Nhiều bậc Đạo sư thị hiện viên tịch chỉ vì chúng sinh căn duyên chưa đủ để hóa độ
Các bậc Thượng sư và Đạo sư đến với cuộc đời trần lụy này để cố gắng cứu độ chúng sinh bằng vô số phương tiện. Một số Đạo sư nhận thấy rằng, mình không còn duyên để cứu độ chúng sinh nên cuối cùng quyết định rời khỏi cuộc đời này để cứu độ cõi khác. Nhiều Đạo sư đã thị hiện như vậy trong thời mạt pháp này. Có vô số câu chuyện nói về điều này. Có nhiều Đạo sư nghĩ tới việc rời bỏ thế giới này bởi vì không có việc gì để các Ngài làm ở đây, các Ngài quyết định tới nơi khác, hay cõi khác để cứu độ chúng sinh. Có nhiều điều ý vị đã diễn ra trong đời sống của Ngài, thật ra các Ngài chỉ thay đổi thân này, thị hiện viên tịch đến cảnh giới khác để cứu độ chúng sinh. Cũng như chúng ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống như: thất nghiệp, thiếu tiền, không có phương tiện để sinh nhai, Đạo sư cũng gặp một số khó khăn tương tự. Nếu như chúng sinh chưa đủ thiện duyên cứu độ thì các Ngài không còn việc gì để làm. Đại nguyện của các Ngài không thể viên mãn bởi vì tâm nguyện chính của các Ngài là cứu độ chúng sinh. Tôi từng gặp rất nhiều bậc Đạo sư như trên, chỉ vì chúng sinh chưa đủ căn duyên nên các Ngài thị hiện “ra đi”. Tôi thấy rất nhiều Đạo sư đã thị tịch vì lý do này. [...]
Các Đạo sư vĩ đại và các Yogi rất tự tại có thể lựa chọn hoặc là trụ thế dài lâu hay viên tịch. Ví dụ như, Đạo sư của thầy tôi hay có thể gọi là “Bậc tổ tâm linh” của tôi là người rất khỏe mạnh nhưng khi Ngài nghe tin về việc những đệ tử nặng nghiệp của mình đang tranh đấu với nhau, Ngài rất buồn và nói rằng: “Ồ, thời gian đã đủ, đã đến lúc ta phải ra đi”. Ngài yêu cầu vị thị giả đưa pháp y cho Ngài, Ngài đắp lên mình và an tọa trong tư thế thiền định mà thị tịch. Ngài thị tịch chỉ bởi những đệ tử của mình đã phá bể Tam Muội Da Giới với Huynh Đệ Kim Cương. Ngài đã không vui về chuyện này nên Ngài đã chủ động an nhiên thị tịch. Trì giữ Tam Muội Gia giới vô cùng quan trọng. Bạn có thể dễ dàng phá vỡ giới nguyện bởi sự tranh đấu với huynh đệ đồng môn của mình. Trì giữ Samaya cũng là một Najor vĩ đại - một Yoga vĩ đại.
Phẩm hạnh là tiêu chuẩn căn bản của Đạo sư là chứ không phải là diện mạo bề ngoàiCũng rất khó để biết ở đâu và bằng cách nào chúng ta có thể hạnh ngộ Đạo sư. Như tôi đã nói, phẩm hạnh là tiêu chuẩn căn bản của Đạo sư chứ không phải diện mạo bề ngoài. Diện mạo bề ngoài có thể rất tốt đẹp nhưng phẩm hạnh thì chưa hẳn đã hoàn hảo. Phẩm hạnh có thể hoàn hảo nhưng diện mạo chưa chắc đã tốt đẹp. Bởi vậy, rất khó và rất dễ nhầm lẫn trong việc tìm cầu Đạo sư.
Đã có nhiều tự viện lớn ở Tây Tạng với rất đông chư Tăng. Một số các Ngài rất thánh thiện nhưng một số lại không. Chư Tăng cũng có rất nhiều loại, rất khó để minh định. Trong một tự viện nọ, một số chư Tăng “không đúng Pháp” kết hợp thành một nhóm, đã bí mật gặp nhau và làm những việc mà trong tự viện không cho phép. Vị đứng đầu nhóm đã hành xử rất tệ như một tay anh chị mặc dù Ngài là một vị Tăng. Một hôm, Ngài tổ chức một bữa tiệc lớn cho nhóm của mình. Bữa tiệc không phải là Ganachakra (nghi quỹ cúng dường), thay vào đó, họ hút thuốc và uống rượu rất nhiều. Cuối bữa tiệc, vị trưởng nhóm nói rằng: “Ta đã có một khoảng thời gian đẹp đẽ ở đây với các bạn, ta đã giành toàn bộ cuộc đời để làm vui lòng các bạn, và ta rất vui với mỗi ngày sống chung với các bạn. Đây là giây phút cuối cùng cuộc đời ta. Ta tổ chức bữa tiệc này để nói lời tạm biệt. Ta tới đây cốt để giúp đỡ mọi người bằng những nghịch hạnh “không đúng Pháp” chứ không bằng những phương pháp đạo đức, luân lý thông thường. Ta đã cố hết sức để giúp đỡ mọi người một cách trực tiếp hay gián tiếp, ngày hôm nay ta sẽ thị tịch”.
Sau đó, Ngài nói rằng Ngài đã đến từ cõi tịnh độ của Phật Di Lặc. Khi Ngài nói như vậy thì mọi người đã phá lên cười thay vì kính ngưỡng Ngài, bởi vì họ hầu như không tin vào điều này. Họ rất quý Ngài nhưng không tin kính. Sau đó, Ngài vào trong, khoác y Casa và an tọa trong tư thế thiền định. Đây là việc rất bất thường mà trước đây Ngài chưa từng làm, bởi thế mọi người chỉ cười Ngài. Ngài thị tịch mà không đau ốm gì cả. Đây không phải là chuyện xảy ra từ ngàn năm về trước mà rất gần đây, trước cuộc Cách Mạng Tây Tạng.
~ Trích “Guru Yoga”, Gyalwang DrukpaKim Cang Định trích dẫn