HỒNG ĐỘ MẪU BAN CHO CHÚNG SINH SỨC MẠNH VƯỢT THOÁT SỢ HÃIi
Hungkar Dorje Rinpoche
Tháng 10, 2013, chùa Từ Quang
Chép Anh dịch Việt “Tara là đấng bảo hộ, cứu chúng sinh thoát tai ương.” Chương trình hôm nay là quán đảnh Hồng Quan Âm (Tara Đỏ). Chúng ta tin rằng Tara Đỏ rất nổi tiếng và nhiều người biết. Nhiều người tu pháp Tara vì vậy Thầy nghĩ Ngài quen thuộc với chúng ta. Tara là Bổn tôn cứu con người thoát khỏi tai ương, chướng nạn, sợ hãi. Đó là ý nghĩa của hồng danh “Tara”.
Về Bổn tôn Tara, đức Phật có kể chuyện về Tara và cầu nguyện đức Tara; trong giáo lí, trong kinh Phật có dạy về Tara. Tóm lại, Tara là Bổn tôn chính yếu được cả Kinh Thừa và Mật Thừa công nhận. Tara là một Phật mẫu mà tất cả đều công nhận. Ai cũng tin rằng Tara là đấng bảo hộ, cứu chúng sinh thoát tai ương. Mọi người đều tin, hiểu một cách tự nhiên trong tâm. Đó là phẩm tánh của đức Tara.
Có 4 cấp độ Tantra (Mật điển). Tara là Bổn tôn thuộc cấp độ Tác Tantra (Action Tantra); có nghĩa là Tara là Bổn tôn thích thanh tịnh, sách sẽ và không thích ăn thịt. Tara là Bổn tôn chay tịnh. Như vậy phẩm tánh của Tara là thanh tịnh, sạch sẽ. Điều này trong Tác Tantra có mô tả rất đầy đủ.
“Hồng Tara đặc biệt che chở cho chúng sinh thoát sự yếu đuối. Ngài tiêu diệt sự yếu đuối trong con người và đem lại cho họ sức mạnh.
Nếu ai đó tu pháp Hồng Tara thì Ngài sẽ giúp họ cơ hội hưng thịnh.” Có một câu chuyện về đức Quán Thế Âm ba lần vét sạch luân hồi. Ngài nghĩ luân hồi đã được vét sạch, nhưng khi nhìn vào cõi luân hồi lần nữa thì Ngài thấy nó vẫn như cũ. Rất buồn, Ngài đã làm rơi hai giọt lệ. Hai giọt lệ biến thành hai vị Tara: Tara Trắng và Tara Xanh. Tara thuộc Liên Hoa Bộ và là hóa thân của A Di Đà, cùng một bộ Phật với A Di Đà, Guru Rinpoche và Quán Thế Âm. Trong kinh A Di Đà có nói đức A Di Đà phóng chiếu hàng triệu Quán Thế Âm từ tay phải và hàng triệu Tara từ tay trái. Ngài cũng phóng chiếu hàng triệu Guru Rinpoche từ tâm Ngài, từ trí tuệ của Ngài.
Như đã nói ở phần trước, phẩm hạnh của Tara là che chở cho chúng sinh thoát sợ hãi, 16 loại sợ hãi, hiểm nạn. Và Hồng Tara đặc biệt che chở cho chúng sinh thoát sự yếu đuối. Ngài tiêu diệt sự yếu đuối trong con người và đem lại cho họ sức mạnh. Nếu ai đó tu pháp Hồng Tara thì Ngài sẽ giúp họ cơ hội hưng thịnh. Như vậy là Ngài có hai phẩm hạnh: sức mạnh và thịnh vượng.
“Chúng ta cần hiểu đúng khi ta nói về sức mạnh của một vị bổn tôn. Là phàm phu chúng ta không có sức mạnh; chúng ta không có sức mạnh để được tự do.
Chúng ta chịu sự chi phối của nghiệp lực cho nên ta yếu đuối, bất lực.” Người ta thường hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thầy nghĩ, chúng ta cần hiểu đúng khi ta nói về sức mạnh của một vị bổn tôn. Là phàm phu chúng ta không có sức mạnh; chúng ta không có sức mạnh để được tự do. Chúng ta chịu sự chi phối của nghiệp lực cho nên ta yếu đuối, bất lực. Chúng ta muốn hạnh phúc. Chúng ta muốn được tự do thoát khỏi [ràng buộc của] nhiều thứ, nhưng chúng ta cứ bị kẹt. Chúng ta bị dính mắc vào rất nhiều thứ và vì thế mà không có tự do. Vì thế mà bất lực. Tu pháp Hồng Tara, Kurukulle, hay các bổn tôn khác của sức mạnh có nghĩa là chúng ta muốn phát triển sức mạnh tự nhiên đó. Nó giúp ta dẹp trừ tất cả các che chướng và bám chấp. Đó là thứ sức mạnh được đề cập ở đây.
“Có loại quán đảnh rất-nghi-thức, loại quán đảnh ít-nghi-thức và loại không-nghi-thức.
Tóm lại, có ba loại, ba cấp độ, ba cách thực hiện quán đảnh.” Hôm nay Thầy dùng một nghi quĩ ngắn thuộc phục điển của Do Khyentse Yeshe Dorje. Ngài là một trong những hóa thân của Jigme Lingpa, một vị Đạo sư đạt chứng ngộ cao, một Đại thành tựu giả của Tây Tạng. Ngài đã khai mở nhiều phục điển và truyền trao nhiều giáo lí thậm thâm, có sức gia trì lớn. Và Thầy sẽ dùng một trong những nghi quĩ ngắn của Ngài về Hồng Tara.
[Nói về] quán đảnh thì có một số loại khác nhau. Có loại quán đảnh rất-nghi-thức, loại quán đảnh ít-nghi-thức và loại không-nghi-thức. Tóm lại, có ba loại, ba cấp độ, ba cách thực hiện quán đảnh. Loại quán đảnh rất-nghi-thức ví dụ như Kalachakra – nó rất nghi thức. Có những quán đảnh, những bổn tôn như vậy. Quán đảnh hôm nay thuộc loại ít-nghi-thức, bởi vì Thầy không chuẩn bị gì nhiều. Tuy nhiên chúng ta có đủ để tiến hành [nghi lễ] hôm nay. Tóm lại, Thầy sẽ ban một quán đảnh Hồng Tara rất ngắn gọn, ít-nghi-thức.
“Quán đảnh “ít-nghi-thức” có nghĩa là tuy vẫn còn cần dùng chất liệu vật chất nhưng không nhiều.
Còn quán đảnh không-nghi-thức là tâm truyền tâm – đó là một cách truyền quán đảnh rất không-nghi-thức.” Khi nói “nghi thức” có nghĩa là có dùng nhiều chất liệu khác nhau như mạn đà la bằng vật chất, bánh torma, và nhiều vật liệu, vật dụng khác nữa. Đó là phương thức tiến hành một quán đảnh rất-nghi-thức. Còn quán đảnh “ít-nghi-thức” có nghĩa là tuy vẫn còn cần dùng chất liệu vật chất nhưng không nhiều. Còn quán đảnh không-nghi-thức là tâm truyền tâm – đó là một cách truyền quán đảnh rất không-nghi-thức.
“Không thực sự [được] chuẩn bị, không hiểu những yêu cầu cần thiết mà cứ tới và thọ quán đảnh thì đó là việc không hay.” Người ta thông thường rất thích nhận quán đảnh. Theo Thầy, điều này chấp nhận được ở một khía cạnh nào đó, nhưng nó không tốt ở nhiều khía cạnh [khác]. Không thực sự [được] chuẩn bị, không hiểu những yêu cầu cần thiết mà cứ tới và thọ quán đảnh thì đó là việc không hay. Đó không phải là cách đúng đắn để thọ nhận quán đảnh. Vậy nên, để thọ quán đảnh ta phải là một người tốt, một hành giả tốt. Đó là cách tốt nhất. Và người thọ quán đảnh phải biết vị thầy ban quán đảnh. Đó là một điều quan trọng. Đó là cách thiết lập kết nối Pháp. Thọ nhận quán đảnh từ ai đó có nghĩa là nhận vị thầy đó làm Đạo sư của mình. Rất cần phải biết điều này.
“Có bốn cấp độ quán đảnh: thân, khẩu, trí tuệ và hạnh (hoạt động) của Hồng Tara.” Bây giờ là phần quán đảnh. [Quy y]: trước hết chúng ta sẽ quy y Mạn đà la Hồng Tara. Các bạn sẽ nói: “Thưa đức Tara, Ngài là hiện thân công hạnh của tất cả chư Phật, Ngài là đức Như Lai có sức mạnh cứu giúp tất cả chúng sinh khỏi khổ nạn của cõi luân hồi, của ba cõi ác. Con xin quy y Ngài từ sâu thẳm trong tim.” Hãy lặp lại theo Thầy. (Tụng)
[Phát bồ đề tâm]: phần hai là phát bồ đề tâm trước Mạn đà la Hồng Tara bằng cách tụng: “Đức Tara, xin hãy ban gia trì để con phát khởi, trưởng dưỡng bồ đề tâm.” Đó là ước nguyện và cũng là cứu cánh của chúng ta: “Tất cả hữu tình chúng sinh sẽ đạt được các phẩm tánh của Tara, đạt giác ngộ và trở thành bất khả phân với Tara. Vì ước nguyện này con phát bồ đề tâm.” [Tụng]
Khi nhận quán đảnh bao giờ cũng có phần quy y và phát bồ đề tâm. Khi đó hãy phát bồ đề tâm (lời thệ nguyện bồ tát) trước một Bổn tôn hoặc một mạn đà la [cụ thể] nào đó. Ví dụ, hôm nay chúng ta nói: “Con sẽ phát khởi bồ đề tâm nhờ thực hành pháp tu Hồng Tara.” Đó chính là ý nghĩa [việc làm] này. Xin hãy tụng theo Thầy. [Tụng]
Có bốn cấp độ quán đảnh: thân, khẩu, trí tuệ và hạnh (hoạt động) của Hồng Tara. Thông thường chúng ta dùng hai bonpa. Bonpa trên bàn là bonpa hạnh (activity) có tác dụng tịnh hóa các bất tịnh về hạnh (hoạt động) của chất liệu. Còn bonpa trên bàn thờ là bonpa chính – nó là mạn đà la của bổn tôn. Khi vị đạo sư thực hiện phần chuẩn bị thì những thứ đó đươc bao gồm trong pháp quán tưởng. Vị đạo sư quán tưởng tất cả mạn đà la ở trong bonpa và bonpa chính là mạn đà la – cõi tịnh độ của Tara. Khi vị đạo sư sẵn sàng ban quán đảnh thì mạn đà la tan hòa và biến thành nước cam lồ - nước đó ở trong bonpa. Đó là cách thực hiện quán đảnh.
“Do sự quán tưởng và do động cơ [đúng đắn] của người đó, do nghi lễ quán đảnh được vị đạo sư thực hiện, do gia trì của mạn đà la
mà vị bổn tôn trí tuệ (trí huệ tôn) chuyển hóa thành người thọ quán đỉnh và tan hòa vào người đó.” Trước khi thọ 4 quán đảnh người thọ pháp phải quán tưởng mình là đức Hồng Tara. Do sự quán tưởng và do động cơ [đúng đắn] của người đó, do nghi lễ quán đảnh được vị đạo sư thực hiện, do gia trì của mạn đà la mà vị bổn tôn trí tuệ (trí huệ tôn) chuyển hóa thành người thọ quán đỉnh và tan hòa vào người đó. Đó là phần các bạn phải quán tưởng ngay bây giờ. [Tụng]
Bây giờ là Thân Quán đảnh. [Tụng]
Bây giờ thầy dùng nghi quỹ Hồng Tara tượng trưng cho khẩu của Ngài và ban quán đảnh Khẩu Tara. [Tụng]
Chủng tử TAM là chủng tự tâm của Hồng Tara, tượng trưng cho tâm, cho trí tuệ của Ngài. Dùng chủng tự này ta ban quán đảnh trí tuệ. [Tụng]
Đây là tượng trưng cho các công hạnh của đức Tara (giơ chày, chuông lên cao). Như Thầy đã nói, Tara là hiện thân cho công hạnh của chư Phật Và công hạnh của Tara là cứu con người thoát hiểm nạn. [Tụng]
Đó là quán đảnh ngắn Hồng Tara.
“Một trong những thệ nguyện chính của chúng ta khi thọ quán đảnh là không bao giờ từ bỏ lòng tin vào Kim Cang Thừa.” Thọ quán đảnh có nghĩa là chấp nhận rằng mình sẽ là một Phật tử chân thực, một người tu chân chính. Vậy nên ta phải canh chừng mọi hành động của mình có liên quan tới ác nghiệp. Phải tỉnh giác với mọi việc ta làm và biết cái gì ta không nên làm. Nếu không tỉnh giác về những hành động của mình thì chúng ta rất dễ mắc sai lầm. Vì vậy chúng ta phải luôn tỉnh giác về các hành động của mình. Đây là một việc rất thiết thực, quan trọng, một phương cách tốt che chở ta không phạm lỗi lầm.
Một trong những thệ nguyện chính của chúng ta khi thọ quán đảnh là không bao giờ từ bỏ lòng tin vào Kim Cang Thừa. “Con sẽ không bao giờ từ bỏ lòng tin vào Mật chú Thừa, Mật Thừa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.”
“Kim Cang Thừa được gọi là thừa tối thượng, truyền thống tối thượng. Đó cũng có thể được gọi là thừa cao nhất.
Vì vậy đôi khi chúng ta gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa, tức khía cạnh bí mật, của thừa tối thượng đó.” Kim Cang Thừa được gọi là thừa tối thượng, truyền thống tối thượng. Đó cũng có thể được gọi là thừa cao nhất. Vì vậy đôi khi chúng ta gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa, tức khía cạnh bí mật, của thừa tối thượng đó. Chúng ta nói cho dù hoàn cảnh nào [xảy ra] ta cũng không thay đổi lòng tin vững chắc vào truyền thống này. Đó là một thệ nguyện rất rất quan trọng.
Con sẽ không bao giờ mất lòng tin vào mạn đà la quán đảnh con thọ nhận, vào đạo sư ban quán đảnh cho con. Con sẽ trì tụng minh chú của bổn tôn mà con có kết nối nghiệp đó và con sẽ hành trì pháp tu của mạn đà la đó hàng ngày. Con sẽ kính trọng, sẽ tốt bụng, từ bi với tất cả mọi người trong cùng một truyền thống, và những ai cũng tu Kim Cang Thừa.
“Những gì Thầy vừa nói gọi là “samaya” [giới nguyện]. Chừng nào chúng ta còn hiểu biết của con người, ý thức của con người, chúng ta phải giữ gìn chúng.” Chúng ta phải hiểu rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Tất cả vạn pháp. Tất cả vạn pháp, tất cả chúng sinh đều phụ thuộc lẫn nhau (tương thuộc, tương liên) vì tất cả đều có chung chân tánh đó. Và tất cả mọi người con Phật trên trái đất đều kết nối với nhau bởi họ cùng chung một tôn giáo. Đặc biệt là những người cùng chung một mạn đà la, chung một Guru, chúng ta kết nối rất sâu sắc, rất mạnh mẽ với nhau. “Vì vậy con sẽ kính trọng tất cả hữu tình chúng sinh. Con sẽ không làm hại bất cứ chúng sinh nào, con sẽ giúp đỡ và làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Và đặc biệt con sẽ giữ gìn hòa hợp trong cộng đồng cùng có chung một mạn đà la và một Guru.”
Những gì Thầy vừa nói gọi là “samaya” [giới nguyện]. Chừng nào chúng ta còn hiểu biết của con người, ý thức của con người, chúng ta phải giữ gìn chúng. Bởi vì, ta biết rằng cái chúng ta đang làm không phải do ai đó ra lệnh, ép buộc ta làm, mà “ta muốn làm điều đó”. Vì vậy, chúng ta phải gìn giữ thệ nguyện này như một mệnh lệnh. Chúng ta phải thực hiện thệ nguyện một cách tốt đẹp. Vì lí do này, chúng ta sẽ phát lời thề: “Con sẽ giữ samaya. Con sẽ làm theo lời giáo huấn của Guru cho tới khi nào con còn hiểu biết của con người, còn tỉnh giác của con người.” [Tụng]
Hết bài giảng “Hồng Độ Mẫu Ban Cho Chúng Sinh Sức Mạnh Vượt Thoát Sợ Hãi” tháng 10.2013, Chùa Từ Quang Việt dịch (từ bản chép lời giảng tiếng Anh): Lotsawa (Hiếu Thiện).Bản tiếng Anh do Menlha Kyid (Kiều Oanh) chép từ MP3 tháng 10 năm 2013: https://lienhoaquang.com/thu-vien-anh_Vi%E1%BB%87t-Nam_qdclgl_nghe-MP3_hungkar.html ___________________
i Tựa đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc.
KURUKULLE GIVES SENTIENT BEINGS POWER TO OVERCOME FEARii
Hungkar Dorje Rinpoche
10.2013, Tu Quang Pagoda So, today the program is about Red Tara – The Empowerment of Red Tara. And we believe that Red Tara is very popular. A lot of people practice Tara. So, I think, it is familiar to you. But, Tara means someone who can save people from different dangers, from different fears. That is the meaning of the name of Tara.
The story of Tara. Buddha tell story of Tara and also Buddha pray to Tara, and then, Sutra, in Buddha teaching of Tara. So, Tara is the main figure, main deity that is recognized by everyone in Sutrayana, Tantrayana, and everyone. And, Tara is a female [deity] that everyone accepts. Everyone think Tara is someone who really protects, someone who can save people from danger. So, people have a nature understanding in their mind. So, that is the quality of Tara.
There are 4 levels of Tantra. Tara is a deity that belongs to Action Tantra, which means Tara is a Being who very much likes to be clean, does not like eating meat. Tara is someone being very vegetarian. So, the quality of Tantra is about pure, about clean. That in Action Tantra is described a lot.
And also, there is a story that our Avalokiteshvara emptied 3 times samsara. Then, he thought was able to empty samsara. So, there were no sentient being in it. Yet, he looked at samsara again and he saw the same way. So, he was very sad and he dropped two tears. And the two tears become 2 Taras: The White Tara, and The Green Tara. And also, Tara belongs to the Lotus family. Tara is an emanation of Amitabha, and Tara is same family as Amitabha, Guru Rinpoche, and Avalokiteshvara. In the Amitabha Sutra it is mentioned that Amitabha emanate millions of Avalokiteshvara by his right arm, he also emanate millions of Tara by his left arm, and he also emanate millions of Guru Rinpoche by his mind, wisdom.
As described earlier, the quality of Tara means to save all sentient beings from fears, from different 16 kinds of fears, dangers. And this particular Red Tara has power to protect people from being weak. So, She destroys weakness of people, and She brings power into people’s lives. Also, if that people practice Red Tara then Red Tara gives some opportunities to get prosperity. So, there are 2 particular qualities: one is power, and one is prosperity.
People understand differently. I think, we should understand [properly] when we say about power of a Deity. It’s because, as a sentient being, we are powerless; it’s because we do not have power to be actually free. We are under the control of karma, the power of karma, therefore, we are powerless. Of course, we want to be happy. We want to be free from many things, but somehow we are always stuck. Somehow we attached to too many things [due to which] we are not able to be free. Therefore, we are powerless. To practice Red Tara, Kurukulle, or other deities of power, means to really want to build that kind of natural power that destroys all our obscurations, attachment to many things. That is the kind of power described here.
Today I am using a short text from treasures of Do Khyentse Yeshe Dorje, who is one of the reincarnations of Jigme Lingpa, who is a very high accomplished Master, a Mahasiddha in Tibet, and who discovered many treasures, many many blessful powerful teachings. So, I am using one of His short texts on Red Tara.
Initiation or empowerment – there are few ways of doing that. There are so-called ‘Formal’, ‘Informal’, and ‘Very Informal’ [ones]. So, there are types, three levels, three ways of doing empowerment. So, a very formal way of doing empowerment is such as Kalachakra, which is very formal. And there are other deities or other empowerments that can be like that. And today this one is informal, because I really wasn’t prepared too much, but we have enough substances to do this today. So, I am going to do it in a very short, informal way of doing empowerment of Red Tara.
‘Formal’ means to have many substances so-called substantial Mandala, means there is probably sand mandala, and many other tormas, many many other material things. That is called ‘very formal’ way of doing an initiation. And ‘informal’ means there are still substantial things but not as much. Then, a ‘very informal’ – this is a transmission from mind to mind – that is a way of doing very informal empowerment.
People naturally like to receive empowerments a lot. But, I think, it is okay in some way, but it is not okay in many ways. Without having preparation, without understanding the requirements and necessary things, to just go there and receive empowerment is not a very good idea. It is not very appropriate way to receive empowerments. Therefore, to receive empowerments one has to be a good person and a good Dharma practitioner. That is the best thing. And then, someone has been already familiar with the Master who giving the empowerment. That is something important. This is the way of making Dharma connection. Receiving an empowerment from someone means accepting that Master as one’s own Dharma teacher. So, to know that is important.
So, now set the empowerment. [Take refuge]: First of all, we are going to take refuge in the Mandala of Red Tara. So, saying that:” You Tara, You’re the emanation of activities of all Buddhas, You’re Tathagata who has the power to save all sentient beings from danger of being in samsara and lower realms. So, I take refuge in You from the bottom of my heart.” Please repeat after me. [reciting]
[Develop Bodhicitta]: And then second is to develop bodhicitta by the Mandala of Red Tara, saying: “Tara, please give me blessings, so that I am able to develop my bodhicitta”. That’s one thing. And our wish, our goal is that:” All sentient beings will be able to reach the potentials of Tara, that enlightenment, become like Tara. For that reason, I am going to develop Bodhicitta.” [reciting]
Whenever people receive empowerment, there is the part of Taking Refuge, and Develop Bodhicitta. So, at that time develop Bodhicitta or taking Bodhicitta Vow means to develop one’s Bodhicitta through the particular deity or Mandala. For example, today we have said “I am going to develop my Bodhicitta through practicing Red Tara”. This is the meaning here. Repeat again. [reciting].
Now there are 4 empowerments: One is empowerment of the body of Tara, and speech, and wisdom, and activities. Usually we have two bonpa. Bonpa on the table is bonpa of activity which purifies negative activities of the materials. And the one being on the altar is called the main bonpa which is the mandala of the deity. So, when the lama is doing the preparation, then, [all] that is included in the visualization. The lama visualizes the whole mandala being in that bonpa, the bonpa is the mandala – the Pure land of Tara. And when the lama is ready to give the empowerment, then the mandala dissolves and becomes the nectar, water that is inside the bonpa. That is how we give an empowerment.
Before receiving the 4 empowerments, one should think oneself visualized as Red Tara. And because of one’s own visualization and motivation, and the rituals being done by the lama and blessing of the mandala, the wisdom deity is transformed into to you and dissolved into you. That is the part you need to think right now. [reciting]
So now is the Empowerment of Body. [reciting]
Now we are using the Text of Red Tara that symbolizes the speech of Red Tara, and give the Empowerment of Speech. [reciting]
Syllable TAM is heart syllable of Red Tara and that symbolizes the heart, wisdom, the mind of Red Tara. And using this, it gives the Empowerment of Wisdom. [reciting]
(Holding dorje and bell) So, this symbolizes the activities of Tara. Tara, as I have said, is the emanation of all Buddha activities. And the activities of Tara are to save people from danger. [reciting]
So, that is the short empowerment of Red Tara.
Receiving empowerment is accepting that one will be a real Budhist person, a very genuine dharma practitioner. Therefore, we need to be careful with our actions which are related to bad, negative things. We need to be aware of all actions what we do and what we should not do. If we are not aware of our actions, then it is easy for us to make mistakes. Therefore, always have the awareness of one own action. It is very very important and it is a very practical way of protecting oneself from making mistakes.
One of the main commitments when we receive empowerment is never lose the believing in Vajrayana system, Vajrayana tradition. “No matter, under any circumstances, I am not going to lose my belief in the Mantrayana, in Tantrayana.”
The Vajrayana tradition is called supreme yana, supreme tradition. It can be also called the highest yana. Therefore, sometimes we really have difficulty to understand the meaning, the secret part of that highest yana. [Say] that no matter I will have a very unchangeable and stable faith in that tradition. That is very very important committment.
I am not going to lose my faith in the Mandala that I received empowerment, and the Lama who performed empowerment to me. I am going to recite the Mantra of that Deity that I have karmic connection, and I am going to practice related to that Mandala everyday. And I am going to be respectful, very kind, very compassionate to people who are in the same tradition, and who practice Vajrayana.
We need to understand that all sentient beings are in the Buddha Nature. Everything, everyone is related to each other because of that nature thing. And also all of Buddhist people on the earth, because we share the same religion, we are connected to each other, especially people who are in the same Mandala and same Guru. We are related to each other in a deep way, very strong way. “Therefore, I will respect all sentient beings. I will not be harmful to any sentient beings, and I will be helpful and useful to all sentient beings. And especially I will keep the harmony in the community that shares the same Mandala and the same Guru.”
Those things that I have just told are so-called ‘samaya’ [commitment]. We should keep them as long as we have this human knowledge, human consciousness. It’s because we know what we are doing is not ordered by others, no one forcing us to do that, but “I am willing to do that”. Therefore, we should keep this commitment as a requirement. We should do it nicely. For that reason, we are going to say a few words of commitment: “I will keep the samaya. I will listen to the instructions of the Guru until whenever I have this knowledge, human awareness”. [reciting]
End of Hungkar Dorje Rinpoche’s teaching on Kurukulle in October 2019, Tu Quang Pagoda Transcript by Menlha Kyid (Kieu Oanh). MP3 of the teaching: https://lienhoaquang.com/thu-vien-anh_Vi%E1%BB%87t-Nam_qdclgl_nghe-MP3_hungkar.html