Câu Chuyện Về Đức Di Lạc và Ngài Vô Trước
Theo truyền thống Tây Tạng, Vô Trước sinh ra ở Purusapura, thủ phủ của Gandhara, từ một phụ nữ Bà La Môn xem như thông thạo trong giáo huấn của Đạo Phật, người đã dạy cho ngài “mười tám khoa học” là những điều ngài tiếp thu rất dễ dàng. Ngài đã trở thành một vị tu sĩ và sau năm năm thực hành cẩn trọng, ngài đã thuộc lòng một trăm nghìn bài kệ Pháp Bảo mỗi năm và thấu hiểu một cách chính xác ý nghĩa của chúng.
Sau đó ngài đã rời tu viện để thực tập nghi quỹ Tôn Giả Di Lặc trong một hang động tại chân một ngọn núi. Trong ba năm, không có một dấu hiệu thành tựu nhỏ nhoi nào, và ngài trở nên chán nản và quyết định rời bỏ sự ẩn tu của mình. Từ hang động, ngài chú ý một tổ chim lộ ra nơi ngọn núi chỉ lõm vào do cánh chim bay vào bay ra. Nhận ra sự nhẫn nại yếu kém của mình, ngài trở lại hang đá và thực tập. Ba năm nữa ngài thiền tập, nhưng cũng thế không có một dấu hiệu tốt đẹp nào xuất hiện. Ngài trở nên ngã lòng và đã rời hang động một lần nữa. Lần này ngài thấy một hòn đá bên cạnh đường tan hoại một cách chậm chạp do bởi những giọt nước liên tục rơi trên nó. Cảm hứng bởi điều này, ngài đã trở lại thực hành ba năm nữa.
Khi không có dấu hiệu gì khích lệ, ngài đã rời nơi ẩn tu lần thứ ba. Khi ngài gặp phải một ông lão đang mài một mãnh sắt với một mãnh vải bông nhẳn. “Tôi đang làm chính xác cho xong cây kim này,” ông nói với Vô Trước. “Tôi đã làm những cây kim ở đấy” và ông chỉ một đống nhỏ những cây kim nằm bên cạnh. Vô Trước nghĩ, “Nếu nổ lực như cậy đã được dành cho một công việc trần gian như thế này, nổ lực của mình từ trước đến nay chỉ là một giọt nước rơi.” Ngài đã trở lại và thiền quán ba năm nữa. Mặc dù ngài đã tu tập mười hai năm về Di Lặc, ngài vẫn không có một dấu hiệu gia hộ cỏn con nào. Ngài trở nên cực kỳ thất vọng và bước đi khỏi hang động. Sau một lúc ngài đi qua một con chó gần chết năm bên vệ đường, đầy những con giòi bọ rút rĩa, kêu la trong đau đớn. Vô Trước nghĩ, “Con chó này sẽ chết nếu những con giòi bọ không được dời đi, nhưng nếu mình đem chúng ra bằng tay, mình sẽ làm tổn thương chúng.” Thế là ngài quyết định dùng lưỡi để không làm hại chúng, và cắt thịt mình để cho chúng sống, rồi ngài cúi xuống để hút những con giòi bọ ra. Ngay lúc ấy con chó biến mất và Di Lặc xuất hiện, ánh sáng chiếu rực khắp mọi phương.
Vô Trước bật khóc và than, “A, vị thầy duy nhất và nơi nương tựa của con, qua bao năm con đã bỏ ra bao nhiêu nổ lực trong sự thực hành, sử dụng hằng trăm phương cách, nhưng con chẳng thấy gì. Tại sao cơn mưa và năng lực của đại dương chỉ bây giờ mới đến, khi bị dày vò bởi đớn đau, con không còn khao khát nữa?”
Di Lặc trả lời, “Thật sự là, ta liên tục hiện diện trong con, nhưng do bởi nghiệp chướng cản trở nên con không thể thấy ta. Tuy nhiên, sự thực tập của con đã tịnh hóa nghiệp chướng và loại trừ những chướng ngại. Bây giờ, do năng lực của từ bi lớn con có thể gặp ta. Để thẩm tra lời ta, hãy đặt ta lên vai con cho người khác thấy và đem ta qua thành thị.”
Vô Trước vui mừng khôn tả. Đặt Di Lặc lên vai và cõng Ngài vào trong thành, tuy thế không ai thấy Di Lặc. Một bà lão thấy Vô Trước mang một con chó chết và điều ấy là cho bà ta may mắn vô tận. Một người phụng sự trung thành thấy bàn chân của Di Lặc và thấy mình ở trong một thể trạng tam muội và cho anh ta tất cả những sự thành tựu. Tự Vô Trước thực chứng tam muội gọi là “Tương tục Thực tại”.
“Con mong muốn gì bây giờ?” Di Lặc hỏi Vô Trước.
“Phục hưng giáo nghĩa Đại Thừa”, Vô Trước trả lời.
“Ô, thế thì, hãy nắm lấy vạt áo của ta.” Vô Trước làm như thế và thầy trò cùng lên đến Tịnh Độ Đâu Suất nơi mà họ đã ở lại trong năm mươi năm. Ở đây, Vô Trước quán triệt thành thạo giáo huấn Đại Thừa và tiếp nhận Năm Bộ Luận nổi tiếng của Di Lặc, mỗi bộ mở ra một cánh cửa khác nhau của tam muội.
Để dâng hiến cho sự hiện thực những giáo huấn này, Vô Trước đã trở lại trái đất và xây dựng một ngôi chùa nhỏ trong rừng. Đầu tiên chỉ một vài học nhân đến học hỏi giáo huấn từ ngài, nhưng dần dần danh tiếng giáo thuyết của ngài lan rộng và trường phái Du Già được thành lập. Ngài đã trở thành Viện trưởng của Na Lan Đà và sống khỏe mạnh đến hơn 100 tuổi, nhưng trông ngài luôn luôn trẻ trung, không có tóc bạc và da nhăn.
~ Trích "Cuộc Đời Của Bồ Tát Vô Trước"