GIỚI NGUYỆN CỦA CHÚNG TA VỚI LAMASANG
Hungkar Dorje Rinpoche
15.1.2021Gửi các Pháp hữu,
1. Thầy hi vọng mọi việc đều tốt lành cho tất cả, cho dù Covid -19 đang đe dọa cuộc sống quý báu của con người. Hơn 2 triệu người trên thế giới bị cướp đi sinh mạng và cơn dịch vẫn còn đang hoành hành dữ dội. Nó không chỉ có cướp đi sinh mạng con người, mà còn trở thành vấn nạn lớn cho nền kinh tế thế giới.
2. Chắc các bạn đã nghe, có thể quá nhiều lần, những lời dạy về thân người quý báu khó gặp với những tự do và thuận duyên khó tìm, cũng như những lời dạy về vô thường. Chính căn bệnh này là một giáo huấn không thể bỏ qua tai, cho chúng ta thực sự thấy vô thường.
3. Thân người khó gặp dễ mất. Ngay cả những thứ rất nhỏ bé, như những con virus, cũng có thể cướp đi mạng sống của ta. Vì vậy, chúng ta không nên kiêu căng và ích kỉ, bởi vì không có gì thực sự thuộc về chúng ta mãi, chỉ có tâm này mà thôi. Thế nhưng, từ vô thỉ ta đã du hành với tâm mình mà không rà soát xem: liệu những gì ta nhận từ dòng tâm thức ấy có thực sự mang lại chút giá trị nào hay không.
4. Chúng ta đã buông lung, đã chạy theo cái tâm của mình mà không hề rà soát nó, không hề hiểu bản chất của nó. Vì vậy, chúng ta trở nên ngày càng ngu dốt hơn, tham chấp hơn, rất sân hận, kiêu căng, ghen tị và tham vọng, để rốt cuộc cái ta gặt hái được chỉ là tham vọng và sân hận mà thôi. Thế nhưng, cái ta thực sự nên tầm cầu chính là trí tuệ và an bình, để sống hạnh phúc hơn. Con người, bao gồm chúng ta, luôn cố gắng bằng mọi cách đạt được hạnh phúc. Thậm chí, chúng ta còn bỏ công sức tu hành để có được chút bình an trong tâm, thế nhưng [rốt cuộc] chúng ta đôi khi lại thất bại thảm hại.
5. Thầy thiết tha kêu gọi các bạn hãy cố gắng tìm hiểu rõ hơn về lịch sử của Thầy với Lamasang yêu quý của chúng ta; về sự tận tụy, trung thành với Giáo pháp mà Ngài đã làm thấm đẫm trong Thầy; về những trách nhiệm của Thầy đối với tu viện mà Ngài đã xây dựng và đối với Tăng đoàn mà Ngài đã vun trồng, dạy dỗ (cụ thể là tăng, ni, và yogi - không phải cư sĩ ở đây); về trách nhiệm của chính các bạn với tư cách là [thành viên] tăng đoàn (sangha); và về giới hạnh (samaya) của các bạn với Lamasang và với Thầy.
6. Lamasang có hai ý nguyện và ước mơ chính cho cuộc đời mình: mang lại hòa bình, hạnh phúc cho mọi người bằng việc khai mở những phục điển (terma), và quy tụ lại Tăng đoàn để truyền bá Phật pháp bằng việc xây dựng tu viện. Ngài thành tựu cả hai ước nguyện này nhờ những nỗ lực phi thường, và nhờ vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách. Khi Lamasang có thu nhập cao hơn nhiều, Ngài đã bố thí rất rộng rãi, đã cho đi tất cả mọi thứ ngoại trừ một số pháp khí và tôn tượng. Chính thức, Lamasang đã ban cho Thầy [chỉ] chiếc chuông và damaru, một bảo vật vô giá, do Akong Khenpo ban cho Ngài. Akong Khenpo là một trong những vị thầy của Lamasang. Ngoài hai thứ đó ra Lamasang không cho Thầy bất kỳ thứ nào thực sự là tài sản của Thầy, nhưng Ngài đã truyền cho Thầy rất nhiều thứ để duy trì và gìn giữ cho tu viện, cùng với lịch sử của nó.
7. Lamasang là người thầy chính, là Guru gốc quan trọng nhất đối với Thầy và Tăng đoàn ở đây. Ngài đã để lại nhiều hạt giống tốt lành trong mọi người ở đây, chẳng hạn như khuynh hướng, truyền thống hành động theo đúng chánh Pháp mà Ngài đã truyền dạy. Ngài đã cho những nhận xét, phản hồi giúp mọi người thay đổi. Đặc biệt, những hoạt động từ bi và rộng bố thí của Lamsang đã làm thay đổi Thầy rất nhiều. Ước muốn và ý chỉ của Lamasang là Thầy trở thành vị trì giữ ngai tòa thứ 10, thành vị lãnh đạo tâm linh [tối cao] của tu viện, vì Thầy được công nhận là hóa thân thứ 5 của Do Khyentse Yeshe Dorje, sơ Tổ khai lập tu viện của chúng ta. Đối với Thầy, lựa chọn duy nhất là nỗ lực hết sức để thực hiện ý nguyện của Lamasang, để lãnh đạo Tăng đoàn tốt nhất trong khả năng của mình. Những trách nhiệm mà Lamasang đặt lên vai Thầy tóm gọn lại là: giữ hòa hợp Tăng đoàn và đảm bảo rằng họ đang tu hành đúng đường bằng cách Văn (học tập), Tư (quán chiếu), và Tu (thực hành Pháp chân chính).
8.
Động lực, Sự hiểu biết, Trách nhiệm9. Đối với chúng ta, Lamasang là tất cả. Sắp tới đây là kỷ niệm 11 năm Lamasang nhập Niết-bàn và cũng là năm thứ 11 Thầy lãnh trách nhiệm làm vị Đạo sư chính, nhà tài trợ chính, vị lãnh đạo-giáo dục chính, và trung tâm liên lạc với thế giới bên ngoài cho cả tu viện. Trên thực tế, Thầy không hỗ trợ hay giúp đỡ được gì nhiều cho người mẹ 80 tuổi của Thầy là Amala, cũng như cho các thành viên trong gia đình mở rộng của mình. Nhưng Thầy hết lòng phụng sự tu viện vì nếu Tăng đoàn đi theo con đường đạo của Đức Phật thì những ước nguyện của Lamasang sẽ [thành hiện thực] sống.
10. Đây là khóa Nhập thất Mùa đông thứ 11 kể từ khi thân Lamasang rời bỏ chúng ta. Thầy đang ban Giáo lý Sáu Bardo, và hàng trăm người đang tham dự với tâm tín thành hoan hỉ. Những việc Thầy đã và đang làm, và cách mà Thầy đã và đang làm những việc đó chính là cúng dường của Thầy dâng lên Guru Lamasang tuyệt vời vô song của chúng ta. Thầy xin mời các bạn tham gia cùng Thầy trong lễ dâng cúng này.
11. Số lượng hành giả trong Tăng đoàn đã tăng lên kể từ khi Lamasang viên tịch. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng thêm nhiều trung tâm nhập thất để thực hành Dzogpa Chenpo Đại Viên Mãn. Nhóm người nhập thất ba năm đầu tiên vừa mới ra thất tháng trước, và bây giờ nhóm người mới đã bắt đầu vào thất. Có 26 người tham gia khóa nhập thất Dzogpa Chenpo, 16 người tham gia nhập thất Vajra Kilaya và Vajra Yogini Uy Nộ Đen.
12. Ba cơ sở giáo dục, học viện Pháp tại tăng viện, trung tâm yogi dành cho yogi, trung tâm ni tại ni viện đều hoạt động tốt. Các cơ sở này rất thành công trong việc đào tạo những vị tăng, ni và yogi có giáo dục tốt. Trình độ nghiên cứu, học tập của tu viện đạt mức hàng đầu trong tất cả các tu viện ở Golog, có thể là trong hầu hết các tu viện ở Tây Tạng.
13. Đây là những thành công mà chúng ta thực sự muốn nhìn thấy. Loại thành công này rất quan trọng đối với tu viện vì đây là tu viện Phật giáo. Chính đây là lý do tại sao Lamasang, người thực sự hy vọng cộng đồng này sẽ thành công trên con đường đạo, đã truyền giao trọng trách này cho Thầy.
14. Tất cả những Quả tuyệt vời này không đến từ hư vô hoặc đến từ những Nhân sai trái. Chúng đến từ sự hiểu biết chân chính, trí tuệ sâu sắc, tâm chí tín thành trong sáng, và sự tinh tấn của Đại Tăng Già (Great Sangha) - những người đã thực hành "thiểu dục tri túc" (ít tham và biết đủ).
15. Có vẻ như chữ “tri túc” (biết đủ) không phù hợp với những người như Thầy cũng như những người thường được gọi là “lạt ma cao cấp”, tulku, hay khenpo. Trên thực tế, nó không phù hợp với hầu hết các vị thầy thuộc bất kỳ truyền thống Phật giáo nào. Ai sẽ là tấm gương tốt nhất về một hành giả "tri túc"? Tất nhiên, Yogi vĩ đại người Tây Tạng Milarepa, và còn những vị khác nữa trong quá khứ.
16. Ta, Hungkar Dorje, có thực hành "tri túc" không? Tất nhiên, câu trả lời là "có". Thầy đã cố gắng thực hành đạo hạnh đó và sẽ tiếp tục thực hành nó, mặc dù Thầy có rất nhiều, rất nhiều thứ, ở một cấp độ nào đó, giá trị hơn, lớn hơn và đắt tiền hơn. Ồ, vậy làm thế nào để thực hành "tri túc" trong khi chính mình đang sở hữu rất nhiều, bạn có thể hỏi như vậy. Thầy sẽ giải thích chính xác cách Thầy giải quyết tất cả những vấn đề này, được chứ? Kể từ khi Lamasang ra đi, từ khi Thầy bắt đầu chuyển sang vai trò hành chính và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề tài chính, vật chất và hoạt động của tu viện, với hiểu biết khiêm tốn của mình, Thầy bắt đầu quán chiếu tánh vô thường của vạn pháp.
17. Mọi người thường tặng quà cho Thầy để xin cầu nguyện điều gì đó, làm phowa cho ai đó, hoặc điều gì đó khác. Những cúng dường cho Thầy tụng lời cầu nguyện khác với các cúng dường khác, bởi vì có hai mục đích khác nhau ở đây. Cúng dường cho các dự án Thầy đang thực hiện không thực sự thuộc về Thầy bởi vì chúng dành cho dự án. Những cúng dường được trao cho Thầy để cầu nguyện điều gì đó, cho ai đó, do một mình Thầy thực hiện sẽ thuộc về Thầy, vì Thầy đáp ứng bất cứ điều gì được yêu cầu. Vì vậy, Thầy đảm bảo rằng tất cả các khoản cúng dường, đóng góp đều được sử dụng cho dự án, nhưng Thầy sử dụng những cúng dường mà mọi người dành cho Thầy để cầu nguyện cho bản thân [họ].
18. Thầy không chỉ cho đi những thu nhập từ các cúng dường cho những mục đích đã định của tín thí, mà Thầy còn cho đi hầu hết những thứ thuộc về Thầy, bao gồm cả tăng y, cho Tăng đoàn và cư sĩ đang cần chúng. Thầy cho đi hàng ngàn bộ quần áo, tượng Phật và quà tặng mỗi năm. Theo truyền thống thì những thứ này được bán, nhưng Thầy luôn cho đi.
19. Thầy đã và đang giữ truyền thống chữa bệnh và giúp đỡ người bệnh do bậc hộ chủ, người cha và Guru từ bi - Lamasang của Thầy - xây dựng. Trong suốt cuộc đời của mình, Lamasang nổi tiếng với việc chữa trị bệnh tật, [đặc biệt] các bệnh tâm thần và ban tặng Tạng dược miễn phí. Thầy tiếp tục thiện hạnh này bằng cách làm hàng nghìn phần Tạng dược và tặng cho mọi người. Kể từ khi Lamasang rời khỏi trái đất này, Thầy và chư tăng, ni, yogi đã bào chế 73 loại Tạng dược khác nhau, và phải nói rằng đây là một lượng công việc khổng lồ. Tu viện đã làm 8000 pound thuốc trong năm nay và việc sản xuất không hề rẻ.
20. Thầy cúng dường hai mươi đến ba mươi tấn thực phẩm mỗi năm cho Tăng đoàn và người nghèo. Mỗi năm, phải chi phí từ 5 đến 10 triệu nhân dân tệ để xây dựng những thứ mà tu viện cần, như phòng của chư tăng hoặc các cơ sở khác, và sửa chữa các điện thờ, bảo tháp. Ngoài ra Thầy còn tài trợ cho năm lễ hội cầu nguyện lớn tại tu viện cũng như các khóa Nhập thất Mùa đông, trường dạy nghề Hungkar Dorje với hơn 600 giáo viên, học sinh. Cuối mỗi năm chẳng còn gì nhiều sót lại.
21. Nơi Thầy sống thực ra là một ngôi điện thờ nằm trong khuôn viên tu viện. Ở đó, Thầy đặt nhiều tượng Phật, thangka, và dâng các món cúng dường lên chư Tam Căn. Nếu đây không phải là khuôn viên tu viện thì Thầy đã không đặt nhiều hình ảnh, tôn tượng hay pháp khí như vậy ở đây. [Và nay] mọi thứ của Thầy sẽ được lưu giữ trong tu viện lâu dài mãi về sau. Thực tế, Thầy không phải là người có thu nhập rất cao, so với một số người khác. Bởi vì Thầy là một Rinpoche khiêm tốn, với trí thông minh khiêm tốn đối với cả Pháp Phật và pháp thế gian. Hơn nữa, Thầy không xuất thân giàu có, không thuộc một gia đình mà tiền bạc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi còn rất trẻ, Lamasang thực sự là một hành khất. Sau đó, Ngài trở thành một lạt ma và nhận được các cúng dường, nhưng Ngài đã mất hết tất cả ba lần. Lamasang không bao giờ cho Thầy bất kỳ khoản tiền nào và Thầy bắt đầu từ không có gì cả.
22. Thầy tin rằng Thầy đã có một nghiệp lực đặc biệt nào đó với tu viện và [nghiệp lực] này đã lấy đi tất cả năng lượng, thời gian, sự cân nhắc, và tài bảo của Thầy. Chừng nào Tăng đoàn còn bước đi trên con đường trong sạch thì Thầy tin rằng sự hiện diện của mình trong cuộc đời này còn có ích, còn có ý nghĩa cho cả Thầy và tu viện, cho dù điều đó đòi hỏi [cho đi] tất cả mọi thứ mình có. Thầy đã giảm bớt nhiều hoạt động có thể mang lại thu nhập cho mình, để có nhiều thời gian tĩnh lặng thực hành Pháp. Bởi vì chỉ có thời gian mới có thể cho Thầy cơ hội nâng cao trình độ thực hành Pháp. Tránh tham gia vào quá nhiều hoạt động giúp Thầy có tâm trí sáng suốt để tập trung vào các lời Pháp. Vì vậy, Thầy đã giảm đi rất nhiều việc đi lại đó đây để đọc sách Pháp và công phu thiền định nhiều hơn.
23. Trong quá khứ, Thầy đã đi khắp nơi trên thế giới và ở ngoài tu viện khoảng sáu tháng một năm. Thầy đã đi nhiều như Lamasang, nhưng kể từ khi Ngài nhập niết bàn, Thầy đã ở trong tu viện khoảng mười tháng một năm. Đối với Thầy, đó là sự lựa chọn giữa việc tạo thêm thu nhập, hoặc dành thời gian quý báu của mình cho việc hành trì, vì vậy Thầy đã chọn ít thu nhập và nhiều thời gian hơn cho việc thực hành Pháp. Đây là một cách để Thầy tu hạnh tri túc; nếu không, Thầy có thể trở thành một kho tích trữ khổng lồ.
24. Cố gắng giải phóng mọi thứ mình nhận được chính là cách để Thầy tu hạnh tri túc. Nếu không có gì cả thì Thầy sẽ ít tham đắm vào dục lạc hơn. Phát tâm giảm tham luyến thì dễ, nhưng thực sự cho đi tất cả các đối tượng dục lạc mà mình đang sở hữu mới thực là một phương pháp rất mạnh mẽ để dứt bỏ tham đắm của bạn; bởi khi bạn đang nắm giữ các đối tượng dục lạc thì đó cũng chính là lúc bạn đang dính mắc vào chúng.
25.
Trách nhiệm của Tăng đoàn26. Trách nhiệm mà Lamasang đặt lên vai Thầy là giữ cho Tăng đoàn hòa hợp và đảm bảo rằng Tăng đoàn đang cùng nhau đi đúng hướng, bằng cách nghiên cứu, học hỏi sâu sắc (Văn), nghiêm túc quán chiếu (Tư) và nhất tâm thực hành Pháp chân thực (Tu). Có lẽ, Thầy nổi tiếng là người rất trực tính, hay khiêu khích hoặc phê phán, nhưng Thầy làm những điều phản ánh sự thật, và Thầy nói những gì là lời khyên dạy chân thật tự con tim, với tâm nguyện thiện lành, dành cho những ai biết lắng nghe.
27. Nói chung, mọi người nhận ra một tu viện qua hình tướng bên ngoài và các biểu tượng nổi tiếng như đền thờ hoặc bảo tháp. Ví dụ, ngôi đền Mahabodhi là biểu tượng nổi tiếng cho Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, và Đại Bảo tháp Hòa bình Thế giới là biểu tượng đặc biệt cho tu viện của chúng ta.
28. Cái gì khiến tu viện trở thành tu viện? Các đại diện vật chất của một tu viện chỉ là biểu tượng mà thôi. Một hệ thống hành chính năng động và một môi trường tốt lành để Văn, Tư, Tu (học tập, quán chiếu, công phu thiền định) là cội nguồn, là trái tim của một tu viện đích thực, khiến nơi đây trở thành một tu viện Phật giáo thực sự.
29. Đạo sư yêu quý và bi mẫn nhất của chúng ta, Lamasang, đã xây dựng nhiều biểu tượng thân, khẩu và ý giác ngộ của Phật, dưới hình thức các ngôi điện thờ, bảo tháp và trung tâm tu học. Nhưng đối với Ngài, đây không phải là những thứ khiến tu viện trở thành tu viện đích thực. Chính những lời dạy của Ngài, chính việc thành lập một Tăng đoàn có học thức, chuyên cần Văn, Tư, Tu theo những đạo lộ của dòng Truyền thừa đã được thiết lập mới đúng là những yếu tố then chốt khiến cho tu viện trở thành tu viện thực sự. Đây chính là sứ mệnh Lamasang tái sinh ở đây, tại nơi đặc biệt này.
30. Nếu không có Đại Tăng Đoàn nòng cốt được trang nghiêm bởi Tam học (Giới-Định-Tuệ), tu viện chỉ còn là một địa điểm tham quan du lịch, hoặc có lẽ là một trung tâm kinh doanh thương mại - điều mà chúng ta không ai mong muốn cả.
31. Bản chất những ước nguyện và giáo huấn của Lamasang đối với tất cả các học trò hoặc Tăng đoàn của mình, đặc biệt các vị tăng, ni, yogi tu viện, là mọi người hết sức cố gắng ít tham, tinh tấn thực hành tại tu viện, và hãy cố gắng, càng nhiều càng tốt, không chạy rong ruổi nơi này nơi kia với thân, khẩu, ý tán loạn.
32. Tuy nhiên, nhiều vị tăng, bao gồm một số vị cao niên và một số thị giả của Lamasang, đã trôi dạt xa. Do thiếu kiềm chế bản thân hoặc do những hành vi buông lung đối với pháp thế gian họ đã bị cuốn theo lối sống duy vật chất. Điều này xảy ra trong vòng mười năm khi Lamasang bận đi hoằng Pháp hoặc bị bệnh ốm và sức khỏe không còn sung mãn như trước nữa. Thầy đã mất nhiều năm để giáo dục cho các thành viên trong Tăng đoàn hiểu đâu là hành vi đúng chánh Pháp và đâu là hành vi sai trái. Thầy đã chân thành cố gắng dạy họ bằng cách thay đổi chính bản thân mình để đối nhân xử thế theo cách đúng đắn nhất. Sự hiểu biết của họ giờ đây tiến bộ hơn nhiều so với thời kỳ đó. Thầy nhận trách nhiệm dạy dỗ bằng thân giáo (làm gương) và bằng việc dẫn dắt Tăng đoàn cùng [cộng đồng] cư sĩ tại gia. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bây giờ ai cũng hoàn hảo cả. Vẫn còn một số thành viên Tăng đoàn không thể từ bỏ tâm chấp ngã và cực kì vị kỉ của họ. Họ làm hoen ố phẩm hạnh của tu viện, hủy hoại thanh danh, và làm nản lòng những người tha thiết thực hành Pháp. Thế nhưng vẫn luôn có người ủng hộ, giúp họ buông theo những lối [sống] này, và họ vẫn đạt được những điều họ muốn.
33. Ngài (Lamasang) thường la mắng chúng tôi nếu Ngài thấy một vị tăng bị mắc vào lối sống không đúng đắn như lang thang lòng vòng đây đó hoặc giao du với các khách du lịch. Đó là bởi vì Lamasang hết lòng tận tụy chăm lo cho Giáo Pháp của Phật. Tới mức Ngài sẵn sàng cúng dường thân xác của mình cho Phật, cho Đạo Pháp.
34. Cha Thầy, Lamasang, thường kể cho Thầy và mọi người nghe Ngài đã từng nghèo như thế nào. Có lần Lamasang không có tiền mua thức ăn nên đi khắp nơi để hỏi vay bạn bè và chú bác bên Amala chỉ 12 nhân dân tệ, nhưng không ai cho Ngài vay nổi. Chúng tôi thực sự nghèo, rất nghèo, khi Thầy còn nhỏ. Thực ra, chúng tôi không biết nghèo hay giàu là gì, bởi vì mọi người đều nghèo trong khu vực của chúng tôi. Nếu bây giờ nhìn lại, chúng tôi không có tài sản gì cả, nhưng may mắn là chúng tôi có cái để ăn. Chúng tôi không chỉ nghèo vì không có mọi thứ, mà còn nghèo vì không biết mọi thứ. Ví dụ, không ai biết rằng ngô và đậu là thức ăn cho con người. Họ nghĩ rằng chúng chỉ là thức ăn cho ngựa.
35. Cha Thầy, Lamasang, đã vào tù ba lần, và Ngài đã mất tất cả những gì mình có vì mọi thứ đã bị lấy mất. Khi tâm của con người băng hoại, họ có thể hành xử rất xấu xa, tồi tệ. Những người bắt Lamasang vào tù thật là hèn hạ, thật là khủng khiếp. Khi đến bắt Lamasang lần cuối, họ lấy hết mọi thứ có trong lều. Sau đó họ phá hủy tất cả những thứ khác. Để hại chúng tôi, họ trộn gạo, bột mì, trà và lúa mạch với nhau trong bụi, khiến chúng tôi không thể ăn được nữa. Lamasang yêu quý của chúng tôi được đưa đi đâu đó trên một con ngựa. Không có cách nào để có được thông tin về Lamasang trừ khi Ngài gửi tin nhắn qua người đưa tin cho Amala, như Ngài vẫn làm trước đây. Chúng tôi không có gì để ăn ngoài những miếng thức ăn nhỏ vứt trên đất và trộn với bụi. Nước mắt lưng tròng, Amala cố gắng tách thức ăn trên mặt đất ra khỏi bụi để có thể cho chúng tôi ăn.
36. Lamasang được ra tù năm 1977, và Ngài ngay lập tức cố gắng tập hợp các đệ tử của mình để dạy Pháp. Mặc dù mọi người đều sợ hãi việc tụ họp với nhau do những quy định hà khắc trong thời kỳ nghiệt ngã đó, nhưng Ngài vẫn gọi họ tới. Tất nhiên, không có nhà ở nên Ngài đã dựng một cái lều lớn để mọi người tu tập và cầu nguyện cùng nhau. Đó không chỉ vì không có đủ tiền, mà thậm chí việc kiếm vật liệu dựng lều cũng rất khó khăn.
37. Bản thân chúng tôi mỗi người có một bộ quần áo làm hoàn toàn từ da cừu, chúng tôi đã mặc trong nhiều năm, không có áo sơ mi hay quần dài. Chúng tôi chỉ có những đôi bốt truyền thống vào mùa đông, nhưng chủ yếu mọi người đi chân trần nhiều tháng trong năm. Tất nhiên, chúng tôi không có tất, không có quần dài, không có bàn chải đánh răng, kem đánh răng, hay giày dép thông thường. Chúng tôi chỉ có một vài đôi ủng đơn giản mà Amala tự làm. Thầy nhớ lần đầu tiên Thầy được ăn rau, thứ mà cha Thầy kiếm được khi Ngài đến thăm một người nào đó ở quận lỵ, là khi Thầy đã thành một thiếu niên. Lúc Thầy khoảng mười ba hay mười bốn tuổi, Thầy xin Ngài mua một món đồ chơi rất nhỏ có giá dưới một nhân dân tệ nhưng Ngài không mua [nổi] khiến Thầy khóc không nguôi. Bây giờ Thầy hiểu rằng trong thời gian đó Lamasang, vị hộ chủ của Thầy, có rất ít tiền.
38. Lamasang rất khéo tay và mạnh mẽ. Người dân địa phương tôn kính Ngài, phục vụ Ngài vô cùng tận tụy và cúng dường Ngài nhiều thứ cần thiết để bắt đầu xây dựng tu viện. Nhưng vì cả vùng và mọi người quanh đó đều nghèo nên Ngài vẫn gặp nhiều khó khăn, như vấn đề tài chính, áp lực từ cảnh sát, cạnh tranh của những người khác, thiếu vật liệu xây dựng thích hợp, vật tư không đầy đủ, điều kiện làm việc và sức khỏe của những người tham gia giúp đỡ kém, và thậm chí cái chết của một số vị tăng.
39. Ngay cả Đức Phật cũng khó mà giữ được tất cả mọi người ở một cấp độ [tâm linh] cao. Không có gì để nghi ngờ về điều đó vào lúc này, vào thời đại suy thoái, thời đại đen tối này. Thật ra, chính Guru Rinpoche đã dạy: "Không phải thời gian đang thay đổi, mà chính con người đang thay đổi." Theo Thầy, sự thật là khi tâm con người điên cuồng chạy theo dục lạc thì mọi thứ sẽ thành một mớ nát bét và hỗn loạn, không còn kỉ cương, phép tắc gì nữa.
40. Đã có nhiều câu chuyện đáng buồn về việc các thành viên Tăng đoàn vi phạm samaya với nhau, gây bất hòa và tranh đấu, giành giật giữa Tăng đoàn về tiền bạc hoặc tài sản. Một vị tăng làm nghề kinh doanh, sống gần chúng tôi, đã đánh thuốc mê cho đối tác làm ăn của mình. Vị tăng sau đó dùng dây siết cổ đối tác. Không những vậy, do không thể ném xác bạn làm ăn xuống sông, anh ta chỉ để cái xác trên cầu. Bây giờ vị tăng đó phải ngồi tù chung thân.
41. Nhiều vị tăng, lạt ma, khenpo thích đến các thành phố lớn học tiếng Anh và tiếng Trung để có thể gặp gỡ nhiều người hơn. Họ dành phần lớn thời gian lưu lại các thành phố để nhận đồ cúng dường từ những người nhẹ dạ. Sau khi họ có đủ tiền và sau khi trải qua quá nhiều thời gian trong xã hội đầy màu sắc sặc sỡ, họ sẽ từ bỏ cuộc sống tu sĩ của mình. Có ai trong các bạn thực sự muốn hủy hoại sinh mạng của các vị tăng hay sinh mạng của Phật Pháp bằng cách đưa tiền cho họ không?
42. Điều này đang xảy ra tại các tu viện ở Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal, và khắp mọi nơi. Vì vậy, Thầy đang cố gắng kiểm soát tình hình hiện nay. Thầy e rằng cách nhìn của một số lạt ma chúng ta đối với tiền bạc có thể gây nên đố kỵ và bất hòa ngay trong chính tu viện, bởi vì khi tâm họ dính mắc vào xã hội vật chất, thì hầu như không có gì thực sự có thể giữ họ lại được nữa.
43. Nhiều người thực sự không hiểu rằng tình trạng này có thể xảy ra với các tu viện, nhưng Thầy nói với bạn là nó đã và đang xảy ra ở rất nhiều mảnh đất của Phật giáo. Thầy đã chia sẻ điều này và hỏi cách nhìn của một số đạo hữu của chúng ta, những người có tâm chí tín thành chân thật với Lamasang, với tu viện của Ngài, và với Thầy. Thầy thấy các đạo hữu đó hiểu rất rõ điều này và họ đang giúp tu viện theo cách nên làm: chỉ cúng dường cho tu viện mà thôi, để có thể phân phối công bằng và có trí tuệ. Chúng ta cần phải rất cẩn trọng. Nếu không, Phật Pháp sẽ bị hủy diệt giống như ở Ấn Độ. Ở đó, Tăng đoàn đi lạc hướng và trở nên vô dụng, do không có các quy chế đúng đắn, do thiếu hiểu biết chân thực và đạo hạnh kém, và [tình trạng này] nặng tới mức Phật Giáo đã chết ở Ấn Độ.
44. Nếu các thành viên Tăng đoàn làm bất cứ điều gì họ muốn mà không nghĩ đến giới luật tu viện, còn Phật tử thì không quan tâm đến đạo hạnh của các vị sư - những điều này chắc chắn sẽ làm tổn hại truyền thống Phật Giáo. Vì vậy, tất cả các Phật tử phải có trách nhiệm bảo vệ truyền thống của mình và phải cố gắng hết sức để, ít nhất là, làm những việc không gây tổn hại đến bản chất truyền thống Phật Giáo - đây là giáo huấn của Đức Phật. Những giáo huấn này giúp ta vượt thoát tham, sân, si.
45. Bạn có thể làm những việc lén lút, giấu giếm được nhiều người, nhưng những hành động này không giấu được những bậc sở hữu Con-Mắt-Tuệ. Và cũng không phải những hành động ấy sẽ nằm ngoài lý nhân duyên, nằm ngoài luật Nhân Quả. Có câu nói rằng thực hiện ác hạnh một cách lén lút, phá vỡ giới nguyện, hoặc bị coi thường do không đáng tin cậy trong việc giữ samaya của mình thì cũng giống như ăn thức ăn ngon tẩm thuốc độc.
46. Thầy là Đạo sư chính ở đây, và mọi người đều nghĩ rằng Thầy có hầu như tất cả mọi thứ. Chắc điều đó không đúng. Ví dụ, một trong những vị Tulku ở tu viện chúng tôi luôn đi đây đi đó, bỏ bất cứ thứ gì kiếm được vào túi, vì vậy vị đó sở hữu hơn 100 triệu nhân dân tệ (ước tính hơn 350 tỉ Việt Nam Đồng) tiền tiết kiệm và tài sản; thế nhưng vị đó có vẻ như rất ít ham muốn vì không có ô tô, không sử dụng những thứ đắt tiền. Vị đó nói với mọi người rằng: “Tôi thích truyền thống Trung Hoa: tích trữ càng nhiều của cải càng tốt qua nhiều thế hệ.” Anh ta công khai điều này với mọi người. Tương tự như vậy, ở khắp mọi nơi, người ta đang cố tích giữ rất nhiều [của cải] cho mình, không bao giờ ngơi nghỉ, luôn chạy lòng vòng đó đây để kiếm được nhiều hơn.
47. Vào thời Đức Phật, chư tăng phát hiện hàng trăm kí vàng trong căn phòng được sử dụng bởi một vị sư thuộc một trong sáu giai cấp bất đồng chính kiến với Đức Phật, kẻ gây hại trong Tăng đoàn - Charka. Anh ta luôn bận rộn gì đó nên không có thời gian để tham dự các hoạt động của Tăng đoàn. Anh ta qua đời như một kẻ phá vỡ giới nguyện và hủy hoại thanh danh của Đại Tăng Già (Great Sangha) bởi mắc rất nhiều sai phạm phản lại Giáo Pháp và truyền thống.
48. Điều phổ biến là thiên hạ, theo khuynh hướng tự nhiên, thích của cải và tiền bạc, rốt cuộc ai ai cũng bị cuốn vào các hoạt động luân hồi, thế tục. Vấn đề chính là ở chỗ những tu sĩ có hành vi sai trái này có thể dẫn người khác đi theo con đường sai lạc. Nguồn hạnh phúc của tất cả chúng sinh, lợi lạc to lớn cho tất cả sáu cõi, và tâm yếu của Đức Phật là cam lồ Pháp. Nhưng cam lồ Pháp đó sẽ chết sớm nếu mọi thành viên Tăng đoàn đều bị cuốn vào các hoạt động thế gian.
49. Đức Phật nói rằng giáo lý của Ngài, hay Phật Giáo, sẽ bị hủy diệt bởi chính các đệ tử của Pháp, và Tăng đoàn sẽ bị tiêu diệt bởi sự lăng xăng, bận rộn với của cải, vật chất, với các pháp thế gian. Vì vậy, các vị lạt ma có trách nhiệm bảo vệ và truyền bá giáo lý của Đức Phật phải dạy cho tất cả các thành viên trong Tăng đoàn tầm quan trọng của việc tu hạnh tri túc, để họ dành thời gian cho Giáo pháp và thời gian cho bất cứ những gì họ thực sự cần để nghiên cứu và thực hành. Cần có cách hiểu đúng đắn rằng không phải Thầy không có gì làm ngoài việc quan sát những hành vi sai trái của các vị tăng, hoặc Thầy chỉ trích họ để giải khuây; và cũng không phải Thầy sẽ hư tổn địa vị nếu họ giàu lên; vấn đề là tính thanh tịnh và lực gia trì của Giáo lý Phật đà sẽ bị mất, vẻ phong phú, đa dạng và những nét tốt đẹp của truyền thống Phật Giáo sẽ bị hủy hoại, nếu chúng ta quên giới nguyện Samaya của mình. Trên thực tế, không ai thực sự có khả năng thành tựu đồng thời cả Pháp Phật lẫn pháp thế gian, bởi vì sự thành công của các pháp thế gian hủy diệt Giáo Pháp, vì vậy chúng ta nên chỉ tập trung vào Đạo Pháp mà thôi.
50. Hầu hết mọi người ở khắp mọi nơi, kể cả những người theo đạo Phật, đều tốt. Họ tốt bởi vì họ đang cố gắng tuân theo và tôn trọng truyền thống văn hóa, tâm linh của họ. Nhưng, tất nhiên, có một số vấn đề ở khắp mọi nơi, kể cả trong các tu viện. Có thể một số cá nhân không thực sự cố ý hoặc không muốn tạo ra vấn đề, nhưng họ có thể không biết cách kiểm soát bản thân, hoặc họ vẫn đang trong quá trình thay đổi bản thân. Chính vì vậy, chúng tôi phải cố gắng giáo dục hoặc nhắc nhở họ đi theo đường đạo một cách liên tục và nhất quán.
51. Chừng nào chúng tôi còn nỗ lực giáo dục họ thường xuyên và họ cố gắng nghe lời, thì luôn có nhiều hi vọng để sửa mọi thứ thành tích cực. Nếu chúng tôi mất đi kham nhẫn và không lãnh đạo hoặc chấn chỉnh [tình trạng này] được thì mọi thứ sẽ tiến triển theo chiều ngược lại.
52.
Samaya với Lamasang53. May mắn là Thầy thấy rằng hầu hết mọi người chúng ta khá ổn định trong mối liên hệ nghiệp của họ với Lamasang và với Thầy. Thầy có thể nói với các bạn rằng tâm tín thành ổn định và vững chắc là phẩm tính mạnh mẽ nhất để đưa ta đến với đại an bình, ưu việt hơn bất kỳ phẩm tính nào khác. Lời khuyên của Thầy dành cho các bạn, những người tự cho mình là đệ tử tín thành của Lamasang, là nên ghi nhớ những gì Ngài đã nói với chúng ta, điều gì thực sự khiến Ngài hạnh phúc. Chúng ta có thể tưởng rằng tiền là cái tối thắng khiến Lamasang hạnh phúc, bởi ta có thể tưởng rằng Ngài thích tiền. Thực ra, tiền bạc đối với Lamasang chỉ là món đồ chơi hoặc là tờ giấy, và Ngài không bao giờ giữ tiền cho riêng mình. Lamasang có thể đã lấy tiền từ [túi] bạn, nhưng Ngài không lấy nó ra cho riêng mình, mà chỉ để sửa thói keo kiệt, bủn xỉn của bạn và sử dụng nó ở những nơi thực sự cần thiết.
54. Chúng ta có thể sắp xếp tất cả lời dạy hay ước nguyện của Lamasang dành cho chúng ta thành ba loại: (1) có tín tâm bất thối chuyển, (2) có tâm bi mẫn, và (3) an trụ trong Phật tính của mình. Nếu xem các video Lamasang giảng Pháp ở Mỹ thì có thể thấy Ngài luôn nói: cần phải nuôi dưỡng tín tâm để thấy Guru của mình là Phật, vì chỉ bằng cách này ta mới có thể đạt Phật quả.
55. Nếu bạn đang làm những việc khác với điều Lamasang đã dạy, thì bạn nên xem xét lại các hành vi này và sửa đổi trình độ tín tâm của bạn. Vì Ngài luôn chăm lo cho các bạn rất nhiều. Lamasang luôn muốn bạn ở bên cạnh Ngài, gần sát bên Ngài, chứ không phải ở đâu xa tắp. Giới nguyện Guru-đệ tử này được gọi là Samaya. Nếu Samaya của ai đó không thanh tịnh thì sẽ không có kết quả gì cả, cho dù người có đó chạy rong ruổi quanh thế giới cả triệu lần.
56. Thực ra, tu đạo đơn giản nếu bạn giữ nó đơn giản, nhưng bạn có thể làm cho nó thành phức tạp bởi do tâm tham của bạn; và khi đó chỉ xem nó như một trò giải trí, một show trình diễn. Nếu bạn có đủ lòng tin vào sự tu hành của mình, thì mọi thứ đều đẹp, bình yên, và tĩnh lặng. Không chỉ Lamasang và Thầy nói điều này, mà tất cả các bậc đạo sư [đều nói vậy]. Các Ngài đòi hỏi lòng tin mạnh mẽ, chân thật và không thối chuyển vào Guru, vào sự thực hành Pháp và dòng truyền thừa. Vì vậy, tất cả các bạn cần phải giữ tâm bình tĩnh, ổn định và tập trung giải bài tập về nhà do Lamasang giao cho các bạn.
57.
Lòng biết ơn đối với Tăng đoàn58. Thầy rất biết ơn tất cả những ai là học trò tốt của Lamasang và tất cả những người đã giúp đỡ và hỗ trợ Thầy từ khi Lamasang ra đi cho đến bây giờ, và có thể trong tương lai nữa, cũng như sự hỗ trợ các bạn dành cho Tăng đoàn và dành cho từng phần của tu viện mà Thầy đang duy trì. Với sự hỗ trợ này, Thầy đã có thể lo được nhiều thứ, bao gồm chi phí sinh hoạt căn bản cho tăng đoàn, học viên trường dạy nghề, nhân viên, người nghèo, người già và bản thân. Thực tế, Thầy sẽ khó thực hiện nhiều hoạt động và Pháp sự có ý nghĩa, những gì vốn là đối tượng tích tụ công đức, nếu không có sự hỗ trợ của các bạn.
59. Nguyện tất cả các bạn và chúng sinh hữu tình đạt được cảnh giới vô duyên từ bi, đại an bình, tự nhiên vô tác không thể nghĩ bàn, mà không gặp bất kỳ một chướng ngại nào.
Hungkar Dorje Rinpoche
Vườn Thành Tựu của Đại Mật Điện
Việt dịch: Lotsawa (Hiếu Thiện), tháng 1, 2021._______________________
i Rinpoche giải thích về ý này: "That means all donations use on the purposes and I give away things belong to me ok!" (Câu này có nghĩa là [cho đi] tất cả cúng dường có mục đích và Thầy cho đi những thứ thuộc sở hữu của Thầy.)Our Samaya With Lamasang
From Hungkar Dorje Rinpoche
January 15, 2021Dear Dharma Friends,
1. I hope everything is going well for everyone, even though Covid-19 has been very dangerous for people's precious lives. Over 2 million people have lost their lives in the world and still it is dangerously and quickly spreading. It has not only taken away people's lives, but, also, it has been a big problem for the economy, all over the world.
2. Everyone has heard, maybe too many times, about the teachings on the difficulty of finding and obtaining the freedoms and endowments of a human life and the teachings on impermanence. But this disease has been an inescapable teaching that has really shown us impermanence.
3. Human life is difficult to obtain but easy to destroy. Even these very small viruses can destroy our lives. Therefore, we shouldn't be arrogant or egotistical because nothing really belongs to us permanently, only the mind. Yet we have traveled since beginningless time with our minds without examining whether what we pick up from our mind stream is valid.
4. We have become lax, by following after our mind without examining and without understanding its nature. So, we become more ignorant, more attached, very angry, arrogant, jealous, and very willful, but in the end just willful and angry. We still need to seek greater wisdom and peace, in order for our lives to be happier. People, including us, try everything possible to attain happiness, and we even try practicing the Dharma to feel some peace but oftentimes we fail badly.
5. I call out to you so that you may better understand my history with our beloved Lamasang; the commitment to the Dharma he instilled in me; my responsibilities to the monastery he built and the Sangha he assembled (specifically, monks, nuns, and yogis, not lay people here); the responsibilities of you yourselves as sangha; and your samaya with Lamasang and with me.
6. Lamasang had two main wishes and dreams for his life: bringing peace and happiness to people through his discoveries of his treasures (termas), and reassembling the Sangha to spread the Dharma through building the monastery. He accomplished both after he tried very hard and had gone through countless difficulties. When Lamasang had much greater income, he was very generous and he gave everything away except some Dharma tools and statues. Lamasang officially gave me his damaru and bell, which were originally given to him by Akong Khenpo, and were very valuable. Akong Khenpo was one of his main teachers. Other than those two things, he didn't give me any things that really belong to me, but he passed along many things to me to maintain, and keep for the monastery and its history.
7. Lamasang was the main teacher and the most important root guru for me and the Sangha here. He left many good seeds in us, such as our propensities for right actions according to the Dharma he taught us. He gave us feedback that helped us change. Specifically, his compassionate and generous activities changed me a lot. Lamasang himself wished for and required that I be the 10th throne holder and the head of this monastery because I was recognized as the fifth emanation of Do-Khyentse Yeshe Dorje, the original founder of this monastery. For me, the only option is to try my best to follow his instructions and to lead the Sangha as best as I can. The responsibilities Lamasang laid on my shoulders can be reduced to keeping the Sangha harmonious and making sure they are moving in the right direction by thoroughly learning, contemplating, and practicing real Dharma.
8.
Motivation, Understanding, Responsibilities9. For us, Lamasang is everything. This is the 11th anniversary of Lamasang's departure for Nirvana and the 11th year that I have had responsibilities as the main Dharma teacher, main financial sponsor, main educational leader, and central contact for the outside world for the monastery. In fact, I am not very supportive or helpful to my 80 year-old mother, Amala, and my extended family members. But I am very supportive of the monastery because if the sangha follows Buddha's path, Lamasang's wishes come alive.
10. This is the 11th winter retreat since he left us physically. I am giving the six Bardo teachings, and hundreds of people are attending faithfully and happily. What I have been doing and how I have been doing it has been my offering to our unsurpassable guru Lamasang. I am inviting you to join me in this offering.
11. The number of practitioners in the sangha has increased since Lamasang passed away. Also, we have built more retreat centers to practice Dzogpa Chenpo, the Great Perfection. The first group of three-year retreatants just came out last month, and now the new group has begun their retreat. There are 26 people in the Dzogpa Chenpo retreat, and 16 people in the Vajra Kilaya and Black Wrathful Vajra Yogini retreats.
12. The three education facilities, the Dharma school at the monastery for the monks, the yogi center for the yogis, and the center for the nuns at the nunnery are all doing well. They have been very successful in producing well educated monks, yogis, and nuns. Our level of study is at the top for all the monasteries in the Golog region, maybe for most monasteries in Tibet.
13. These are successes that we really want to see. This kind of success is important at the monastery because it's a Buddhist monastery. This is why Lamasang, who really hoped for this community to be successful on the path, passed this responsibility on to me.
14. All these great results did not come from nothing or wrong causes. They came from genuine understanding, deep wisdom, pure devotion, and the diligence of the Great Sangha, which has been practicing little attachment and great contentment.
15. The word “contentment” doesn't seem to fit for people like me and other so called “high lamas”, tulkus, or khenpos either. In fact, it fits almost no masters from any of the Buddhist traditions. Who would be the best example of being a contented dharma practitioner? Of course, the great Tibetan yogi Milarepa, and there were others, too, in the past.
16. Do I, Hungkar Dorje, practice contentment at all? The answer is, of course, yes. I have been trying to practice it and will continue to practice it, although I have many, many articles that are, on a scale, more substantial, bigger, and expensive. Oh, then how do you practice contentment while you possess so much, you might ask. I will explain how I deal with all these things exactly, okay? Since the departure of Lamasang, when I began to change into an administrative role and focus more on finances, materials, and operations at the monastery, with my small understanding, I began to see the actual impermanence of things.
17. People usually offer gifts to me to pray for something, to do phowa for someone, or to do something else. The offerings to me, to say some prayers, are different from donations, because there are two different purposes involved. Donations for my projects do not really belong to me because they are for the projects. Offerings or gifts given to me to pray for something, or someone, by myself, belong to me because I fulfill whatever is requested. Therefore, I make sure that all donations are used for the project, but I use the gifts that people offer to me for prayer for myself.
18. Not only do I use income, from donations for their intended purposes, but I also give most of the things that belong to me, including monastic robes and clothing, to the Sangha and lay people who need them. I give away thousands of pieces of clothing, Buddha images and donated gifts every year. Traditionally, these kinds of things are sold, but I always give them away.
19. I have been keeping the tradition of treating and helping the sick established by my lord, father, and kind guru, Lamasang. For his entire life, Lamasang was famous for treating sickness, disease, and mental illness and giving Tibetan medicine away for free. I continue this virtuous activity by making thousands of doses of Tibetan medicine and giving them away to people. Since Lamasang left this earth, I and the monks, yogis, and nuns have been making 73 different kinds of Tibetan medicine, which, I'll tell you, is a lot of work. We made 8000 pounds of medicine this year and they are not cheap to make.
20. I offer twenty to thirty tons of food every year to the Sangha and the poor. Each year, it takes five to ten million yuan to build things the monastery needs, like monks' rooms or other facilities, and repair of the temples and stupas. In addition, I sponsor the five major prayer festivals at the monastery and winter retreat teachings, as well as the Hungkar Dorje vocational school with over 600 teachers and students. There is not much of anything left at the end of the year.
21. The place where I live is actually a temple that was in the monastery. There, I have placed many Buddha statues, thangkas, and offering materials for the images of The Three Roots. If this place weren't in the monastery, I wouldn't have these many images or Dharma supports and tools there. Everything of mine will be kept in the monastery forever. In fact, I am not someone who has a very high income, compared to some others. This is because I am a small Rinpoche, with a small amount of intelligence for both the Dharma and worldly dharma. Even more, I did not come from wealth, mine was not a family where money was handed down from one generation to the next. When he was very young, Lamasang was a beggar, actually. Then he became a lama and received offerings, but he lost everything three times. Lamasang never gave me any money I started from having nothing.
22. I believe that I have created some special karma with this monastery that has taken my energy, time, consideration, and wealth. Although this has required everything of me, as long as the Sangha is taking steps on the pure path, I think the appearance of my life is useful and meaningful for both me and the monastery. I have been reducing my participation in many activities that can bring income to me, in order to have more quiet time to practice the Dharma. That is because only time can give me the opportunity to improve the level of my practice. Less involvement with so many activities gives me a clear mind to focus on the Dharma instructions. Therefore, I have reduced my travel a lot so I can read Dharma books and meditate more.
23. In the past, I traveled all over the world and was out of the monastery for around six months a year. My travel was like Lamasang's, but since his pari- nirvana I have been staying in the monastery around ten months a year. For me, it was a choice between creating more income, or devoting my precious time to practice, so I chose less income and more time for Dharma practice. This is a way for me to practice contentment; otherwise, I could become a huge hoarder.
24. Trying to release everything that I receive is a way for me to practice contentment. If there is nothing, then I am less likely to attach to pleasures. Of course, resolving to reduce attachment is easy, but giving away all objects of pleasures you own, actually, is a powerful way of abandoning your attachment, because the time that you are really attached to the objects of pleasure is when you are holding them.
25.
Responsibilities of the Sangha26. The responsibilities Lamasang laid on my shoulders are, keeping the Sangha harmonious and making sure that the Sangha is moving together in the right direction by thoroughly learning, earnestly contemplating, and conscientiously practicing real Dharma. Maybe, I am known as very direct, very provocative or critical, but I do things that reflect, and say things that are, definitely heartfelt and well-intended advice, for people who listen.
27. Generally, people recognize a monastery by its physical appearance and celebrated symbols such as temples or stupas. For example, the Mahabodhi temple is the well-known symbol for Bodhgaya in India, and the Great Stupa for World Peace is the distinctive symbol for our monastery.
28. What makes a monastery a monastery? The physical representations of a monastery are only symbols. A dynamic administrative system and a positive environment for learning, contemplating, and meditating are the sources and the heart of an authentic monastery, which make the place a real Buddhist monastery.
29. Our beloved and most kind teacher, Lamasang, built many symbols of the Buddha's enlightened body, speech, and mind, in the form of temples, stupas, and practice facilities. But, for him, these were not the things that make a monastery a real monastery. It was his teachings and the establishment of an educated, diligent Sangha that studies, contemplates, and meditates on the Dharma, following the established paths of this lineage that are the main factors making this monastery a real monastery. This was the main purpose for Lamasang being reborn here, in this particular place.
30. If there is no vital Great Sangha ornamented by the three trainings, the monastery is only a tourist site, or perhaps a business center, which no one wishes the monastery to become.
31. The essence of Lamasang's wishes and teachings for all his students or Sangha, specifically the monks, nuns and yogis here in this monastery, is for everyone to try their very best to have little attachment and to practice diligently in the monastery, and as much as possible not to be running around with unfocussed body, speech, and mind.
32. However, many monks, including some older ones and some of Lamasang's own attendants drifted away, through lack of inhibition or careless behavior toward the path of worldly dharma, and became distracted by materialism. This happened during ten years when Lamasang was either busy traveling or not as energetic as he usually was due to sickness. It took me many years to teach Sangha members to understand what conduct is not on the path and what is. I have sincerely tried to teach them by changing my own behavior, making it as correct as possible. Their understanding is much greater now than then. I took the responsibility to teach by example and lead the Sangha and the lay people. Of course, it doesn't mean that everyone is perfect now. There are still some Sangha members who can't abandon extreme self-centeredness. They contaminate the ethos of the monastery, destroy reputations, and discourage earnest Dharma practitioners. But always someone supports them to go on this way, and they get what they want.
33. He would have cried or scolded us if he saw that a monk was involved in such inappropriate ways of being like wandering around and hanging out with tourists. That is because he cared so much about the Buddha's teachings. So much, that he was willing to give up his life for the Buddha and the Dharma.
34. My lord father, Lamasang, used to tell us about how poor he was. For example, one time he didn't have any money to buy food, so he went around asking to borrow 12 yuan from his friends, including my mother's brothers, but no one lent him anything. We were really, really poor when I was small. Actually, we didn't know what was poor or rich, because everyone was poor in our area. If we look back now, we had no possessions, but luckily we had something to eat. Not only were we poor by not having things, but we were poor by not knowing things also. For example, nobody knew that corn and beans were food for people. They thought they were only food for horses.
35. My father, Lamasang, was put in prison three times, and he lost all he had because everything was taken. When people's turn of mind goes bad, they can go very bad. Those people who took my father to the jail were so mean, so awful. When they came to get Lamasang the last time, they took everything there was in the tent. Then they destroyed all the other things. For example, to harm us, they mixed rice, flour, tea, and barley together in the dust, so that we couldn't eat them anymore. Our beloved Lamasang was taken somewhere on a horse. There was no way to get information about him unless he sent word by messenger to Amala, as he had done before. We had nothing to eat other than the little food that was thrown on the ground and mixed with the dust. With tears in her eyes, Amala tried to separate the food on the ground from the dust so she could feed us.
36. Lamasang was released in 1977, and he immediately tried to get together with his students to give teachings. Although everyone was very scared of coming together under the strict rules in that rough time, he called them anyway. Of course, there were no houses so he made a big tent for people to practice in or to pray together. It was not only about having not enough money, it was also difficult to even find the material to make the tent.
37. We ourselves had one garment each made from wholly sheep's hide, which we wore for many years, without shirts or pants. We had only traditional boots in the winter, but mostly went bare-foot for many months of the year. Of course, we had no socks, no pants, no toothbrush, toothpaste, or regular shoes. We only had some simple boots that Amala made by herself. I remember I had vegetables the first time when I was a teenager, which my father got when he visited someone in the county seat. When I was around thirteen or fourteen, I asked him to buy a very small toy for me that cost less than one yuan, and he did not, and I cried unconsolably. Now I understand that during that time my lord father Lamasang had very little money.
38. Lamasang was skillful and powerful. Local people respected him, served him as much as they could, and offered him pretty much what he needed to start to build the monastery. But because the whole area and everyone in it was poor, he still had many difficulties, such as financial problems, pressure from police, competition from others, lack of proper building materials, inadequate supplies, poor working conditions and health of those helping, and even deaths of some monks.
39. It was hard even for the Buddha to keep everyone on an elevated level. There is no question about that now in this time of degeneration, an age of darkness. In fact, Guru Rinpoche said, “It's not that times are changing, but actually people are changing.” I think it's also true that when people's minds go after pleasures crazily, everything is a big, chaotic mess, without rules.
40. There have been many sad stories about Sangha members' broken samaya with one another, causing disharmony and fighting in the sangha over money or properties. A monk involved in business who was living near us slipped a sedative to his business partner that put him to asleep. The monk then strangled the business partner with a rope. Not only that, but unable to throw his partner's body in the river, he just left his body on a bridge. Now that monk is in jail for life.
41. Many monks, lamas, and khenpos like to go to big cities to study English and Chinese so they can meet more people. They spend most of their time in cities taking offerings from unaware people. When they have enough money and after they spend so much time in the colorful society, they will give up their monk's lives. Do any of you really want to destroy lives of monks or Dharma lives by giving money to them?
42. This is happening in monasteries in Tibet, India, Nepal, and all over. Therefore, I have been trying to control this kind of situation. I am afraid that the way some of our lamas look at money may cause envy and disharmony in the monastery because when their minds are attached to material society, then almost nothing can really hold them back.
43. Many people really don't understand this kind of situation can occur in monasteries, but I tell you it has happened and is happening in a lot of Buddhist places. I have shared this and asked some of our Dharma friends, who are very sincere in their devotion to Lamasang, his monastery, and to me, for their understanding, and I see them understand very well and doing things for the monastery as they should be done by giving donations only to the monastery for fair and wise distribution. We need to be very careful; otherwise, the Dharma will be destroyed like it was in India. There, the Sangha went astray, and became useless, due to the absence of proper rules, lack of genuine knowledge, and poor conduct, to the extent that Buddhism died in India.
44. If the Sangha members do whatever they want without thinking of monastic discipline and the Buddhist people don't care about the conduct of monks, it will certainly hurt the tradition of the Dharma. Therefore, all Buddhists have a responsibility to protect their own tradition and try their best to do things that at least don't hurt the essence of the Buddhist tradition, which is the teachings of the Buddha. These teach how to be free from attachment, anger, and ignorance.
45. Maybe you do things that can be hidden from many people, but these things are not hidden from those with wisdom-eye, nor do these actions occur outside the law of interdependence or the rule of cause and result. It is said that performing unvirtuous actions secretly, having impure samaya, or being disrespectful through unreliability in one's samaya, is like enjoying delicious poisoned food.
46. I am the principal Lama here, and everyone thinks that I have the most of everything. Maybe, it's not true. For example, one of the Tulkus from our monastery is always going somewhere, putting anything he finds in his pocket, so he possesses over 100 million of yuan in savings and properties, and he has the appearance of having very little desire because he has no cars, and does not use expensive things. He tells people that “I like the Chinese tradition that keeps as many goods as possible for generations.” He openly proclaims this to people. Likewise, everywhere, people are holding onto so much for themselves, never resting, always running around to acquire more.
47. In the Buddha's time, monks found hundreds of kilos of gold in the room that was used by a monk who was in one of the Buddha's six dissenting classes of monks, the big troublemaker in the Sangha, Charka, who was always busy doing something so he had no time to attend the activities of the Sangha. When he passed away, he was not observant of the monastic disciplines or the rules and had destroyed the good reputation of the Great Sangha by making a lot of mistakes that were contradictory to the doctrine and system.
48. It's common for people to naturally like goods and money, and everyone falls into samsaric or worldly activities eventually. The main problem is that these misbehaving monks can lead others to the wrong path. The source of happiness of all sentient beings, the great benefit for all six realms, and the heart essence of the Buddha, is the nectar-like Dharma. But it will soon die if all the Sangha members are consumed by worldly activities.
49. Buddha said that his teachings, or Buddhism, will be destroyed by its own disciples and the Sangha will be destroyed by busyness for material things or worldly dharma. Therefore, the lamas who have responsibilities to protect and spread Buddha's teachings, must teach all Sangha members the importance of practicing contentment, so they can have time for the Dharma and time to provide anything they really need to study and practice. The correct understanding is not that I have nothing to do but observe the misbehavior of monks, or criticize them so as not to be bored, nor that I lose my position if they become wealthy, but rather that the purity and the blessing of the teachings of Buddha will disappear, the richness and goodness of the Buddhist tradition will be destroyed if we forget our samaya. Actually, no one really has the ability to accomplish both the Dharma and worldly dharma(s) simultaneously because the accomplishment of worldly dharma(s) destroys the Dharma, so we should focus on the Dharma.
50. Most people everywhere, including Buddhist followers, are good. They are good because they try to follow, respectfully, their spiritual or cultural traditions. But, of course, there are some problems everywhere, including in monasteries. Maybe some individuals don't really mean to or want to create problems, but they may not know how to control themselves, or they are still in the process of changing themselves. So, we have to try to educate or to remind them to follow the path continually and consistently.
51. As long as we try to educate them regularly and they try to listen, there is always a great chance to make everything positive. If we lose patience to lead or to correct, everything will go in the opposite direction.
52.
Samaya with Lamasang53. Fortunately, I see that most of our people have been pretty stable in their karmic connection with Lamasang and with me. I can tell you that stable and firm faith is the most powerful trait in bringing oneself to great peace, more than any other trait. My advice to you, who consider yourself Lamasang's devotees, is that you should remember what he said to us, what truly makes him happy. We may think money is the best thing that made Lamasang happy, because we may think he loved money. In fact, money was just a toy or just paper for him, and he never kept money for himself. He may have taken money from you but he didn't take it for himself, only to break your habit of stinginess and to use it where really needed.
54. We can arrange all his teachings or wishes for us into three categories: (1) to have unchangeable faith; (2) to be compassionate; and (3) to remain in the state of one's own Buddha nature. Having watched some videos of him giving teachings in the US, one observes him repeatedly saying you should develop your faith to see your guru as Buddha because only in this way can one achieve Buddhahood.
55. If you have been doing something differently from what he taught, then you should consider your behavior and adjust the level of your devotion. Because he cared about you so much. Lamasang always wanted you beside him and close to him and not stretched too far away. This student-teacher commitment is called samaya. If one's samaya is not pure, there will be no results, even though one runs around the world millions of times.
56. Actually, dharma practice is simple if you keep it simple, but you can make it complicated due to your desire and then just see it as good entertainment, a show. If you have enough belief in your practice, then everything is beautiful, peaceful. and quiet. Not only Lamasang and I say this, but all the masters. They require strong, genuine, and unchangeable faith in the guru, practice, and the lineage. Therefore, you all should stay calm, stable, and focused on the homework given to you by Lamasang.
57.
Appreciation for the Sangha58. I am very grateful for all who were good students of Lamasang and all who have been helpful and supportive of me from the time Lamasang departed until now and maybe into the future, too, and for the support given to the Sangha and every part of the monastery that I maintain. With this support, I have been able to take care of many things, including the basic living expenses for the sangha, vocational school students, staff, poor people, elderly people, and myself. In fact, it would have been difficult for me to have undertaken many meaningful events and activities that have been objects of merit without your kind support.
59. May all of you and all other beings obtain unconditional love and peace, and the inconceivable natural state of the mind without any obstacles.
Hungkar Dorje Rinpoche
Siddhi Garden of the Great Secret Place