Bụi Gai của Tổ Longchenpa
Tổ Longchen Rabjam thiền định nhiều năm ở một nơi gọi là Gang-ri Tokar, Tuyết Sơn Sọ Trắng, nơi Ngài thậm chí không có một hang động thích hợp. Ngài sống trong ba năm dưới một vách đá nhô ra. Tài sản duy nhất của Ngài, xét về giường chiếu và quần áo, là một cái bao tải bằng sợi gai. Ban ngày, Ngài mặc nó, trong khi ban đêm, nó trở thành giường của Ngài. Mảnh bao gai duy nhất này cũng là nệm thiền định của Ngài trong các thời thiền. Ở cửa vào hang, có một bụi gai lớn. Bất cứ khi nào Ngài phải ra ngoài đi vệ sinh, bụi gai lại đâm vào nhiều chỗ trên thân thể Ngài. Khi đi vệ sinh, Ngài nghĩ rằng, “Thật bất tiện khi để bụi gai đâm vào mỗi ngày. Tôi cần nhổ nó đi!” Sau đó, trên đường trở lại, Ngài nghĩ, “Nhưng, có lẽ hôm nay là ngày cuối cùng trong đời. Tại sao tôi phải sử dụng nó để nhổ một bụi gai? Điều đó quá vô nghĩa – tôi cần làm điều gì đó thực sự ý nghĩa, như tu tập trong tri kiến, thiền định và hành động. Nếu đây là ngày cuối cùng, tôi sẽ dùng nó để hành trì. Người ta chẳng bao giờ biết họ còn lại bao nhiêu thời gian trong đời.” Bởi thế, Ngài quên việc nhổ bụi cỏ và quay trở lại tiếp tục hành trì. Điều này tiếp diễn ngày này qua ngày khác, và sau ba năm, Ngài đạt được sự chứng ngộ trọn vẹn. Và Ngài không bao giờ nhổ bụi gai đó đi. Đây là ví dụ về cách thức quán chiếu về vô thường có thể tự hiển bày trong một đạo sư chứng ngộ vĩ đại như Đức Longchenpa.
~ Trích “Bức Tranh Cầu Vồng”, Tulku Urgyen Rinpoche
Pema Jyana chuyển ngữ
Nguồn: Kim Cương Bí Mật Thừa
---English below---
Longchen Rabjam meditated for many years in a place called Gang-ri Tökar, White Skull Snow Mountain, where he even lacked a proper cave. He took shelter for three years under a cliff overhang. His only possession, in terms of bedding and clothing, was a hempcloth sack. During the day he wore this as his garment, while at night it became his bedding. This single scrap of sackcloth also served as his seat during meditation sessions. At the entrance to this rock overhang grew a huge thorn bush. Whenever he had to go out and relieve himself, the thorns pierced his body in numerous places. While he was urinating outside, he would think, “It’s really uncomfortable having to push past this thorn bush every day. I should hack it down!” Then, on his way back in, he would think, “On the other hand, maybe this is the last day of my life. Why should I spend it cutting down a bush? That’s meaningless — I’d rather do something that has real significance, like train myself in the view, meditation and conduct. If this is my last day, I should spend it practicing. One never knows how much time one has left in life.” So, he would forget about cutting down the bush and go back inside to continue his practice session. This went on day after day, and after three years he attained complete realization. And he never cut down the thorn bush. This is an example of how the reflection on impermanence can manifest itself in a great realized master like Longchenpa.