất ổn
1.
Đừng lo lắng về nó: Nếu vấn đề không đáng kể, có lẽ không cần phải chú ý đến nó hay áp dụng bất kỳ phương pháp chữa lành nào. Chúng ta nên giữ gìn thời gian và năng lượng quý giá cho những vấn đề nghiêm trọng hơn.
2.
Tránh nó: Nếu vấn đề quá mới mẻ và quá lớn, việc nghĩ về nó có lẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên không thể chịu nổi mà thôi. Trong trường hợp này, chúng ta không nên nghĩ về nó.
Chúng ta có thể áp dụng những cân nhắc này không chỉ đối với những vấn đề về tinh thần mà còn về thể chất. Với một số loại đau đớn về vật lý, nếu cứ chú ý vào nỗi đau và trở nên lo lắng, bất an thì chúng ta đang tăng thêm nỗi đau tinh thần cho nỗi đau thể chất và kết quả là cảm thấy nhiều áp lực xấu nhiều hơn từ nỗi đau.
Chúng ta có thể phát triển sức mạnh để đối phó với một vấn đề thông qua thiền định hay bất kỳ phương pháp tích cực nào, chẳng hạn như đọc sách, đi bộ hay trò chuyện. Khi đạt được một số khoảng cách và tự do khỏi vấn đề, chúng ta có thể giải quyết nó một cách bình tĩnh hơn.
3.
Đối phó với nó: Nếu vấn đề đáng chú ý và chúng ta đã sẵn sàng thì chúng ta nên đối phó với nó một cách bình tĩnh và thực tế.
Học cách chấp nhận các vấn đề là một sự rèn luyện tích cực cho tâm. Trong phạm vi có thể, chúng ta nên xem vấn đề là cơ hội, thách thức chứ không phải là gánh nặng. Thậm chí chúng ta có thể học cách hoan nghênh các vấn đề hay ít nhất cũng không lo lắng nhiều về chúng, bắt đầu từ những khó khăn nhỏ và tiến tới những khó khăn lớn hơn. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy tính mở rộng của vấn đề vượt ngoài những danh xưng tiêu cực mà chúng ta thường áp dụng. Nếu có thể buông lỏng bám chấp và lo lắng khi đối mặt với các vấn đề, ta có thể biến chúng từ kẻ thù thành bạn.
Trích “Phần 1: Chúng Ta Có Thể Chữa Lành Bằng Cách Nào? - Chương IV: Nhận Thấy Tiềm Năng Chữa Lành - ĐỘ SINH VÔ BIÊN” - TULKU THONDUP Kim Cang Định trích dẫn