Kính gửi quý bạn đọc,
BBT LHQ xin gửi tới các bạn bài “
Hướng Dẫn Thực Hành” - phần 1. Đây là những câu trả lời hướng dẫn hành trì tu tập cho các đệ tử do Ngài Hungkar Dorje Rinpoche ban tại Dawu, Golok, Tây Tạng tháng 8. 2019 vừa qua.
Xin tùy hỉ công đức các đạo hữu đã ghi âm, ghi hình, chép bài giảng từ MP3, đánh máy, dịch thuật v. v. để bài giảng tới tay tất cả những ai hữu duyên.
Sarva Mangalam!
BBT LHQ
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNHi
Bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche
3.8.2019, Dawu, Golok
Chép Anh dịch Việt
(Vấn đáp - phần 1) “Khi chúng ta quy y [cả] Tam Bảo bên ngoài,
Phật cấp nội và Phật cấp mật thì không còn gì bị bỏ sót nữa.” Từ góc độ rất khái quát
ii, khi chúng ta nói “Quy y” thì [câu hỏi là] “Quy y vị nào (which)?” Chúng ta quy y Tam Bảo. Trong trường hợp đó [nói] như vậy là đủ và đây là cách nói rất khái quát. Còn nếu chúng ta nói theo cách chuyên biệt thì sao? Khi nói “Chúng con quy y Phật” thì [câu hỏi là] vị Phật nào (which Buddha)? Phật Thích Ca Mâu Ni chăng? Nói một cách khái quát thì chúng ta quy y tất cả chư Phật. Nhưng khi nói một cách chuyên biệt thì chúng ta nói: “Con quy y Guru Rinpoche, Phật Trường Thọ, Phật A Di Đà …” và chúng ta có những pháp tu chuyên biệt [của Bổn tôn]. Nhưng [khi đó] ta cũng vẫn quy y tất cả chư Phật, bởi vì vị Bổn tôn đó đại diện cho tất cả chư Phật. Đó là một cách tiếp cận, cách hiểu khi chúng ta nói về quy y Phật, quy y Tam Bảo.
Lại nữa, không chỉ có “Tam Bảo” mà ta còn có những đối tượng quy y khác, ví dụ như Tam Căn. Có Guru, Yidam, và Dakini. Chúng ta bao gồm tất cả [chư vị] trong một chữ “Phật”, mặc dù chúng ta có thể nói [tách biệt]: “Con quy y Guru,” “Con quy y Yidam,” hay “Con quy y Dakini.” Và chữ “Phật” [cần hiểu] không chỉ có nghĩa là “Phật Thích Ca” mà còn có rất nhiều vị Phật khác. Chẳng hạn, Guru Rinpoche cũng là một vị Phật.
Về hình tướng bên ngoài Guru Rinpoche khác với Phật Thích Ca Mâu Ni và chúng ta gọi Guru Rinpoche là “Guru”. Nhưng chúng ta thường không gọi đức Phật Thích Ca là “Guru”. Chúng ta gọi Phật Thích Ca là “Phật”. Tuy nhiên, với Guru Rinpoche thì chúng ta gọi [Ngài] là “Guru”.
Đó là cách các bạn gọi Guru của mình
iii, bởi vì giáo lý [Mật thừa] yêu cầu chúng ta phải thấy Guru của mình là một vị Phật. Như vậy Guru của các bạn khác với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta coi Guru là một vị Phật và nói rằng: “Con quy y Guru.” Điều đó là đúng, bởi vì bằng cách đó chúng ta chỉ rõ tính đặc thù của việc quy y đức Bổn Sư.
Ngoài ra còn có các hình tướng khác của Phật. Đó là hình tướng phẫn nộ như Vajrakilaya. Chúng ta không gọi Ngài là “Phật” vì Ngài là Yidam. Tất nhiên Ngài là Phật nhưng chúng ta gọi Ngài là “Yidam”, đúng không? Rồi còn có hình tướng Dakini. Chúng ta gọi các Ngài là “Dakini” chứ không gọi “Phật”. Những cách gọi như vậy là rất phổ biến. Như thế chúng ta quy y Tam Bảo và Tam Căn.
Đó là những gì căn bản chúng ta cần: Tam Bảo và Tam Căn. Tất cả chư Phật thuộc ba nhóm: Guru, Yidam và Dakini. Khi chúng ta nói “Chúng con quy y Phật” thì đôi khi chúng ta không biết vị Phật nào. Vì vậy chúng ta cần phải biết cụ thể. Khi ta nói: “Con quy y Tam Căn,” hay “Con có kết nối nghiệp đặc biệt với các Bổn tôn này,” thì ta quy y đặc biệt các Bổn tôn đó. [Nên nhớ] khi ta nói “Tam Bảo, Tam Căn” thì đây là các vị Phật bên ngoài, các đối tượng quy y bên ngoài.
Dòng thứ hai
iv: “Nơi bồ đề tâm tánh của mạch, khí, tinh.” Ba thứ này, bản tánh của ba thứ này, ở trong thân và cũng là “Phật”, “Phật cấp nội”. Và [dòng thứ ba]: “Nơi Mạn đà la của thể, tánh, bi.”
v Ba phần này, ba phẩm tánh này của đạo lộ, là Phật cấp mật. Khi chúng ta quy y [cả] Tam Bảo bên ngoài, Phật cấp nội và Phật cấp mật thì không còn gì bị bỏ sót nữa. Còn nếu bạn chỉ nói “Phật Thích Ca”, “Phật A Di Đà” thì bạn không nghĩ tới cấp nội và cấp mật, chân tánh của các pháp. [Nói] như thế là không đầy đủ. [Nói như thế] là không bao gồm tất cả chư Phật. Vì vậy, cả bốn dòng kệ này
vi bao gồm tất cả những gì là các đối tượng mà chúng ta cần phải quy y.
Câu hỏi: Khi chúng con tu pháp Guru Yoga thì phải quán tưởng Đức Liên Hoa Sanh, minh chú Đạo Sư và quán bản thân mình như thế nào? Guru Rinpoche ở trên đỉnh đầu của bạn hoặc trước mặt của bạn. Nhưng với Thầy, khi Thầy nhận bốn quán đảnh từ Guru Rinpoche thì sẽ dễ hơn nếu quán tưởng mình nhận bốn quán đảnh trực tiếp, [trực diện] từ Guru Rinpoche. Vì vậy Thầy thường quán tưởng Guru Rinpoche trong không gian, trước mặt Thầy, đối diện với Thầy. Khi bạn quán tưởng đức Liên Hoa Sanh trên đỉnh đầu bạn, [mặt quay cùng một hướng], thì có thể đường thẳng sẽ biến thành đường cong (cười). Điều đó cũng được thôi nhưng trực diện thì dễ quán tưởng hơn.
Có nhiều nghi quỹ và pháp quán tưởng Bổn tôn có đề cập tới vòng minh chú. Nhưng nếu các bạn đã hiểu rồi thì không cần phải nhắc tới nó một cách chuyên biệt. Thầy nghĩ rằng các bạn không cần phải quán tưởng nó. Cũng như vậy, khi bạn có thời gian nghĩ tưởng tới Guru Rinpoche, bạn không cần phải chú ý tới từng từ, từng chữ cái mà chỉ cần nghĩ tưởng tới Ngài càng sáng rõ càng tốt.
““Guru Yoga” chính là “công phu thiền định về Guru”.” Câu hỏi: Xin Thầy dạy cho chúng con làm sao để thiền định? Thực hành Guru Yoga cũng là thiền. Khi thiền định về Guru Rinpoche, tâm của bạn tập trung vào quán tưởng. Sự tập trung đó là thiền định. Thiền định là tâm ổn định và tập trung vào một đối tượng. Khi chúng ta quán tưởng Guru Rinpoche thì chúng ta tập trung vào việc quán tưởng hình tướng của Ngài, màu sắc, các món trang sức của Ngài. Vào lúc đó, phải tập trung nghĩ về Guru Rinpoche và không có những ý nghĩ tán tâm khác. Như vậy, về căn bản thiền định là tập trung vào một đối tượng nào đó. Bạn có thể đặt một cái gì đó lên bàn như thế này (đặt một vật lên bàn) và tập trung vào đối tượng. Tâm bạn không được phóng dật mà phải tập trung vào đối tượng. Và hãy cố gắng hiểu bất cứ phiền não, phóng tâm nào đang khởi lên trong tâm. Hãy hiểu và không để bị tán tâm.
Đồng thời, khi bạn tu pháp Guru Rinpoche thì chữ “Yoga” trong “Guru Yoga” cũng có nghĩa là “công phu”, “hành trì” hoặc là “thiền”. Như vậy, “Guru Yoga” chính là “công phu thiền định về Guru”. Đây là thiền định cao cấp, là pháp công phu đặc biệt nhất, hiệu quả nhất. Tập trung vào hình tướng của Guru đem lại nhiều phẩm chất, nhiều lực gia trì và nhiều sức mạnh hơn tập trung vào những đối tượng thế tục.
Khi bạn thiền định về Guru, hãy cố gắng nhìn thấy thân tướng
vii của Ngài càng rõ càng tốt. Đừng nghĩ về những thứ khác. Khi một ý nghĩ khởi lên thì cần phải tỉnh giác. Đừng chạy theo bất cứ một đối tượng cụ thể nào nhưng cũng không chối bỏ nó mà chỉ đơn giản là để nó ở đó và không làm suy giảm sức mạnh của thiền định về Guru, sức mạnh của quán tưởng. Đó là cách công phu thiền định hoàn hảo.
“Nếu bạn cứ nhất mực tin rằng đức A Di Đà ở đó, và tôi thực sự tồn tại
thì bạn sẽ không bao giờ tới được ngôi nhà của đức A Di Đà.” Câu hỏi: Xin Thầy chỉ khi tu Phowa phải quán tưởng mình trong thân tướng Kim Cang Du Già Thánh Nữ. Ngài thì đứng mà mình thì ngồi và phải quán tưởng kinh mạch trung tâm. Vậy làm sao có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài trong khi mà Ngài đang đứng mà mình đang ngồi? Khi bạn quán tưởng bạn là Kim Cang Du Già Thánh Nữ thì bạn là Kim Cang Du Già Thánh Nữ và không còn [cái gọi là] “bạn” (you) thứ hai nữa. Suy nghĩ nhị nguyên là không tốt. Bạn phải nghĩ bạn là Kim Cang Du Già Thánh Nữ và chủng tự Hri chính là thần thức của bạn. Cần phải tin rằng: “Con là Kim Cang Du Già Thánh Nữ và thần thức của con là chủng tự Hri này.” Bạn không được nghĩ rằng: “Con ngồi đây, trong con là Kim Cang Du Già Thánh Nữ và bên trong Kim Cang Du Già Thánh Nữ là chủng tử Hri, còn thần thức của con thì ở khắp nơi,” (cười). Đó không phải là cách thiền định đúng. Một khi bạn chuyển thần thức của bạn trong hình tướng chủng tự Hri vào tim đức A Di Đà, tâm đức A Di Đà, thì bạn tan hòa vào tim đức A Di Đà, và bạn không còn ngồi ở đây nữa. Khi đó thân tướng của đức Kim Cang Du Già Thánh Nữ ngoại cũng tan hòa vào tim đức A Di Đà và không còn thân tướng nào sót lại. Không còn thần thức nào sót lại. Không còn gì sót lại. Tất cả đều tan vào trí tuệ đức A Di Đà.
Vô ngã chính là tri kiến Phật độc nhất vô nhị. Chúng ta phải hiểu điều đó. Nhưng chúng ta vẫn thấy: “Kia là tôi. Kia là thân tôi. Kia là tâm tôi.” Chúng ta luôn thấy như vậy. Tại sao chúng ta lại thấy như vậy? Đó không phải là trí tuệ. Đó không phải do cái ngã thực sự tồn tại mà chỉ do vô minh của chúng ta tạo ra tất cả. Đó là huyễn ảo; nó không phải là chân thực. Chúng ta phải hiểu điều đó. Chỉ khi chúng ta hiểu thì mới có thể hòa tan mình vào đức A Di Đà. Nếu bạn cứ nhất mực tin rằng đức A Di Đà ở đó, và tôi thực sự tồn tại thì bạn sẽ không bao giờ tới được ngôi nhà của đức A Di Đà, cõi tịnh độ của đức A Di Đà.
Hết bài giảng 3.8.2019 - phần 1 Việt dịch từ bản chép lời giảng tiếng Anh: Lotasawa (Hiếu Thiện).Chép bài giảng từ mp3: Chying Drolma (Giáng Hương) và Menlha Kyid (Kiều Oanh). Chỉnh sửa và hiệu đính bản chép tay: BBT LHQ.___________
i Rinpoche trả lời câu hỏi hành trì tu tập của các đạo hữu tại Dawu, Golok. Tiêu đề là do người dịch đặt để tiện cho người đọc.ii Không có câu hỏi trước phần này trong băng ghi âm. Rinpoche đang giải thích về quy y.iii Rinpoche nhấn mạnh ý nghĩa của việc chúng ta gọi Thượng Sư của mình là “Guru”, và cũng gọi Guru Rinpoche, một vị Phật, là “Guru”. Trong truyền thống Cổ Mật thì Kim Cương Thượng Sư chính là Guru Rinpoche, ngài chính là Phật. (LND)iv Xem lời nguyện quy y trong nghi quỹ Ngondro Longchen Nyingthik tiểu bản.v Xem lời nguyện quy y trong nghi quỹ Ngondro Longchen Nyingthik tiểu bản.vi Xem lời nguyện quy y trong nghi quỹ Ngondro Longchen Nyingthik tiểu bản.vii Bao gồm cả các món trang nghiêm thân tướng.
INSTRUCTIONS FOR DHARMA PRACTICEviii
Hungkar Dorje Rinpoche
03.08.2019, Dawu, Golok
(Question&Answers – part 1) In a very general way when we say “Take refuge” then [the question is] “Take refuge in which?” We take refuge in the Three Jewels. In that case it is about enough and this is a very general way of saying. But if you say specifically? When we say we take refuge in Buddha, then [the question is] which Buddha? Buddha Shakyamuni? Generally speaking we take refuge in all Buddhas. But specifically, when you say “I take refuge in Guru Rinpoche, or Amitayus, or Amitabha” we have some specific practices [of those Deities]. In that case, we still take refuge in all Buddhas, but specifically take refuge in that specific deity, [because] the Deity we are taking refuge in represents all Buddha. That’s one way of understanding when we say about taking refuge in the Buddha or Three Jewels.
Then, there is not only Three Jewels, but there are more, for example “Three Roots”. There’s Guru, there’s Yidam, there’s Dakini. So what to do is we can include all of them in “Buddha”. But you can say more specifically: “I take refuge in Guru, I take refuge in Yidam, I take refuge in Dakini.” And “Buddha” does not mean only “Buddha Shakyamuni”, but there are many Buddhas. Guru Rinpoche, for example, is also a Buddha. By the external look He is different from Buddha Shakyamuni and we call him Guru. [But] we don’t [often] call Buddha Shakyamuni “Guru”. We call him “Buddha”. But as for Guru Rinpoche, we call him Guru. So that is the way you call your own Guru, because the teachings request us to see our Guru as Buddha. So your Guru is different from Buddha Shakyamuni. So we still count our Guru as Buddha, so we say: “I take refuge in Guru.” It is correct because in that way we mention specifically taking refuge in Guru.
And then there’s another Buddha form. This is the wrathful form of Buddha like Varjakilaya. We don’t call Him “Buddha” because He’s Yidam. Of course, He’s Buddha but we call Him “Yidam”, right? And then, there’s Dakini form. We call them “Dakinis”, we don’t call them “Buddhas”. That’s very common way. Therefore, we take refuge in the Three Jewels and Three Roots.
That’s basically we need: the Three Jewels and Three Roots. All Buddhas can be in three categories: Guru, Yidam and Dakini. And when we say “We take refuge in Buddhas,” sometimes we don’t know which Buddhas. Therefore, we need to have some specific understandings. When you say: “I take refuge in Three Roots,” or “I have special karmic connections with specific Deities,” so you take refuge in those Deities specifically. Then, when we say “Three Jewels and Three Roots” [these are] the external Buddhas, external objects that we take refuge in.
And then the second line
ix says “In the bodhicitta, the nature of the channels, airs, and quintessence.” These three things, the nature of these things, is in the body, and they are also “Buddha”. They are called “inner Buddha”. And then “and in the mandala of essence, characteristic, and compassion”
x - these three parts, three qualities of the path [are] the secret Buddha. So when we take refuge in external Three Jewels, inner Buddha and secret Buddha, that means nothing is left behind. If you say only “Buddha”, “Buddha Shakyamuni”, “Buddha Amitabha” then you don’t think about the inner, the essence or nature of things inside. And this is still not enough. That does not include every Buddhas. Therefore, these four lines include everything, every objects that are supposed to be objects of refuge.
Question: When we practice Guru Yoga how do we visualize Guru Rinpoche, and mantra, and ouselves? Guru Rinpoche is on top of your crown or in front of you. But for me, when I receive four empowerments from Guru Rinpoche, it’s easier for me to think, to receive four empowerments directly from Guru Rinpoche. Therefore, I usually visualize Guru Rinpoche in the space, in front of me, facing me. When you visualize Guru Rinpoche on the crown, top of your head, and in the same direction and then sometimes the line makes circle (laughing). It’s also ok, but directing is easier to think. Then many sadhanas, many visualizations of Yidam always mention the mantra circling. If you have understanding, you don’t need specifically mentioning it. So I think you don’t have to visualize that. Also, when you have time to think of Guru Rinpoche, you don’t have to pay attention to words, letters, but just think of Guru Rinpoche as clear as possible.
Question: Can You show us how to do meditation? Meditation? Practicing Guru Yoga is also meditation. [During] meditation on Guru Rinpoche your mind is focused on visualization. That focus is meditation. Meditation is stable mind and focus on the same thing. When we visualize Guru Rinpoche, of course we focus on visualization: form of Guru Rinpoche, the color of Guru Rinpoche, style of Guru Rinpoche. And that time, only think of Guru Rinpoche, no other thoughts. So, basically meditation is focus on something. You can put something on the table like this, and focus on the object. Your mind should not move, just focus on object. And try to understand any emotions and thoughts coming; understand and do not get distracted.
At the same time, when you meditate on Guru Rinpoche, or Guru Yoga, “yoga” also means “practice” or “meditation”. So “Guru Yoga” is meditation on Guru. It’s high meditation. It’s the most specific meditation and also effective meditation. Focusing on the form of Guru has much more quality, much more blessing and much more power than focusing on regular objects. When you meditate on Guru, try to see the form of Guru, style of Guru as clear as possible. Do not think of other things. When a thought arises, one must be aware. Do not follow specifically any object, do not specifically reject, [either], but leave it there and do not lose the strength of focus on the Guru, on visualization. That’s the perfect way of meditation.
Question: In Phowa practice I have to visualize myself in the form of Vajrayogini. She is standing and I am sitting, and I have to visualize the central channel. How can I perceive Her presence when She is standing and I am sitting? When you visualizes yourself as Varjayogini, you are Varjayogini and there’s no second “you”. Dualistic thought is not good. You should think you are Varjayogini and that syllable SHRI is your consciousness. We have to understand that way. We have to believe: “I am Varjayogini and my consciousness is this syllable SHRI.” You should not think: “I am here, inside me Varjayogini, and inside Vajrayogini there is syllable SHRI, but my consciousness is everywhere,” (laughing). That’s not correct way of meditating. Once you transfer your consciousness as syllable SHRI into Amitabha’s heart, Amitabha’s mind, then you dissolve into Amitabha’s heart, you are not here anymore. And then the form, the body of external Varjayogini also dissolves into Amitabha’s heart; then there’s nobody left. There’s no consciousness left. Nothing’s left. Everything dissolves into Amitabha’s wisdom.
Buddhist unique view is “no ego”, “no self”. We have to understand that. But we see: “There’s myself. There’s my body. There’s my mind.” We see it this way. Why do we see it this way? It’s not wisdom. It’s not because it, [the ego], exists there, it is because our ignorance creates everything. It’s illusory; it’s not true. We have to understand that. Only [when we] understand then there’s a way to merge oneself to Amitabha. If you strongly believe Amitabha is over there, me is even truly exist, you’ll never be able to reach Amitabha’s house, Amitabha’s pure land.
The only thing we have to understand is nothing actually exists; because when you examine how phenomena exist then [we see] nothing really exists. When you try to find your mind, how it exists, you’ll never find your mind. It doesn’t exist; still you think: “Oh, that’s my mind. This is you, this is me.” Why it is like that? It’s called illusion. It’s called “dualistic thoughts”. This is wrong, this is mistaken thinking. If we think the way we think is correct, we don’t need to learn anything. It’s wrong view, therefore we need to fix the view: the way we see, the way we think. The way we perceive it’s wrong, therefore we need to fix, we need to understand the reality.
So when you visualize yourself, you totally become Varjayogini. You don’t need to think the second of me is here, on top of that Varjayogini, seating on top of me or something like that. It’s not a good way of thinking. It’s also called attachment, grasping. It’s wrong view. Therefore, we need to think: “I am, I am the Deity, I am the Varjakilaya.” When you are visualizing, you should think that way and believe that way. Then slowly, slowly, you eventually will become a Buddha. But [if] you always think: “I. me. I am ordinary person. I am Vietnamese. I am American”, you’ll never become a Buddha.” There’s no American Buddha, sure? (laughing). No Buddha is a citizen of Vietnam. No?
The end of the talk on 03.08.2019 ___________
viii The title is created by the translator of this script for the convenience of the reader.ix See “Opening The Door to Naturally Present Inner Clarity”, taking refuge part.x See “Opening The Door to Naturally Present Inner Clarity”, taking refuge part.